Những thay đổi một năm sau khi ông Trump dọa “phá hủy” Triều Tiên
Ngày 23/9, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in lên đường tới Mỹ để gặp Tổng thống Donald Trump và tham dự kỳ họp thường niên Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc.
Chuyến thăm diễn ra chỉ ít ngày sau khi hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ 3 trong năm kết thúc với những kết quả tốt đẹp, ngoài mong đợi. Nhìn lại một năm sau lời đe dọa “phá hủy hoàn toàn” Triều Tiên được Tổng thống Mỹ đưa ra trong bài phát biểu đầu tiên của ông tại Đại hội đồng, tình hình bán đảo Triều Tiên tới nay đã có quá nhiều bước tiến “đột phá” và có sự “khác biệt lớn”.
Sau 1 năm Tổng thống Mỹ đe dọa Triều Tiên, quan hệ Triều Tiên với Hàn Quốc và Mỹ đã được cải thiện. (Ảnh minh họa: Reuters)
Dự kiến, vào ngày mai 25/9, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in sẽ phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về kết quả cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều vừa qua.
Tuy nhiên, mục đích chính chuyến công du tới Mỹ lần này của Tổng thống Hàn Quốc là tiến hành cuộc gặp với người đồng cấp nước chủ nhà Donald Trump trong ngày hôm nay (24/9), nhằm thảo luận về cách thức tháo gỡ thế bế tắc trong các cuộc đàm phán Mỹ – Triều về tiến trình phi hạt nhân hóa, cũng như thúc đẩy cải thiện mối quan hệ Mỹ – Triều, khi mà Triều Tiên vừa đưa ra thêm những hành động thiện chí mới
“ Nhà lãnh đạo Triều Tiên đã bày tỏ mong muốn hoàn thành quá trình hạt nhân hóa một cách nhanh chóng để tập trung vào phát triển kinh tế. Ông Kim Jong-un hy vọng Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sẽ sớm đến thăm Triều Tiên và hội nghị thượng đỉnh thứ 2 giữa Mỹ và Triều Tiên có thể diễn ra trong tương lai gần, để thúc đẩy quá trình phi hạt nhân hóa này” – ông Moon Jae-in nói.
Theo kế hoạch, Tổng thống Hàn Quốc cũng sẽ chuyển một thông điệp “riêng” từ nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nhờ ông gửi tới Tổng thống Donald Trump trong cuộc gặp hôm nay.
Video đang HOT
Sau thượng đỉnh liên Triều lần 3 trong năm, tình hình bán đảo Triều Tiên được đánh giá cải thiện khá nhiều. Cùng với 2 kỳ thượng đỉnh liên Triều trước đó hồi tháng 4 và tháng 5 và cuộc thượng đỉnh Mỹ – Triều hồi tháng 6, bán đảo Triều Tiên hiện hiện đang khoác lên mình một diện mạo mới, yên bình hơn bao giờ hết.
Năm ngoái, trong bài phát biểu đầu tiên tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào tháng 9, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã dồn mọi sự công kích của mình nhằm vào Triều Tiên, khi đe dọa sẽ tấn công phá hủy hoàn toàn quốc gia này, cùng với những cách gọi “thiếu lịch sự” đối với Nhà lãnh đạo Triều Tiên như: “người tên lửa”, “gã khùng”.
Tuy nhiên, với nỗ lực của nhiều bên, giờ đây Tổng thống Donald Trump đã có một cái nhìn khác, tích cực hơn về Triều Tiên. Qua đó, ông Donald Trump cũng đã thay đổi cách xưng hô với Nhà lãnh đạo Kim Jong-un với những lời xưng hô trang trọng như: một người thông minh, có nhân cách tốt, đáng kính và cởi mở.
Hiện Bình Nhưỡng đã đề xuất các bước đi mới gồm đóng cửa bãi phóng thử tên lửa tầm xa Dongchang-ri dưới sự giám sát của cộng đồng quốc tế, và quan trọng hơn là việc phá hủy hoàn toàn cơ sở hạt nhân chủ chốt Yongbyonnếu Mỹ cũng có các hành động thiện chí tương xứng.
Với các đề xuất mới này, Nhà lãnh đạo Triều Tiên đã mở lối để Washington và Bình Nhưỡng cùng tái khởi động các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa, vốn bế tắc trong hơn 3 tháng qua kể từ sau thượng đỉnh Mỹ – Triều.
Trước đó, chính quyền Tổng thống Donald Trump từng tỏ rõ thái độ sẵn sàng ký một hiệp định hòa bình với Triều Tiên, song yêu cầu Bình Nhưỡng trước đó phải có bước đi “có ý nghĩa” nhằm phi hạt nhân hóa.
Vì thế những cam kết mới của nhà lãnh đạo Triều Tiên có thể là động thái “chìa cành ô liu” cho Mỹ, đồng thời thông qua những tuyên bố này, Bình Nhưỡng đang giành thế chủ động và “đá quả bóng trách nhiệm” sang phần sân của Mỹ; trong khi Hàn Quốc đang thể hiện là một “cầu nối tốt”, thu hẹp sự khác biệt giữa Mỹ và Triều Tiên.
Do đó, cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ – Hàn ngày hôm nay đang được giới truyền thông dành một sự quan tâm đặc biệt.
Theo Đình Nam
VOV
Những điều ít biết về kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc
Khoảng 130 nhà lãnh đạo thế giới tuần này có mặt tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Mỹ để tham gia cuộc thảo luận cấp cao thường niên nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách toàn cầu, từ vấn đề giải trừ hạt nhân của Triều Tiên tới kinh tế thế giới.
Tổng thống Trump phát biểu tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 72 năm 2017 (Ảnh: Reuters)
"Hẹn hò ngoại giao tốc độ"
Kể từ ngày 25/9, tổng cộng 81 nguyên thủ và 47 người đứng đầu chính phủ cùng hàng chục ngoại trưởng các nước sẽ thay nhau phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ là diễn giả thứ 2, ngay sau Tổng thống Brazil Michel Temer. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Iran Hassan Rowhani cũng phát biểu trong ngày 25/9.
Bên lề các bài phát biểu, khoảng 342 cuộc họp và hàng trăm cuộc gặp song phương dự kiến diễn ra liên tiếp tại một kỳ họp mà các đại sứ Liên Hợp Quốc gọi là "hẹn hò ngoại giao tốc độ".
Những gương mặt mới
Một số nhà lãnh đạo sẽ lần đầu tiên xuất hiện trên chính trường thế giới, trong đó một số nhà lãnh đạo châu Phi như Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, Tổng thống Angola President Joao Lourenco. Những gương mặt mới khác bao gồm Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez.
Nhiều ngôi sao
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc cũng là sự kiện có sự xuất hiện của hàng loạt những cái tên đình đám trong lĩnh vực giải trí, như ban nhạc K-pop BTS của Hàn Quốc - nhóm nhạc K-pop nam nổi tiếng nhất thế giới - phát biểu tại lễ ra mắt chương trình "Generation Unlimited" về thanh thiếu niên của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF). Luật sư quốc tế người Anh gốc Li-băng Amal Clooney sẽ lần đầu tiên phát biểu về trường hợp hai nhà báo của Reuters bị bắt tại Mynamar và nữ diễn viên Anne Hathaway sẽ phát biểu tại một sự kiện về bình đẳng giới.
Thịt bò Wagyu và bánh sô-cô-la
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres sẽ chủ trì bữa trưa dành cho các nhà lãnh đạo thế giới vào ngày mai, 25/9, với thực đơn đa dạng, trong đó có món cá hồi, thịt bò phi lê hảo hạng Wagyu, bánh kem sô-cô-la.
Kẹt xe ở New York
Vì rất đông các nhà lãnh đạo thế giới tề tựu ở cùng một nơi nên an ninh được thắt chặt tối đa. Cảnh sát New York được bố trí trên các tuyến phố để phân luồng giao thông gần trụ sở Liên Hợp Quốc ở trung tâm quận Manhattan và giới chức cũng cảnh báo mọi người về tình trạng tắc nghẽn. Các kỳ họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thường vấp phải những phàn nàn của người dân New York về tình trạng cấm đường và rằng họ phải đi đường vòng để đi làm.
An Bình
Theo Dantri/ AFP
Nữ Thủ tướng New Zealand bế con mới sinh tới họp Liên Hợp Quốc Tại kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm nay, nữ Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern vừa phải chuẩn bị cho màn ra mắt trước các nhà lãnh đạo thế giới, vừa phải chăm sóc con gái mới 3 tháng tuổi bà mang theo tới New York, Mỹ. Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cùng phu quân và con gái (Ảnh:...