Những thay đổi về da và tóc khi mang bầu
Trong thai kỳ, có nhiều thay đổi về hormone do vậy thể trạng thai phụ cũng có nhiều thay đổi. Dưới đây là 9 thay đổi thường gặp nhất:
1. Phát ban
Nguyên nhân phát ban là do da bị kích ứng. Những mảng ban thường xuất hiện ở bụng bầu trước sau đó, chúng sẽ lan tới ngực, cánh tay, đùi và cả mông.
2. Mụn trứng cá
Tùy trường hợp, mụn trứng cá có thể được cải thiện hoặc trở nên nặng hơn khi mang thai (một số thai phụ sẽ hết mụn trong khi một số khác bị mụn nặng hơn).
Phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi khi mang thai
Video đang HOT
3. Da dầu
Khi có bầu, làn da trở nên nhiều dầu hơn. Nguyên nhân là do gia tăng hàm lượng androgen (hormone nữ tính), làm tăng sản xuất sebum. Lượng sebum càng được sản xuất nhiều thì làn da càng bóng nhờn. Tình trạng này có thể được kiểm soát bằng những sản phẩm chăm sóc da (dành cho da nhờn) an toàn với thai phụ.
4. Rạn da
Rạn da biểu hiện bằng những đường kẻ sọc, có thể quan sát bằng mắt thường trên bề mặt da. Rạn da có thể được ngăn ngừa nếu bạn sử dụng kem chống rạn đúng cách. Có thể bôi kem chống rạn vào bụng bầu, ngực, đùi để ngăn ngừa các vết rạn xuất hiện.
5. Giãn tĩnh mạch hình mạng nhện
Tình trạng trên được biểu hiện bằng một nhóm những mạch máu nhỏ li ti, tập trung tại một điểm rồi tỏa ra tứ phía như những chiếc chân của con nhện. Kiểu giãn tĩnh mạch này có thể xuất hiện trên mặt, ngực, cánh tay hoặc những phần khác trên cơ thể. Phần lớn các đám giãn tĩnh mạch sẽ tự biến mất sau sinh.
6. Đám da sậm màu
Đám da sậm màu thường có ở khu vực dễ bị ảnh hưởng trực tiếp từ ánh nắng như trán, môi trên, cằm. Những đám da này sẽ trở lại màu sắc bình thường sau sinh. Tuy nhiên, cũng có trường hợp, nó chỉ mờ đi chứ không mất hẳn.
7. Nhiều lông
Sự thay đổi về lông tơ trên cơ thể cũng là dấu hiệu thường gặp khi mang bầu. Những đám lông dày, sậm màu có thể xuất hiện ở vùng tiếp giáp giữa môi trên và mũi. Nguyên nhân là do tăng hàm lượng hormone adrogen khi mang bầu.
Nhiều thai phụ nhận thấy móng tay của họ trở nên giòn, dễ bị gãy hơn. Thai phụ cần tránh những hoạt động sơn bóng móng tay để bảo vệ móng mạnh khỏe.
Chàm bội nhiễm có thể xuất hiện hoặc trở nên nặng hơn khi mang bầu. Triệu chứng điển hình là ngứa da, phải gãi liên tục khiến làn da bị ửng đỏ, sưng lên hoặc bị xước. Bạn cần đi khám sớm vì bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng một loại kem bôi an toàn.
Theo SKDS
Thuốc mới trị bệnh bạch cầu
Đã có thuốc mới trị bệnh bạch cầu
Giới y học cho biết, thuốc Bosulif (bosutinib) vừa được Cơ quan Quản lý dược và thực phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt. Đây là loại thuốc dùng để điều trị bệnh bạch cầu nguyên bào tủy mạn tính (CML) - một thể ung thư máu và tủy xương, chủ yếu ảnh hưởng đến những người lớn tuổi.
Theo đánh giá của FDA, khoảng 5.430 người dự kiến được chẩn đoán mắc phải chứng bệnh bạch cầu nguyên bào tủy mạn tính (CML) trong năm nay tại Mỹ. Bệnh chủ yếu gây nên do một đột biến gien di truyền trong cơ thể được gọi là nhiễm sắc thể Philadelphia.
Tình trạng bất thường này kích thích tủy xương của người bệnh sản xuất ra một loại enzyme kích hoạt sự phát triển của các tế bào máu bất thường gọi là bạch cầu hạt. Loại thuốc mới có tác dụng ngăn chặn các tác động của enzyme này.
Thuốc Bosulif được chứng minh mang lại hiệu quả cao trong một cuộc thử nghiệm lâm sàng trên 546 người lớn, bị bệnh CML. Các tác dụng phụ thường gặp ở những người tham gia nghiên cứu khi sử dụng loại thuốc này bao gồm tiêu chảy, buồn nôn, tiểu cầu huyết thấp, đau bụng, phát ban, thiếu máu, sốt và mệt mỏi.
Theo Trọng Nguyên (Phụ nữ TPHCM)
Dị ứng thực phẩm Dị ứng thực phẩm! Ngứa trong miệng, phát ban và ngứa da, sưng môi lưỡi, thở khò khè và khó thở, chóng mặt hoa mắt và ngất xỉu, sốc phản vệ, dị ứng thực phẩm liên quan đến dị ứng thực phẩm... Định nghĩa Thực phẩm gây dị ứng là một phản ứng hệ miễn dịch xảy ra ngay sau khi ăn một...