Những thành phố đông học sinh quốc tế nhất
Những thống kê mới đây cho thấy, sự toàn cầu hóa của giáo dục không hề có dấu hiệu chậm lại trong những năm gần đây. Dưới đây là danh sách các thành phố có nhiều học sinh quốc tế nhất trong năm 2016.
Sinh viên quốc tế tại đại học King nước Anh
Thủ đô của London dẫn đầu danh sách này, với chất lượng giáo dục và cuộc sống cao là hai lý do chính. Mặc dù phải đối đầu với những hậu quả sau sự kiện Brexit, có tới những 6 thành phố của Anh trong top 10 và 13 thành phố của Anh trong top 20, báo hiệu cho sự phát triển mạnh của giáo dục Anh.
Úc cũng là một nơi được nhiều học sinh quốc tế lựa chọn, với 3 đại diện ở trong top 10. Điều đáng ngạc nhiên là cường quốc Mỹ chỉ có 2 đại diện trong top 20. ĐIều này có thể lý bởi các trường đại học nổi tiếng ở Mỹ thường không được đặt ở những thành phố lớn.
Thống kê này được thực hiện bởi những chuyên gia ở Student.com, với dữ liệu được thu thập vào khoảng thời gian giữa tháng 9 và tháng 12 năm ngoái. Danh sách cụ thể được công bố như sau:
Video đang HOT
1. London 2. Sydney 3. Melbourne 4. Liverpool 5. Brisbane 6. Manchester 7. Glasgow 8. Sheffield 8. Birmingham 10. Los Angeles
11. Nottingham 12. New York City 13. Coventry 14. Paris 15. Leicester 16. Montreal 17. Bristol 18. Edinburgh 19. Leeds 20. Cambridge
Danh sách này không khác nhiều so với thống kê của năm 2015, với chỉ sự vắng mặt của Chicago, Philadelphia, Canberra và Adelaide là đáng nói. Mặc dù được thực hiện bởi một công ty của Anh, không thể phủ nhận thống kê trên cho thấy Anh đang là điểm đến hấp dẫn với các học sinh quốc tế, với danh tiếng giáo dục cao và đặc biệt là ngôn ngữ giao tiếp chính là tiếng Anh. Thống kê trên cũng giúp những trường đại học ở Anh cảm thấy “dễ thở” hơn trong thời kỳ hậu Brexit.
Số lượng học sinh châu Âu nộp đơn vào các trường Anh cũng tăng mạnh trong thời gian gần đây. Có vẻ như Brexit không ảnh hưởng nhiều đến quyết định du học của họ, với nhiều học sinh muốn tận dụng thời điểm kinh phí sống giảm khi Anh vẫn ở trong khối liên minh E.U. ” Mặc dù còn quá sớm để đưa ra nhận định cuối cùng, thông tin trên thật sự là đáng mừng cho những học sinh quốc tế muốn theo học ở Anh”.
Theo số liệu của hiệp hội HESA của Anh, một phần năm số học sinh theo học ở các trường đại học của Anh là người ngoại quốc, với một phần tư trong số đó là học sinh của các nước Châu Âu, tăng 2% so với năm 2015. Phần lớn học sinh ngoại quốc đang theo học chương trình đào tạo sau đại học, với 12% học sinh là công dân nước ngoài liên minh E.U và 46% và học sinh thuộc nước trong E.U.
Với số lượng học sinh quốc tế lớn như vậy, chắc chắn các trường đại học ở Anh sẽ quan tâm đến những hiệu ứng của Brexit trong thời gian tới. Mặc dù thống kê trên đang ủng hộ các trường đại học, vẫn còn quá sớm để khẳng định điều gì và chắc chắn trong thời gian tới sẽ có những thay đổi đang chú ý.
Theo Danviet
Đóng cửa 1 trường học miễn phí ở London vì chỉ có 60 học sinh
Một trường học miễn phí ở London đột ngột thông báo sẽ đóng cửa vào tháng tới sau nhiều năm vật lộn với vấn đề tìm địa điểm, tuyển dụng nhân sự và chỉ có tổng cộng 60 học sinh kể từ khi đi vào hoạt động năm 2012.
Các trường học miễn phí đã mang lại hàng ngàn cơ hội học tập cho các học sinh vùng khó khăn
Đây sẽ là ngôi trường thứ 6 trong hệ thống các trường học miễn phí DfE được xây dựng bởi Michael Gove và David Cameron kể từ năm 2010 phải đóng cửa, trong đó, những khó khăn về mặt địa điểm được xem là tình trạng chung. Như các lớp học ở ngôi trường Southwark này chỉ được đặt tạm trong một hội trường địa phương và các ngôi nhà nhỏ tạm bợ gần Old Kent Road, phía nam London.
Theo số liệu của DfE vào năm ngoái, trong 4 năm, trường tiểu học miễn phí Southwark chỉ có 63 học sinh và hiện còn 56, đạt 14% so với khả năng đào tạo 420 học sinh.
Ngôi trường gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng giáo viên chính thức, chỉ có hiệu trưởng là giáo viên thường trực còn những người khác chỉ là trợ giảng hoặc giáo viên tình nguyện.
"Cơ quan quản lý đã xem xét liệu có thể phát triển ngôi trường này một cách bài bản, tuy nhiên, trong các cuộc thảo luận, phần lớn ý kiến đều cho rằng, với số lượng học sinh quá thấp như vậy, trường học miễn phí Southwark sẽ không có tính khả thi trong trung hạn", Victoria Mills, thành viên nội các thuộc Hội đồng Trẻ em và Trường học Southwark, cho biết.
Trong năm 2013, Hội đồng đã bác bỏ kế hoạch xây dựng ngôi trường trên một mảnh đất công nghiệp, khiến nó rơi vào tình trạng đã khó lại càng khó. Không có nơi cố định, quá trình thu hút học sinh lại càng chật vật hơn bao giờ hết.
DfE không công bố chi phí hoạt động của ngôi trường, nhưng những thông tin trên tài khoản năm học 2014 - 2015 cho thấy mức chi là 656.000 Bảng, tương đương hơn 10.000 Bảng cho mỗi học sinh. Sau khi đóng cửa, toàn bộ học sinh đang theo học tại đây sẽ được gửi đến các trường học khác
Trước đó, 345 trường học miễn phí được thành lập từ năm 2010 đã mang lại hàng ngàn cơ hội học tập cho các học sinh vùng khó khăn.
"Chính phủ sẽ phải rút ra những bài học từ sự thất bại của mô hình trường học miễn phí như Southwark. Những ngôi trường mới rất cần sự hỗ trợ của cộng đồng, được đặt tại nơi có nhu cầu thật sự và nên được điều hành bởi các nhà lãnh đạo có kinh nghiệm trong ngành giáo dục", Victoria Mills nói.
Theo Danviet
Ngôi trường không giáo viên, không sách vở lạ lùng ở Pháp Các nhà ngôn ngữ học có lẽ phải xem xét lại khái niệm "trường học" nếu có dịp ghé thăm một ngôi trường không giáo viên, không sách vở, không bài kiểm tra hay thi cử, không học phí và cũng không có luôn thời gian tốt nghiệp. Ecole 42 - ngôi trường "5 không" (không giáo viên, không sách vở, không thi...