Những thế võ của Tổng thống Putin trên chính trường
“50 năm trước, đường phố Leningrad đã dạy tôi một quy luật: trong tình huống không thể tránh đánh nhau thì anh phải là người ra cú đấm đầu tiên” – Tổng thống Nga Vladimir Putin kể lại.
Ông Putin đeo đai đen môn Judo, bậc đai cao nhất – Ảnh: Reuters
Ra đòn
Cái đai đen judo dường như đã giúp Tổng thống Putin phát huy công dụng đáng kể trên chính trường. Ra đòn nhanh, chuẩn xác và bất ngờ – điều Putin đã học được trên sàn đấu võ cũng được ông áp dụng triệt để trên chính trường.
Cú ra đòn quá nhanh ở Ukraine, dẫn đến vụ sát nhập Crimea vào Nga năm 2014; sau đó là cú đấm bất ngờ ở Syria năm nay khiến cho thế giới phải ngỡ ngàng.
Những cú ra đòn kinh ngạc đó đều nằm trong tham vọng mà ông Putin, năm nay 63 tuổi, chẳng hề giấu giếm: khẳng định lại vị thế của Nga trên chính trường quốc tế sau nhiều năm bị Mỹ và các đồng minh NATO lấn lướt. Hồi năm 2005, ông tuyên bố sự sụp đổ của Liên Xô “là thảm họa địa chính trị tồi tệ nhất trong thế kỷ 20″.
Đấm trước
Khoe cơ bắp và khoe tài bơi bướm – Ảnh: Reuters
Cậu bé Putin lớn lên tại một khu lao động ở Leningrad (nay là St. Petersburg), thường xuyên bị những chú nhóc to con hơn, mạnh khỏe hơn bắt nạt. Thế là Putin quyết định đi học judo, môn võ thiên về “nhu” hơn là “cương” nhưng các đòn tấn công cũng cực kỳ lợi hại.
Hồi tháng 10 qua, ông tuyên bố: “50 năm trước, đường phố Leningrad đã dạy tôi một quy luật: trong tình huống không thể tránh đánh nhau thì anh phải là người ra cú đấm đầu tiên”. Đó là lúc ông đang nói về việc bất ngờ đưa quân sang Syria: phải đấm khủng bố trước, không đợi cho đến lúc chúng tấn công ở Nga rồi mới ra đòn.
Video đang HOT
Vị tổng thống Nga không ngại dùng cả những ngôn ngữ của “đường phố Leningrad” ngày nào khi nói về những cú đấm mạnh mẽ của mình. Đề cập đến chiến dịch truy quét các thành phần nổi dậy chủ trương ly khai ở Chechnya, ông Putin bảo sẽ truy quét tới cùng lực lượng này, “ngay cả trong toilet”.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Kim Jong-un, người làm thay đổi bộ mặt Triều Tiên
Giữa nhiều lời đồn đoán và hình ảnh thiếu tôn trọng từ phương Tây, không thể phủ nhận lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vẫn là nhân vật cực kỳ đặc biệt trong chính trường thế giới.
Lãnh đạo trẻ Kim Jong-un của Triều Tiên luôn là mục tiêu "săn đuổi" của báo chí quốc tế - Ảnh: Reuters
Kế nghiệp người cha quá cố Kim Jong-il trong vai trò lãnh đạo và là Tổng tư lệnh tối cao quân đội CHDCND Triều Tiên khi tuổi đời chưa quá 30, ông Kim Jong-un bị báo chí phương Tây và Hàn Quốc "khai thác" bằng rất nhiều những câu chuyện khó phân biệt đúng - sai.
Bất luận thế nào, cuộc đời của ông Kim Jong-un cũng phải đấu tranh từ khi còn rất trẻ, và thành - bại của một dân tộc đang đặt vào vị lãnh đạo này.
Cầm quyền giữa muôn trùng khó khăn
Ở một đất nước gần như mọi thông tin đều hạn chế lọt ra ngoài, chuyện đúng - sai về chính quyền Triều Tiên dưới thời ông Kim Jong-un cũng khó xác nhận, tương tự những gì đã chứng kiến dưới thời ông Kim Jong-il và ông Kim Il-sung. Tuy nhiên có thể nói ông Kim Jong-un đặc biệt gặp nhiều thách thức lớn hơn trong thời đại này.
Đứng sau cái bóng của cha ông, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nắm quyền trong một bối cảnh xã hội phức tạp, với những thách thức khác biệt so với thời trước - Ảnh: Reuters
Kiểu tóc của ông Kim Jong-un quá ngớ ngẩn? Ông bị bệnh gút vì mê phô-mai Thụy Sĩ? Ông là một thần đồng với những khả năng siêu phàm phi lý? Ông đã xử tử chú của mình?
Đây chính là thách thức đầu tiên của ông Kim Jong-un trong thời đại bùng nổ thông tin. Bất chấp theo những báo cáo của Reuters gần đây, Bình Nhưỡng đã sở hữu nhiều điện thoại thông minh sử dụng mạng nội bộ intranet (thay vì internet toàn cầu), không thể phủ nhận người Triều Tiên đã có nhiều cách thức giao tiếp, truyền tải thông điệp cho nhau hơn. Đây sẽ là cơ sở cho những thông tin không kiểm chứng đưa vào Triều Tiên, và sẽ nguy hiểm nếu đó là tin tức do phương Tây và Hàn Quốc phát tán.
Những thách thức này lại đến trong lúc Kim Jong-un phải nắm quyền ở độ tuổi quá trẻ.
Thứ nhất, ông sẽ không tránh khỏi "lời ra tiếng vào" từ truyền thông quốc tế và nội bộ, bất kể việc ông nhận được "100% sự ủng hộ từ Triều Tiên" là điều hãng thông tấn nhà nước KCNA vẫn thường đưa ra.
Tiếp đến, việc ông Kim Jong-un lên hàng lãnh đạo khi còn trẻ cũng một phần là giải pháp bất đắc dĩ của ông Kim Jong-il, người phải đến đủ tuổi mới đủ kinh nghiệm kế nhiệm Chủ tịch Kim Il-sung.
CNN là đài thường xuyên đăng tải những lời kể của "người đào tẩu" khỏi Triều Tiên về các đời lãnh đạo nước này. Trong đó CNN có bài cho rằng ông Kim Jong-un "đang đếm ngược những ngày còn nắm quyền".
Tương tự, báo Stars and Stripes (Mỹ) cũng lập luận rằng với sự non nớt trong chính trường và gách vác trọng trách quá nặng từ cha và ông nội, ông Kim Jong-un đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì quyền lực.
Người thay đổi bộ mặt của Triều Tiên
Sau nhiều tin tức ngoài lề, rốt cục báo chí nước ngoài thấy gì từ những thành tựu của Triều Tiên dưới thời ông Kim Jong-un?
Tất nhiên không phải chỉ là việc thay đổi... múi giờ. Triều Tiên vẫn được xem là một trong những nước bí ẩn nhất thế giới, nhưng sự thật rõ ràng là Bình Nhưỡng đã thay đổi rất nhiều theo hướng tích cực và "mở cửa" hơn so với trước đây.
Hãng tin Qatar, Al-Jazeera năm 2014 đã mô tả Triều Tiên từ lúc do ông Kim Jong-un lãnh đạo 2011 đã trải qua "cuộc tân trang dữ dội". Bình Nhưỡng được trang hoàng với đường phố nhiều taxi, xe buýt 2 tầng và những tòa nhà màu sắc sặc sỡ... Những thông tin này được Reuters xác nhận lần nữa trong bài đăng ngày 9.10 vừa qua, nhân việc phóng viên quốc tế được quan sát buổi diễu binh kỷ niệm 70 ngày thành lập đảng Lao động Triều Tiên.
Bất chấp sự chênh lệch giàu - nghèo giữa Bình Nhưỡng và vùng thôn quê vẫn được cho khá lớn, không thể phủ nhận những nỗ lực đổi mới của ông Kim Jong-un.
Về mặt xây dựng nguồn lực, ông Kim Jong-un được cho đã hạn chế việc tập trung quá nhiều cho quân sự như những gì diễn ra dưới thời cha và ông nội của mình.
Ông Kim Jong-un được xem là người rất chú trọng phát triển khoa học kỹ thuật, tin học - Ảnh: Reuters
Thay vào đó, những thông tin về cải tạo nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng điển hình như sân bay sang trọng tại Bình Nhưỡng cho thấy ông không hề nói suông trong quyết tâm "đưa Triều Tiên thành cường quốc kinh tế thế giới".
Trong nghiên cứu về Triều Tiên của Đại học Konkuk trụ sở ở Seoul (Hàn Quốc) năm 2012, họ đánh giá rằng ông Kim Jong-un đã có sự "cải cách" về mặt văn hóa. Theo đó, các loại hình nghệ thuật, ca hát đã thay đổi lớn và có thể gói trong 3 nhận định: Tươi sáng hơn, trẻ trung hơn và cởi mở hơn.
Trong bài phóng sự của ABC News mới đây, kinh tế Triều Tiên, ít ra ở Bình Nhưỡng đã cho thấy nhiều tín hiệu tích cực nhờ sự quan tâm của chính quyền. Đơn cử như công viên nước Munsu, một công trình hoành tráng ở Bình Nhưỡng được cho đã đón lãnh đạo Kim Jong-un đến 8 lần và thực hiện 13 điều chỉnh theo ý ông.
Thủ đô Bình Nhưỡng được trang hoàng lộng lẫy, cơ sở hạ tầng, vật chất có nhiều chuyển biến tích cực - Ảnh: Reuters
Khi nắm quyền trong tình thế cấp bách, ông Kim Jong-un trước hết đã thành công trong việc duy trì quyền lực và kế tục sự nghiệp của các lãnh đạo trước đây. Và quan trọng hơn, lãnh đạo trẻ này đã cho thấy những dấu ấn rất riêng của mình trong việc tạo ra sự "lột xác" cho kinh tế và xã hội Triều Tiên.
Bất chấp nhiều ý kiến gây tranh cãi tiếp tục được đưa ra xung quanh Kim Jong-un, điều ai cũng thấy là ông đã bắt đầu buộc truyền thông phương Tây phải công nhận những thay đổi do mình tạo ra, và lấy được một sự tôn trọng nhất định, những đánh giá công tâm hơn.
Kim Jong-un gánh vác Triều Tiên trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin và nhiều xáo trộn trên thế giới, và cũng chính ông là người thay đổi bộ mặt mới cho nước này.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Lời cảnh báo lãnh đạo về hưu ở Trung Quốc có ý nghĩa gì Tờ báo hàng đầu của Trung Quốc mới đây có hai bài viết chỉ trích các cán bộ về hưu vẫn can dự vào công việc của chính quyền, động thái được giới phân tích xem như cáo chung cho "chính trị nguyên lão" trên chính trường nước này. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) trong lần gặp gỡ các lãnh...