Những thành quả chưa từng thấy sau cuộc tìm kiếm MH370
Những kết quả thu được sau cuộc tìm kiếm MH370 có thể giúp ích rất nhiều cho các nhà khoa học.
Máy bay mang số hiệu MH370 biến mất vào tháng 3.2014 (Ảnh minh họa)
Các bản đồ đáy biển chi tiết được thực hiện trong quá trình tìm kiếm MH370 vừa được cơ quan Khoa học Địa chất của Úc (Geoscience Australia) công bố ngày 19.7. Những bản đồ này có thể giúp củng cố kiến thức về thủy sản phong phú và những chuyển động thời tiền sử của lục địa phía nam Trái Đất.
Cuộc tìm kiếm máy bay mất tích mang số hiệu MH370 ở Ấn Độ Dương đã kết thúc hồi tháng 1.2017. Khu vực tìm kiếm rộng 120.000 km vuông có những dãy núi dưới nước rộng hơn cả núi Everest và một thung lũng dài hàng trăm km chứa nhiều núi lửa.
Theo Charitha Pattiaratchi, giáo sư về hải dương học ở Đại học Tây Úc, thông tin thu thập được trong cuộc tìm kiếm MH370 cung cấp cho ngư dân, nhà hải dương học và nhà địa chất học thông tin chi tiết chưa từng có về khu vực này.
Hình ảnh đáy biển Ấn Độ Dương được chụp từ cuộc tìm kiếm MH370
Pattiaratchi nói với Reuters: “Bản đồ thể hiện vị trí của nhiều ngọn núi dưới biển, sẽ thu hút rất nhiều ngư dân quốc tế đến khu vực này”.
Video đang HOT
Các loài cá có giá trị cao như cá ngừ, cá răng, cá tráp cam, cá vẩu được cho là tập trung gần núi dưới biển, nơi các sinh vật phù du bơi trong dòng chảy nhẹ.
Pattiaratchi nói thêm rằng vị trí của núi biển cũng giúp thiếp lập mô hình tác động của sóng thần trong khu vực, vì những ngọn núi này giúp giảm bớt năng lượng của sóng thần, và có thể làm thay đổi sự hiểu biết của con người về sự tách rời của siêu lục địa cổ xưa Gondwana.
Ngoài ra, dữ liệu trong cuộc tìm kiếm MH370 bao gồm mô hình địa hình đáy biển ba chiều và thông tin khảo sát độ sâu của biển.
Trong khi tìm kiếm MH370, nhiều xác tàu cũng được phát hiện
“Ước tính chỉ có 10-15% đại dương trên thế giới được khảo sát cùng công nghệ được sử dụng trong việc tìm kiếm MH370. Điều này khiến khu vực này trở thành một trong những khu vực được tái hiện trên bản đồ kỹ lưỡng nhất ở đại dương”, Stuart Minchin, giám đốc bộ phận địa chất môi trường của Geoscience Australia, nói.
Úc không loại trừ việc tiếp tục tìm kiếm MH370 nhưng sẽ chỉ tiếp tục khi có “bằng chứng đáng tin cậy” về vị trí của máy bay.
“Chưa có thông tin mới nào được phát hiện về vị trí cụ thể của máy bay và việc tìm kiếm dưới nước vẫn bị đình chỉ”, Bộ trưởng Giao thông Úc Darren Chester phát biểu ngày 19.7.
Máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines biến mất vào tháng 3.2014 trên đường từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh với 239 người. Hiện vị trí của MH370 vẫn là một trong những bí ẩn hàng không lớn nhất thế giới.
Theo Danviet
Úc phát hiện vị trí tiềm năng của MH370
Phát hiện này có thể sẽ là cơ sở để khởi động một cuộc kìm kiếm mới.
Máy bay mang số hiệu MH370 mất tích năm 2014 với 239 người trên máy bay (Ảnh minh họa)
Các bằng chứng mới cho thấy máy bay mất tích của hãng hàng không Malaysia Airlines nhiều khả năng nằm ở phía bắc của khu vực tìm kiếm cũ, theo các nhà khoa học Úc.
MH370 biến mất khi đang trên đường từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh với 239 người trên máy bay năm 2014.
Úc, Malaysia và Trung Quốc đã tạm dừng cuộc tìm kiếm máy bay trong khu vực tìm kiếm rộng 120.000 km vuông ở nam Ấn Độ Dương hồi tháng 1.2017.
Tuy nhiên, các nhà khoa học Úc vừa lần đầu tiên phân tích mô hình trôi dạt của cánh máy bay thật, thay vì một bản sao như những lần trước. Họ theo dõi xem phần cánh máy bay trôi dạt như thế nào trên đại dương.
Phần cánh thật và phần cánh giả được thả trên biển để quan sát trôi dạt
Sau khi phân tích, các nhà khoa học cho rằng vị trí tiềm năng của MH370 là một khu vực rộng khoảng 25.000 km vuông nằm ở phía bắc của khu vực tìm kiếm trước đó. Phát hiện này tiếp tục củng cố bản báo cáo hồi tháng 12 của các nhà khoa học Úc về vị trí tiềm năng của MH370.
Tiến sĩ David Griffin từ Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Commonwealth của Úc (CSIRO) cho biết: "Kiểm tra phần cánh thật đã bổ sung thêm sự chắc chắn cho những phát hiện trước đây của chúng tôi.
"Chúng tôi đã phát hiện ra rằng phần cánh thật trôi dạt khoảng 20 độ về bên trái với tốc độ trôi nhanh hơn phần cánh bản sao", Tiến sĩ Griffin nói thêm.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng phần cánh thật trôi dạt khoảng 20 độ về bên trái với tốc độ trôi nhanh hơn phần cánh bản sao
Năm ngoái, Bộ trưởng Giao thông Úc Darren Chester nói rằng bản báo cáo tháng 12 không phải là cơ sở cho một cuộc tìm kiếm mới vì nó không đưa ra "vị trí cụ thể" để tìm máy bay.
Phát biểu ngày 21.4, ông nhắc lại lập trường đó nhưng nói rằng những phân tích mới nhất đã được gửi đến Malaysia để xem xét.
"Malaysia là nhà điều tra hàng đầu và trong lúc đó, bất kỳ yêu cầu nào trong tương lai liên quan đến việc tìm kiếm MH370 cũng sẽ được Úc xem xét".
Theo Danviet
Ngừng tìm kiếm MH370, chiếc máy bay mất tích rốt cuộc gặp chuyện khủng khiếp gì? Gia đình của 239 nạn nhân có mặt trên chiếc máy bay xấu số MH370 bị mất tích tháng 3.2014 có thể không bao giờ biết được chuyện gì đã xảy ra với những người thân yêu của họ sau khi các cuộc tìm kiếm và điều tra về vụ việc chính thức chấm dứt ngày 17.1. Bí ẩn mang tên MH370 có...