Những thể loại trò chơi đặc thù, chỉ game thủ “hardcore” mới biết hết
Đây là những thể loại nền tảng và cực kỳ quan trọng của ngành công nghiệp game.
Roguelike
Roguelike là một thể loại trò chơi điện tử đặc trưng bởi một số yếu tố cụ thể, thường liên quan đến thiết kế ngục tối, độ khó cao và yếu tố ngẫu nhiên.
Trò chơi roguelike thường sử dụng hệ thống ngẫu nhiên để tạo ra các mức chơi, vũ khí, quái vật, sự kiện và các yếu tố khác. Điều này tạo ra một trải nghiệm mới mẻ và thách thức mỗi khi người chơi chơi lại.
Trong phần lớn trò chơi roguelike, nếu nhân vật của bạn bị tiêu diệt, bạn sẽ phải bắt đầu lại từ đầu. Không có cơ hội lưu trữ hoặc checkpoint giữa các mức chơi.
Soulslike
Video đang HOT
Thể loại “soulslike” thường được đặc trưng bởi những trò chơi lấy cảm hứng từ series Dark Souls của FromSoftware, nơi mà bạn có thể khám phá thế giới, xây dựng phát triển nhân vật, đặc biệt là chiến đấu với những đối thủ cực kỳ hùng mạnh.
Soulslike nổi tiếng với độ khó cao, yêu cầu người chơi có sự kiên nhẫn, kỹ năng và chiến lược để vượt qua các thử thách. Các trận đấu với kẻ thù và đặc biệt là các trận đấu trùm (boss) đòi hỏi người chơi phải học hỏi và nắm vững cơ chế tấn công và phòng thủ.
Thế giới trong các trò chơi soulslike thường được thiết kế mở và phức tạp, với nhiều đường đi, lối tắt và khu vực ẩn để khám phá. Các khu vực thường liên kết với nhau một cách chặt chẽ, tạo ra một cảm giác thế giới liền mạch và kết nối.
Metroidvania
Metroidvania là một thể loại trò chơi điện tử kết hợp các yếu tố thiết kế từ hai loạt trò chơi nổi tiếng: Metroid của Nintendo và Castlevania của Konami (đặc biệt là từ phiên bản Castlevania: Symphony of the Night). Trò chơi Metroidvania tập trung vào việc khám phá một thế giới rộng lớn, liên kết chặt chẽ và thường có nhiều khu vực mở khóa dần dần thông qua việc thu thập các vật phẩm hoặc khả năng đặc biệt.
Các trò chơi Metroidvania thường có bản đồ rộng lớn và phức tạp, với nhiều khu vực và lối đi đan xen nhau. Người chơi không bị ràng buộc bởi một con đường duy nhất mà có thể tự do khám phá thế giới theo nhiều cách khác nhau.
Game 4X
Game 4X là một thể loại trò chơi chiến lược, trong đó người chơi quản lý và phát triển một đế chế hoặc nền văn minh thông qua bốn hành động chính, thường được viết tắt là “4X”: eXplore (Khám phá), eXpand (Mở rộng), eXploit (Khai thác), và eXterminate (Tiêu diệt).
Trò chơi 4X đòi hỏi người chơi phải có sự kiên nhẫn, tư duy chiến lược và khả năng quản lý nhiều yếu tố khác nhau để xây dựng và bảo vệ đế chế của mình.
Bom tấn có giá gần 2 triệu sale sập sàn 70%, game thủ vẫn ghẻ lạnh, chỉ còn khoảng 200 người chơi
Đây có thể coi là một trong những dự án game thất bại nhất trong năm nay.
Đã trở thành quy luật, cứ mỗi năm làng game thế giới lại chào đón sự xuất hiện của hàng loạt những bom tấn, siêu phẩm, các tựa game AAA với mức đầu tư lên tới hàng trăm triệu đô. Thế nhưng đôi khi bỏ tiền nhiều chưa chắc đã tạo nên các trò chơi hay, và thậm chí hoàn toàn có thể trở thành "bom xịt" của năm. Đã có rất nhiều trường hợp như vậy, và điển hình mới đây nhất chính là Suicide Squad: Kill the Justice League - một trò chơi đang được coi là dự án tồi tệ nhất trong năm 2024.
Tất nhiên, không thể phủ nhận rằng ít ra thì chất lượng của Suicide Squad: Kill the Justice League vẫn còn hơn khá nhiều trò chơi khác. Nhưng nếu so sánh với mức độ đầu tư của dự án cùng sự kỳ vọng từ phía nhà phát triển cũng như game thủ, Suicide Squad: Kill the Justice League khiến mọi thứ trở nên thất vọng hơn bao giờ hết. Theo thống kê cho tới nay, tựa game này đã lỗ khoảng 200 triệu USD (hơn 5.000 tỷ VND) - một con số quá lớn. Bản thân trò chơi cũng có mức giá không hề rẻ, lên tới gần 1,5 triệu VND để sở hữu. Với những lời giới thiệu hào nhoáng ban đầu, không ít người chơi đã bỏ tiền ra để trải nghiệm Suicide Squad: Kill the Justice League. Nhưng vô số vấn đề phát sinh sau đó, từ hiệu suất cho tới chất lượng, sự thú vị trong trò chơi và đặc biệt là một cốt truyện gây ra quá nhiều tranh cãi.
Thế nên việc Suicide Squad: Kill the Justice League xuống dốc cũng không phải là chuyện lạ. Bất chấp việc nhà phát hành cố gắng kích cầu game thủ thông qua những gói khuyến mại sập sàn lên tới giảm 70% giá bán như hiện tại, Suicide Squad: Kill the Justice League vẫn tương đối "ế" khách. Theo thống kê của SteamDB, từ cột mốc chưa quá ấn tượng là 2700 người chơi trong tháng 3, Suicide Squad: Kill the Justice League chỉ còn giữ được 170 người chơi tính cho tới giai đoạn cuối tháng 4. Với việc ra mắt thêm một số mở rộng mới, dự án có khởi sắc hơn khi con số này tăng lên 500 người chơi trong tháng 5 nhưng vào tháng 6 vừa qua, lượng người chơi Suicide Squad: Kill the Justice League trên Steam tụt một nửa, chỉ còn khoảng trên dưới 250 người vào lúc cao điểm nhất.
Chưa rõ tương lai của Suicide Squad: Kill the Justice League sẽ ra sao nhưng ngay từ lúc này, nhiều game thủ đã tiên lượng một kịch bản rất xấu dành cho trò chơi. Được biết, Suicide Squad: Kill the Justice League đã ngừng cung cấp bản cập nhật hàng tuần vào tháng trướcvà bài đăng mới nhất trên MXH của trò chơi cũng đã từ ngày 31/5.
Nhận miễn phí tựa game có giá gần 300.000 VND trên Steam, thời gian chỉ kéo dài 24 tiếng Các game thủ chỉ có khoảng 24 tiếng đồng hồ để nhận miễn phí tựa game này. Không giống như Epic Games Store với những ưu đãi miễn phí định kỳ mỗi tuần, Steam thường xuyên mang tới những bất ngờ thú vị tới với người chơi. Thậm chí, bên ngoài các sự kiện nổi tiếng như Steam Summer Sale, đôi khi nền...