Những thế mạnh quân sự Nhật Bản so với Trung Quốc
Khả năng quân sự của Nhật Bản là đáng kể và không nên coi thường trong trường hợp một cuộc chiến nổ ra với Trung Quốc.
Wantchinatimes đưa tin: Chuyên gia quân sự Kazuhiko Inoue của Nhật nói rằng lực lượng phòng vệ Nhật Bản có thể chiến đấu với Trung Quốc mà không cần sự hỗ trợ của Mỹ.
Theo bài viết đăng trên Tạp chí Sapio có trụ sở tại Tokyo, Inoue nói rằng không nên đánh giá thấp khả năng quân sự của Nhật Bản trong một cuộc chiến tiềm năng với Trung Quốc. Ông cũng đặt ra câu hỏi liệu các tàu Trung Quốc được thiết kế dựa trên công nghệ mua từ Nga, Ukraine và Israel có thực sự đáng tin cậy hơn so với các tàu của Nhật. Lấy tàu sân bay Liêu Ninh là một ví dụ, Inoue nói con tàu này không có máy phóng máy bay trên boong là một điểm hạn chế.
Khả năng quân sự của Nhật Bản trên biển Hoa Đông đáng cho Trung Quốc cân nhắc. Trong ảnh là tàu chở trực thăng lớp Izumo của Nhật Bản.
Bên cạnh đó, Inoue nói rằng nếu không có đủ khả năng chống ngầm, hầu hết các tàu mặt nước của Hải quân Trung Quốc sẽ trở thành nạn nhân của các tàu ngầm tấn công lớp Soryu của Nhật khi xung đột quân sự nổ ra ở khu vực Senkaku/Điếu Ngư. Không giống như các tàu khu trục lớp Atago của Nhật, hiệu suất chiến đấu của hệ thống phòng không trên các tàu khu trục Trung Quốc còn nhiều vấn đề.
Theo Inoue, lực lượng tự vệ trên biển của Nhật (JMSDF) có hai ưu điểm so với Hải quân Trung Quốc. Đầu tiên là họ có thể nhận được sự hỗ trợ từ nhóm tàu sân bay Mỹ hoạt động trong khu vực. Thứ hai là các tàu khu trục chở trực thăng lớp Izumo của Nhật Bản chỉ ra rằng họ có khả năng để vận hành một tàu sân bay. Sau khi Nhật Bản có những máy bay chiến đấu F-35 với khả năng cất và hạ cánh thẳng đứng, các tàu lớp Izumo sẽ có thể được chuyển thành một tàu sân bay đích thực chỉ trong một thời gian ngắn. Hết trích dẫn từ Wantchinatimes.
Các chuyên gia quân sự nhận định hiện tại về số lượng, Hải quân Trung Quốc đã vượt qua lực lượng trên biển của Nhật Bản. Tuy nhiên, đó không phải là tiêu chí duy nhất để có thể kết luận khả năng quân sự của Trung Quốc vượt trội hơn khả năng quân sự của Nhật. Ngoài những vấn đề về chất lượng vũ khí như Inoue nêu ở trên, Nhật Bản cũng là nước có nhiều kinh nghiệm chiến đấu trên biển nhất ở khu vực châu Á do sự tích lũy trong Thế chiến thứ 2.
Video đang HOT
Tàu sân bay Liêu Ninh hiện là một biểu tượng đại diện cho quân sự Trung Quốc.
Ít nhất trong việc sử dụng tàu sân bay, Trung Quốc mới chỉ làm quen với việc sử dụng tàu sân bay từ hơn chục năm nay trong khi Nhật Bản đã có lịch sử nghiên cứu và sử dụng loại tàu này từ gần 100 năm nay. Từ năm 1921, Nhật Bản đã hạ thủy chiếc tàu Hosho mà theo Wikipedia, đây là con tàu đầu tiên trên thế giới được thiết kế ngay từ đầu theo mục đích là tàu sân bay.
Bước vào Thế chiến thứ II, Nhật Bản có tới 10 tàu sân bay và họ là nước có số lượng tàu sân bay lớn nhất lúc bấy giờ. Nước Mỹ ngày nay dẫn đầu thế giới về tàu sân bay nhưng thời điểm cách đây hơn 70 năm chỉ mới có 7 chiếc và nước Anh cũng chỉ có 3 chiếc. Chính những tàu sân bay Nhật đã đưa máy bay không kích vào Trân Châu Cảng khiến Mỹ choáng váng.
Hiện tại về lý thuyết thì Nhật Bản không có tàu sân bay nào. Trong biên chế của họ hiện có 3 chiếc tàu chở trực thăng gồm 2 chiếc lớp Hyuga và một chiếc lớp Izumo. Mỗi tàu lớp Hyuga dài 197m và mang được 18 trực thăng. Tàu lớp Izumo dài 248m và mang được 28 trực thăng. Nói riêng về tàu lớp Izumo, với chiều dài đó, nó tương đương với các tàu sân bay cỡ vừa. Nhật đang tiếp tục đóng chiếc tàu lớp Izumo thứ hai và dự kiến sẽ hạ thủy vào tháng 8 năm nay.
Với 4 tàu chở trực thăng, họ có thể tạo nên một nhóm tác chiến tương tự như nhóm tàu sân bay. Đó sẽ là một lực lượng mạnh và có khả năng tác chiến dài ngày để phục vụ cho việc chiến đấu ở những khu vực biển xa như Senkaku/Điếu Ngư.
Trong khi đó Trung Quốc thực tế mới chỉ có 1 tàu sân bay Liêu Ninh. Họ cũng có kế hoạch đóng thêm ít nhất 3 chiếc nữa nhưng các thiết kế bây giờ vẫn còn đang ở trên bàn giấy. Giả sử Trung Quốc bắt tay vào đóng ngay trong năm nay thì ít nhất cũng phải vài năm nữa họ mới hoàn thành và phải mất thêm vài năm để chạy thử nghiệm và huấn luyện mới đạt được sức mạnh chiến đấu hoàn chỉnh. Như vậy dù thua về số lượng nhưng khả năng quân sự của Nhật Bản cũng có những thế mạnh so với Trung Quốc.
Trần Vũ
Theo_Người Đưa Tin
Báo Nhật: Trung Quốc có thể hạn chế phát triển tàu sân bay do công nghệ mới
Bài viết nói về nguyên nhân, khả năng phát triển và số lượng tàu sân bay tương lai của Trung Quốc, cho rằng, nước nào làm được thì Trung Quốc cũng làm được.
Máy bay chiến đấu J-15 tập cất cánh trên đường băng tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc
Tạp chí "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 10 tháng 2 đưa tin, trong tương lai, Trung Quốc có thể có kế hoạch tăng số lượng tàu sân bay lên 4 chiếc. Đối với rất nhiều người Trung Quốc, đây là sự phát triển tất yếu sau khi của cải và sức mạnh quốc tế của một nước lên một tầm cao mới. Đây là tiêu chí đạt trình độ cao nhất về sức mạnh quốc tế của một quốc gia.
Nói cách khác, bất cứ điều gì mà nước lớn nào khác có thể đạt được thì Trung Quốc cũng tìm cách làm được: Có thể cất hạ cánh máy bay chiến đấu trên tàu sân bay, có thể đưa "xe mặt trăng" lên mặt trăng, có thể đưa người vào vũ trụ.
Trước đó, trên tờ "Học giả Ngoại giao", Harry Kazianis có bài viết cho rằng, Trung Quốc có rất nhiều "phần cứng" có thể thách thức vị thế chủ đạo của Mỹ ở Thái Bình Dương, nhưng tàu sân bay hoàn toàn không phải là một trong số đó. Nếu muốn thách thức Mỹ, ngoài công nghệ còn cần nhiều hơn, nhân tố cần tính toán rất nhiều. Ông không cho rằng, Trung Quốc từng có ý nghĩ và dự định muốn thách thức vị thế chủ đạo của Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương.
Như vậy, lý luận của Trung Quốc về vai trò của tàu sân bay như thế nào? Căn cứ vào "Sách trắng quốc phòng" (2013) - văn kiện uy tín nhất, có thể thấy những chỉ thị dưới đây: Thứ nhất, Trung Quốc phát triển tàu sân bay có ảnh hưởng sâu xa tới việc xây dựng một lực lượng hải quân mạnh và bảo vệ an ninh hàng hải.
Thứ hai, xây dựng Trung Quốc thành một nước lớn về biển là một chiến lược phát triển quốc gia quan trọng. Thứ ba, lợi ích ở nước ngoài đã trở thành một bộ phận của lợi ích quốc gia Trung Quốc, vấn đề an ninh cũng ngày càng nổi cộm, liên quan đến năng lượng và tài nguyên ở nước ngoài, tuyến đường giao thông chiến lược trên biển, công dân và pháp nhân của Trung Quốc ở nước ngoài.
Bài viết cho rằng, khi tìm cách cứu công dân Trung Quốc ở nước ngoài, tàu sân bay sẽ rất có ích, nhưng tình hình này rất ít gặp.
Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc
Ronald O'Rourke, một người nghiên cứu và làm việc tại Quốc hội Mỹ là nhà phân tích chính trong nghiên cứu Hải quân Trung Quốc. Tháng 12 năm 2014, ông đưa ra kết luận, cho rằng: "Mặc dù tàu sân bay có thể có một số tác dụng đối với Trung Quốc trong các cuộc xung đột liên quan đến Đài Loan, nhưng đây không phải là vai trò chính, bởi vì Đài Loan đã nằm trong phạm vi tấn công của máy bay chiến đấu cất cánh từ đất liền của Trung Quốc. Phần lớn các nhà quan sát cho rằng, Trung Quốc cần tàu sân bay là vì một số tác dụng khác, có thể tượng trưng cho vị thế Trung Quốc là nước lớn dẫn trước khu vực và nước lớn chủ yếu trên thế giới".
Ronald O'Rourke cho rằng, tàu sân bay có thể dùng để phô trương sức mạnh, đây mới là nguyên nhân chủ yếu Mỹ và Liên Xô cũ cần tới tàu sân bay. Mặc dù Trung Quốc sẽ phát triển tàu sân bay, nhưng do sự xuất hiện của công nghệ mới, nhất là công nghệ không gian và người máy, sẽ ảnh hưởng tới trọng điểm ngân sách quân sự, rất có thể Trung Quốc sẽ hạn chế phát triển tàu sân bay ở 2 chiếc, chứ không phải chế tạo 4 chiếc tàu sân bay.
Đối với dư luận quốc tế về tàu sân bay của Trung Quốc, chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Kiệt cho rằng, dư luận nước ngoài cho rằng Trung Quốc lần đầu tiên xác nhận rõ ràng Trung Quốc đang chế tạo tàu sân bay - quan điểm này không chính xác. Bởi vì, chỉ có người phát ngôn Quân đội Trung Quốc tuyên bố mới xem như chính quyền chính thức xác nhận.
Lý Kiệt cho rằng, nhìn vào quy luật hoạt động của tàu sân bay, tàu sân bay phải duy trì số lượng nhất định mới có thể bảo đảm hiệu quả tác chiến, một cường quốc khu vực muốn bảo vệ quyền kiểm soát trên không và trên biển ở một phương hướng chiến lược nào đó thường cần tới 3 tàu sân bay, ít nhất là 2 chiếc.
Theo Lý Kiệt, một nước lớn để bảo vệ lợi ích ở biển xa, khi ứng phó với xung đột quân sự có cường độ trung bình trở lên, ít nhất cần có 1 chiếc tàu sân bay trở lên. Cho dù khi ứng phó với xung đột khu vực có cường độ tương đối cao, Mỹ cũng sẽ sử dụng 2 siêu tàu sân bay động cơ hạt nhân trở lên, trong khi đó, máy bay trên tàu sân bay hạng trung của nước khác khá ít so với tàu sân bay Mỹ, trong vấn đề liên quan đến quyền lợi biển, đặc biệt là vấn đề ở biển có khoảng cách vừa và xa, 1 chiếc tàu sân bay chắc chắn là không đủ, ít nhất cần 2 chiếc hoặc trên 2 chiếc.
Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc
Theo Giáo Dục
Tàu sân bay giúp Trung Quốc chống lại Mỹ trong xung đột Biển Đông? Bài báo bình luận về báo cáo Mỹ bàn các khả năng xung đột giữa Trung-Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông, nhân tố thúc đẩy là lợi ích quốc gia... Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc Trang mạng quân sự sina ngày 13 tháng 2 đăng bài viết: "Báo Mỹ phỏng đoán trong xung đột...