Những thay đổi cơ thể khi mang thai
Mang thai là điều kỳ diệu đối với phụ nữ, nhưng cũng có nhiều thay đổi cơ thể khiến không ít người bị sốc. Dưới đây là những thay đổi phổ biến của phụ nữ mang thai, theo news.com.au.
Đau ngực: Một trong những dấu hiệu đầu tiên của mang thai là đau ngực. Thai phụ nên thay đổi kích thước áo ngực lớn hơn để phù hợp với kích cỡ ngực lúc này.
Nhạy cảm hơn: Khi mang thai, các hormone trong cơ thể hoạt động mạnh khiến phụ nữ nhạy cảm hơn với những thứ diễn ra xung quanh, chẳng hạn như dễ khóc trước sự việc nào đó.
Thai phụ có thể tập các bài tập sàn chậu để kiểm soát tiểu tiện – Ảnh: Shutterstock
Ốm nghén: Một số phụ nữ bị ốm nghén gây nôn mửa, nhưng số khác lại không.
Giãn tĩnh mạch: Thai phụ thường bị phồng tĩnh mạch ở chân do áp lực mang thai và một số loại hormone. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu tình trạng nặng hơn.
Bệnh về da: Một số thai phụ bị mụn trứng cá, phát ban, rối loạn sắc tố trên mặt, cổ và ngực. Đừng lo, mọi thứ sẽ ổn sau khi bé chào đời.
Giữ nước: Mắt cá chân, ngón tay và khuôn mặt sưng lên do cơ thể giữ nước quá mức. Tránh dùng muối, đường và uống nhiều nước sẽ có ích trong trường hợp này.
Đi tiểu nhiều hơn: Khi mang thai, phụ nữ sẽ thường xuyên đi vệ sinh, đặc biệt là trong ba tháng cuối. Thai phụ có thể tập các bài tập sàn chậu để giảm thiểu tình trạng này.
Video đang HOT
Táo bón: Tình trạng táo bón thường xảy ra ở thai phụ có dùng thuốc bổ sung sắt. Bí quyết trong trường hợp này là tăng cường trái cây, rau quả, chất xơ và nước.
Thèm ăn: Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra lý do tại sao phụ nữ mang thai thèm ăn những thứ linh tinh. Nhưng thèm ăn một món gì đó khi mang thai là chuyện bình thường.
Vết rạn da: Rạn da ở bụng, đùi và ngực là do cơ thể của thai phụ mập ra quá nhanh trong thời gian rất ngắn. Không có cách để ngăn chặn ngoài việc dùng kem chuyên dụng.
Theo TNO
20 bài thuốc dân gian trị ốm nghén
Ốm nghén là hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai chứ không phải bệnh tật nên không cần điều trị gì đặc biệt. Tuy nhiên, ốm nghén khiến chị em mệt mỏi, có người không ăn được gì, cũng chẳng làm được gì, ai cũng muốn giai đoạn "khủng khiếp" này chóng qua đi.
Xin giới thiệu những bài thuốc trong dân gian trị ốm nghén được nhiều người sử dụng để các mẹ cùng tham khảo.
1. Nước mía gừng tươi
- Nước mía 100ml, gừng tươi 10g.
- Gừng rửa sạch, giã nát, cho vài giọt vào cốc nước mía, quấy đều, hâm nóng rồi uống.
Dùng để trị trường hợp phụ nữ mang thai nôn mửa, miệng đắng khát nước hoặc nôn khan.
2. Cá diếc sa nhân gừng tươi
- Cá diếc 1 con, sa nhân 3g, gừng tươi, hành và gia vị vừa đủ.
- Cá diếc đánh vảy, bỏ ruột và mang, rửa sạch, cho sa nhân vào trong bụng cá, đun nhừ, chế đủ gia vị, ăn nóng.
Dùng cho phụ nữ nôn mửa, tinh thần mệt mỏi, tay chân rã rời, có thể bị phù nhẹ hai chi dưới.
3. Hoài sơn thịt lợn nạc gừng tươi
- Hoài sơn 100g, gừng tươi 5g, thịt lợn nạc 50g.
- Hoài sơn và thịt lợn thái miếng, gừng đập dập, tất cả đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn nóng.
Dùng cho thai phụ nôn mửa, chán ăn, toàn thân mệt mỏi, đại tiện lỏng loãng.
4. Phật thủ gừng tươi đường cát
- Phật thủ 10g, gừng tươi 2 lát, đường cát vừa đủ.
- Tất cả hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì đùng được, uống thay trà trong ngày.
Dùng cho thai phụ nôn mửa, ngực bụng đầy tức khó chịu, tinh thần dễ căng thẳng, cáu gắt.
5. Nho khô rễ gai
- Quả nho khô 30 gr, rễ gai 10 gr.
- Sắc lên, rồi uống ngày 2 lần. Các mẹ bầu hãy uống liền trong 3 ngày để có hiệu quả nhé!
6. Trà gừng vỏ quýt
- Vỏ quýt 2 miếng, gừng non 3 lát.
- Vỏ quýt tươi rửa sạch, dùng dao cạo lớp màng bên trong, thái thành sợi nhỏ. Gừng rửa sạch, thái sợi nhỏ.
- Đem gừng sợi đun với hai chén nước bằng lửa lớn. Sau khi nước sôi thì để nhỏ lửa, đun khoảng 5 phút rồi bỏ vỏ quýt vào đun thêm 20 phút.
- Mẹ bầu dùng nước này uống như trà và uống khi còn nóng nhé!
Lưu ý: Gừng và các chế phẩm từ gừng đã tỏ ra có hiệu quả đối với phụ nữ có thai. Tuy nhiên gừng mang tính nóng, do đó các mẹ bầu nên sử dụng ít để tránh hiện tượng táo bón nhé.
7. Me
- 30 gr me, 300ml nước, 10gr đường trắng.
- Me cạo vỏ, cho vào nồi nấu với nước, đun sôi kỹ còn 200 ml, chắt nước bỏ bã. Cho đường trắng vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Uống trong vài ba ngày liên tiếp.
- Công dụng: chống nôn ọe trong thời gian đầu mang thai.
8. Chanh tươi
Nhấm nháp một cốc nước lọc trong đó có vài lát chanh tươi cũng là một cách chống buồn nôn hiệu quả. Thậm chí, khi mẹ bầu buồn nôn, hãy ngửi chanh tươi. Các lát chanh tươi cũng sẽ làm mẹ bầu dễ chịu trong giai đoạn nghén ngẩm.
Hoặc các mẹ có thể áp dụng bài thuốc trị ốm nghén bằng chanh dưới đây:
Lấy 500g quả chanh tươi, gọt vỏ, bỏ hạt, thái miếng, trộn đều với đường hoặc mật ong, ướp trong khoảng một ngày, sau đó đun nhỏ lửa cho tới khi cạn nước, để nguội, cho thêm chút đường trắng vào. Đổ tất cả vào lọ thuỷ tinh để dùng dần. Khi có cảm giác buồn nôn thì xúc 1- 2 thìa canh để ăn rất có tác dụng.
9. Bưởi
- 15g vỏ bưởi, 300ml nước.
- Vỏ bưởi rửa sạch, cho vào nồi, thêm nước đun sôi kỹ, chắt lấy 150ml nước thuốc đặc, chia 3 lần uống trong ngày, trước khi ăn 20 phút. Cần uống trong khoảng 3 - 5 ngày để có tác dụng.
10. Dấm rượu táo mật ong
- Dùng 1 thìa dấm rượu táo, 1 thìa mật ong
- Pha dấm rượu táo và mật ong vào nước lạnh để uống trước mỗi khi đi ngủ.
11. Nước chanh nước ép bạc hà đường
- 1 thìa nước chanh vắt, 1 thìa nước ép bạc hà, 1 thìa đường
- Pha lẫn với nhau, uống 3 lần mỗi ngày. Đây cũng là một cách đơn giản và hữu hiệu trong việc điều trị chứng ốm nghén.
12. Lá cỏ cà ri nước cốt chanh mật ong
- 20 - 25 lá cỏ cà ri, 2 thìa nước cốt chanh, 1 thìa mật ong.
- Lấy lá cỏ cà ri, ép lấy nước, sau đó thêm nước cốt chanh và mật ong vào trộn đều. Dùng để uống 3 - 4 lần mỗi ngày.
13. Nước gừng nước chanh nước bạc hà mật ong
- 1/2 thìa nước gừng, 1 thìa nước chanh vắt, 1 thìa nước bạc hà, 1 thìa mật ong.
- Trộn đều các thứ với nhau để uống 3 - 4 lần mỗi ngày.
14. Hạt bưởi
- 15g hạt bưởi
- Đem nấu hạt bưởi uống ngày 2 lần.
15. Gừng tươi ô mai mơ
- Gừng tươi 30g, ô mai mơ 10g
- Đem nấu gừng tươi và ô mai mơ với nhau lấy nước bôi lưỡi ngày vài lần.
16. Lá tía tô vỏ quýt gừng tươi
- Lá tía tô 20g, vỏ quýt 6g, gừng tươi 3 lát
- Đem nấu uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.
17. Cây thóc lép gừng tươi
Cây thóc lép 30g, gừng tươi 10g, nấu nước uống.
18. Lá củ cải
- 200g lá cây củ cải, 50 đường, 100 ml mước.
- Lá cây củ cải giã nhuyễn vắt lấy nước, cho thêm đường và nước chín để uống. Ngày uống 2 lần chữa ốm nghén, nôn mửa, chán ăn.
19. Tỏi mật ong
Lấy 1 - 2 củ tỏi b20 bài thuốc dân gian trị ốm nghén - 4óc vỏ, sao chín, nghiền nhuyễn cho thêm vào nước sôi, hòa cùng mật ong để uống, ngày 2 lần.
20. Trứng gà giấm
- 1 quả trứng gà, 30g đường trắng, 60ml giấm
- Đun sôi giấm, cho đường vào quấy tan,đập trứng gà vào, đun cho trứng chín tới, ăn hết 1 lần, ngày ăn 2 lần.
Bài thuốc này trị buồn nôn nhiều, nôn ra nước vàng, đắng, chua, cồn cào trong bụng, đau lườn, bựa lưỡi vàng.
Theo Eva
Không ham ốm nghén kiểu công nương Trong thai kỳ, người phụ nữ thường bị chứng ốm nghén ở ba tháng đầu, sang tháng thứ tư thì triệu chứng giảm dần rồi hết hẳn nhưng có những người ốm nghén nặng tới tận ngày sinh như công nương Anh quốc Kate Middleton, vợ hoàng tử William. Thông tin trên đang khiến nhiều thai phụ Việt Nam lo ngại: nếu họ...