Những thay đổi lạ lùng của cơ thể khi mang thai khiến mẹ bầu lo lắng nhưng thực ra hoàn toàn bình thường
Trong quá trình mang thai, cơ thể một số mẹ bầu có những thay đổi rất lạ lùng, nhưng các mẹ đừng vội lo lắng.
Mỗi giai đoạn mang thai đều có những thay đổi ngạc nhiên và không phải lúc nào sự thay đổi cũng kèm theo dấu hiệu cảnh báo. Trong trích đoạn của cuốn sách mới về quá trình mang thai, những hình ảnh đầu tiên của quá trình làm mẹ – cuốn sách được bán chạy nhất New York Times của mẹ 2 con Nancy Redd có thể giúp các mẹ bầu khám phá những phần kỳ lạ, tuyệt vời và một số triệu chứng bất thường của quá trình mang thai.
Bị ánh sáng làm cho lóa mắt? Không phải do mẹ bầu tưởng tượng ra mà mang thai có thể làm cho đôi mắt của mẹ bầu nhạy cảm hơn với ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng từ mặt trời, vì vậy hãy nhớ đeo kính râm khi ra bên ngoài (thậm chí tránh không cho ánh sáng rọi vào bên trong) để tránh gây ra sự khó chịu.
2. Mụn thịt
Đó là những mảnh da nhỏ lủng lẳng thường mọc lên trên da trong quá trình mang thai, đặc biệt là trong nửa cuối thai kỳ. Mặc dù chúng không gây tổn thương hoặc ngứa, nhưng những mẩu thịt nhỏ này thường có cùng màu hoặc hơi đậm hơn màu da gây mất thẩm mỹ và không mẹ bầu nào muốn có.
Mụn thịt có thể xuất hiện trên cổ và mí mắt, bên dưới ngực, ở nách, trên bụng và ngay cả ở háng hoặc xung quanh bộ phận sinh dục.
Mẹ bầu không thể dùng các loại thuốc để loại bỏ mụn thịt vì các hóa chất có thể không an toàn cho em bé. Các phương pháp loại bỏ khác lại có thể dẫn đến nhiễm trùng và sẹo, vì vậy đừng cố gắng tự loại bỏ mụn da ở nhà. Bên cạnh đó, những sự tăng trưởng vô hại này thường biến mất sau khi sinh nên mẹ bầu cũng không cần quá lo lăng, còn nếu vẫn lo lắng mẹ bầu có thể đến gặp bác sỹ da liễu để được tư vấn thêm.
3. Tóc bị gẫy, chẻ ngọn
Video đang HOT
Những thay đổi phổ biến và khác lạ nhất trong quá trình mang thai là mái tóc. Tóc thường bị gẫy chẻ là những dấu hiệu phổ biến trong thai kỳ do những thay đổi về kết cấu tóc cũng như tình trạng khô tóc do hormone gây ra làm suy yếu trục tóc.
4. Mất khứu giác
Nếu hơi có chút mùi đã khiến bạn khó chịu thì bạn có thể sẽ ghen tị với các mẹ bầu vì chứng mất khứu giác thời kỳ mang thai – đó là một sự mất hoàn toàn cảm giác với các mùi xung quanh.
Chứng mất khứu giác có thể di truyền hoặc xuất hiện khi có một chấn thương mũi, nhưng một trường hợp tạm thời cũng có thể xuất hiện đó là khi đang mang thai.
Chứng mất khứu giác không phải lúc nào cũng được hoan nghênh nhưng chứng mất khứu giác thực tế lại khiến cảm giác buồn nôn và ói mửa trong thai kỳ thấp hơn. Mặc dù khứu giác có thể trở lại bình thường sau khi sinh, nhưng nếu lo lắng mẹ bầu vẫn có thể tham khảo ý kiến bác sỹ nếu không có thể ngửi thấy mùi hoa hồng, vì có thể do các yếu tố khác như dị ứng hoặc nghẹt mũi.
5. Bộ phận “của người mẹ” có màu xanh
Nếu các khu vực nhạy cảm của mẹ bầu có vẻ hơi xanh đừng vội tưởng tượng ra mọi thứ. Trước khi phát minh ra que thử, các bác sỹ khám thai dựa trên một sắc thái màu xanh trong cổ tử cung, âm hộ và âm đạo, một điều kiện được gọi là dấu hiệu của Chadwick. Đây là nguyên nhân bình thường của mẹ bầu và không quá để bận tâm.
6. Rạn ngứa da
Khi mang bầu, da xung quanh ngực bị đang kéo dãn quá nhanh, có thể gây khó chịu về thể chất như ngứa. Đôi khi, da cũng có thể nhạy cảm như tờ giấy mỏng hoặc thậm chí hoàn toàn trong suốt, có nghĩa là tất cả những mô hình mạch máu mà trước đây không thể nhìn thấy bằng mắt thường có thể được nhìn thấy mà không cần siêu âm hoặc tia X.
Hơn nữa, nhiều tĩnh mạch đan chéo ngực và núm vú xuất hiện tối hơn so với các nơi khác vì cơ thể đang bơm nguồn cung cấp máu tăng lên cho khu vực này.
Nguồn: Housekeeping
Theo Helino
7 cách giúp mẹ bầu ngủ xuyên đêm đến sáng
Khi có bầu các nội tiết tố trong cơ thể của bạn sẽ thay đổi ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt hàng ngày trong đó có giấc ngủ. Có những mẹ bầu mất ngủ thường xuyên lo lắng liệu có ảnh hưởng tới em bé? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chỉ cách giúp các mẹ có một giấc ngủ thật ngon.
1. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục đều đặn mỗi ngày có thể giúp những giấc ngủ đêm của bầu êm ái và trọn vẹn hơn. Mẹ có thể chọn yoga cho bà bầu, bơi lội hay đi bộ đều tốt cho sức khỏe. Miễn là đừng quá sức, trong giới hạn cho phép là được.
Dù mang thai lần đầu hay chuẩn bị sinh con rạ mẹ bầu đều khó có thể biết trước tình hình sức khỏe của bản thân. Đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết được giới hạn mức độ hoạt động trong thai kỳ và nhận được những lời khuyên về bài tập nào phù hợp nhất. Có thể bầu gặp vài vấn đề về sức khỏe và phải tập theo chỉ định.
2. Nên để phòng ngủ thoáng mát
Chúng ta đều biết nhiệt độ cơ thể bà bầu thường nóng hơn người bình thường nên mẹ cần chú ý đến nhiệt độ trong phòng ngủ. Nhiệt độ lý tưởng nhất là khoảng 25-27 độC. Nếu phòng ngủ của bạn có thể mở cửa, mẹ hãy mở cửa để tạo không khí thoáng mát nhất. Mẹ cần biết rằng, cảm giác mát mẻ và thoải mái cũng rất có lợi cho sự phát triển thai nhi đấy.
3. Nhờ chồng massage
Vâng, bầu hãy làm nũng như một đứa trẻ. Nằm thoải mái lên gối của chồng và nhờ chàng massage ở vai và hông nhẹ nhàng. Vâng, như một đứa trẻ. Những động tác này không chỉ giúp nới lỏng các cơ bắp bị đau mà còn giúp "lôi kéo" chồng tham gia vào thai kỳ một cách khéo léo.
4. Tắm trước khi ngủ
Ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc ngâm chân với chậu nước ấm cũng được chứng minh là giúp mẹ bầu dễ ngủ hơn. Nhiệt độ lý tưởng trong bồn nước tắm là 35-37 độ C. Tắm nước ấm có thể giúp cơ bắp thư giãn, giảm mệt mỏi và có tác dụng giúp giấc ngủ ngon hơn.
5. Tạo dựng "pháo đài" gối khi ngủ
Tư thế nằm ngủ tốt nhất đối với bà bầu là nằm nghiêng bên trái. Tư thếnày giúp máu lưu thông tốt hơn. Sử dụng gối cho bà bầu sẽ giúp giấc ngủ trọn vẹn hơn và có thể cải thiện tâm trạng bầu suốt thai kỳ.
Nếu thấy gối ngủ "chuyên dụng" quá cồng kềnh, chiếm diện tích bầu có thể "lách luật" bằng một vài thủ thuật: Cho một gối vào sau lưng, cuộn chăn để bên dưới bụng bầu và kéo về phía bên phải, để gối ở giữa đầu gối. Tư thế này sẽ giúp bé cưng cảm thấy thoải mái hơn
6. Không nên uống nhiều nước trước giờ ngủ
Đồ uống có chất kích thích như cà phê, trà đặc có thể sẽ khiến mẹ càng thêm tỉnh táo và khó đi vào giấc ngủ. Uống nước quá lo cũng khiến mẹ bị thức giấc giữa đêm do buồn tiểu. Vì vậy, lời khuyên để mẹ bầu có giấc ngủ ngon là không nên uống nước nhiều 1 giờ trước khi đi ngủ. Mẹ cũng đừng nên ăn quá no sẽ khiến dạ dày phải hoạt động nhiều và ảnh hưởng đến giấc ngủ đấy nhé.
7. Giảm ợ nóng
Nếu chứng ợ nóng làm phiền giấc ngủ của mẹ, hãy cố gắng không ăn quá gần trước khi đi ngủ để hệ tiêu hóa có thể làm việc hiệu quả.Thay đổi chế độ dinh dưỡng và một số thói quen hàng ngày là cách đơn giản nhất giúp bầu hạn chế triệu chứng khó chịu này.
Một phương thuốc tự nhiên phổ biến hiệu quả là uống hỗn hợp mật ong và giấm táo (1 muỗng cà phê mật ong, 1 miooxng cà phê giấm táo và nước).
Theo www.phunutoday.vn
8 bài tập giúp mẹ bầu thư giãn và khỏe hơn trong suốt thai kì Các bài tập thể dục cho mẹ bầu mang đến rất nhiều lợi ích khi mang thai, không chỉ giúp người mẹ khỏe khoắn hơn và còn làm giảm một số nguy cơ, rủi ro trong thai kì. Khi mang thai, cơ thể người mẹ phải trải qua quá trình thay đổi rất nhiều từ ngoại hình bên ngoài cho đến những biến...