Những thành công và thất bại lớn nhất của Tổng thống Trump trong nhiệm kỳ đầu
Từ một tỉ phú trong lĩnh vực bất động sản và chưa từng làm chính trị, ngày 20/01/2017 ông Donald Trump chính thức bước chân vào Nhà Trắng.
Trong gần bốn năm qua, trên cương vị Tổng thống thứ 45, cùng với nội các của mình, ông Donald Trump đã “chèo lái” nước Mỹ gặt hái được một số thành công cả về đối nội và đối ngoại, nhưng lại gặp không ít thất bại mà trong đó có những sự kiện được coi là lịch sử.
Ông Donald Trump cùng người thân xuất hiện tại sự kiện ở Nhà Trắng ngày 28/8. Ảnh: Sky News.
Những yếu tố thành công và thất bại lớn nhất của ông Donald Trump trên cương vị Tổng thống Mỹ cần được đo lường bằng tác động tổng thể và xét đến phản ứng chung từ Quốc hội, công chúng Mỹ, cũng như của người dân các nước trên thế giới.
Thành công của Tổng thống Trump
Việc đầu tiên mà Tổng thống Donald Trump đã hoàn thành đó là định hình lại hệ thống tư pháp liên bang. Đây là điều sẽ có tác động lâu dài nhất đối với nước Mỹ. Đến nay, Tổng thống Donald Trump đã bổ nhiệm tổng cộng 220 thẩm phán toà án liên bang, trong đó 3 Thẩm phán Tòa án Tối cao, 53 Thẩm phán Tòa Phúc thẩm liên bang. Đáng chú ý là việc bổ nhiệm bà Amy Coney Barrett vào vị trí Thẩm phán Tòa án Tối cao hôm 26/10, tức chỉ một tuần trước ngày tổng tuyển cử.
Theo phân tích của Washington Post, số thẩm phán mà Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm chiếm xấp xỉ một phần tư tổng số thẩm phán của 13 Tòa Phúc thẩm liên bang và chỉ kém hai người so với tổng số thẩm phán cùng cấp mà Tổng thống Barack Obama đã bổ nhiệm trong hai nhiệm kỳ.
Với việc ký ban hành luật chi tiêu quốc phòng năm 2020 trị giá 738 tỉ USD vào ngày 20/12/2019, Tổng thống Donald Trump đã hoàn tất quyết định thành lập Lực lượng Vũ trụ-quân chủng thứ sáu của các lực lượng vũ trang Mỹ. Bất chấp tên gọi, quân chủng mới của quân đội Mỹ được thiết lập không chỉ để bảo vệ hành tinh khỏi các mối đe dọa tiềm tàng từ bên ngoài trái đất, mà còn có nhiệm vụ bảo vệ các tài sản của quân đội Mỹ trong không gian, vốn đã có các quân chủng Không quân, Lục quân và Hải quân đảm trách.
Đánh giá về quyết định này, chuyên gia Todd Harrison, Giám đốc Dự án An ninh Hàng không Vũ trụ thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho rằng: “Quân chủng mới sẽ tạo ra một chuỗi chỉ huy tập trung, thống nhất chịu trách nhiệm về không gian. Bởi vì, suy cho cùng, khi trách nhiệm bị phân tán thì sẽ không có ai chịu trách nhiệm cả”.
Thành tựu luật pháp đặc trưng của Tổng thống Donald Trump trong nhiệm kỳ đầu đó là ký ban hành Đạo luật việc làm và cắt giảm thuế do đảng Cộng hòa khởi xướng. Đạo luật này được coi là cuộc đại tu lớn nhất đối với mã số thuế quốc gia trong vòng ba thập kỷ và Tổng thống Donald Trump đã thêu dệt đây là “nhiên liệu tên lửa” cho nền kinh tế Mỹ. Đạo luật đã cắt giảm vĩnh viễn thuế doanh nghiệp từ mức 35% xuống còn 21%, trong khi cũng mang lại những lợi ích tạm thời cho cho các cá nhân và gia đình họ.
Bên cạnh đó, tháng 12/2018, Tổng thống Donald Trump còn ký ban hành Đạo luật “bước đi đầu tiên”, đánh dấu chiến thắng lập pháp lần đầu tiên trong nhiều năm đối với những người tìm cách cải cách hệ thống tư pháp hình sự của Mỹ. Trước đó, dự luật này đã được thông qua với sự ủng hộ áp đảo của cả hai đảng tại Quốc hội. Đạo luật tạo ra những thay đổi tương đối khiêm tốn đối với hệ thống nhà tù liên bang, song các nhóm ủng hộ và những nhà hoạt động tìm cách chấm dứt tình trạng giam giữ hàng loạt, ca ngợi đây là một bước tiến quan trọng.
Dù có các chính sách gây tranh cãi, song không ai phủ nhận kể từ khi ông Donald Trump lên nắm quyền, nền kinh tế Mỹ đã có những bước phát triển mà hầu hết các chuyên gia kinh tế trước đó cho là không thể. Trong ba năm đầu ông Donald Trump cầm quyền, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ tăng xấp xỉ 3%/năm, tỉ lệ thất nghiệp giảm còn 3,5% vào tháng 9/2019, mức thấp nhất trong vòng nửa thế kỷ và duy trì trong nhiều tháng; thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm cao kỷ lục, trong đó chỉ số S&P 500 tăng tới 50%. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 bất ngờ ập đến đầu năm nay đã “cuốn phăng” mọi thành quả kinh tế của Tổng thống Donald Trump trong ba năm đầu nhiệm kỳ.
Thành tựu quan trọng và rõ ràng nhất của Tổng thống Donald Trump là xóa sổ Vương quốc Hồi giáo (caliphate) và tiêu diệt thủ lĩnh của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (ISIS) Abu Bakr al-Baghdadi. Còn nhớ, ISIS đã gây chấn động thế giới vào năm 2014 khi đánh chiếm vùng lãnh thổ rộng lớn ở Iraq và Syria, sau đó tuyên bố thành lập Vương quốc Hồi giáo tại khu vực này. Sau 5 năm dưới sự dẫn dắt các nỗ lực của Mỹ, Vương quốc Hồi giáo của ISIS cuối cùng đã bị xóa sổ vào tháng 3/2019. Ngày 27/10/2019, trong cuộc đột kích của lực lượng Mỹ vào khu vực biên giới giữa Syria với Thổ Nhĩ Kỳ, Baghdadi tự kết liễu bằng cách kích hoạt chiếc áo vest đã cài chất nổ bên trong đường hầm.
Trong năm đầu cầm quyền, quan hệ Mỹ-Triều tiến sát tới bờ vực của một cuộc chiến tranh, nhưng Tổng thống Donald Trump đã khiến thế giới đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi tiến hành ba cuộc gặp thượng đỉnh trực tiếp và chưa từng có tiền lệ với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, lần lượt tại Singapore, Hà Nội và làng đình chiến Bàn Môn Điếm.
Dù trên thực tế qua ba cuộc gặp, Tổng thống Donald Trump đã không thể thuyết phục Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un từ bỏ chương trình hạt nhân, song hoạt động ngoại giao “phá cách” của ông có thể đặt nền móng cho một chính quyền trong tương lai phá vỡ tình thế bế tắc hiện nay trong quan hệ Mỹ-Triều.
Điểm sáng cuối cùng và gần nhất trong chính sách đối ngoại đó là vai trò của Mỹ ba thỏa thuận hòa bình tại khu vực Trung Đông-châu Phi. Dưới vai trò trung gian môi giới và cả gây áp lực, ba nước gồm Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Bahrain và Sudan mới đây đã đồng ý thiết lập quan hệ ngoại giao và công nhận Nhà nước Israel.
Có thể khẳng định, những thành tựu mà Tổng thống Donald Trump đã đạt được trong gần bốn năm vừa qua là không nhiều và thậm chí trong những thành công đó còn có điều gây tranh cãi. Ngược lại, ông lại gặp những thất bại lớn, cho dù có các yếu tố bất ngờ và bất khả kháng, cùng với đó là các sai lầm mang tính lịch sử.
Video đang HOT
Trung Quốc đánh mất “cơ hội vàng” trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Mỹ Trump
VOV.VN – Chính sách “nước Mỹ trên hết” của ông Trump đã tạo cho Trung Quốc cơ hội rõ ràng để khẳng định vai trò đầu tàu trên nhiều lĩnh vực. Thay vì nắm lấy “cơ hội vàng”, Bắc Kinh lại chứng kiến uy tín ngày càng sụt giảm.
Thất bại và sai lầm của ông Trump
Đầu tiên phải kể đến là tình trạng bất ổn xã hội, phân biệt chủng tộc và bạo lực cảnh sát lên tới đỉnh điểm và kéo dài. Đáng chú ý, phản ứng của ông Donald Trump trong vụ xô xát gây chết người liên quan tới nhóm cực hữu “phát xít mới” ở thành phố Charlottesville, bang Virginia vẫn là một trong những thời khắc gây tranh cãi nhất trong nhiệm kỳ tổng thống.
Ông đã đổ lỗi cho “nhiều bên” về bạo lực tại cuộc biểu tình dẫn đến cái chết của cô Heather Heyer, một người chống biểu tình và khiến 19 người khác bị thương ngày 12/8/2017. Tuyên bố của ông Donald Trump đã vấp phải sự phẫn nộ không chỉ của các thành viên đảng Dân chủ, mà ngay cả trong nội bộ đảng Cộng hòa.
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, một trong số các đồng minh thân cận và là người bảo vệ ông Donald Trump quyết liệt nhất tại Quốc hội, đã phải thốt lên rằng những lời nói của Tổng thống gây “chia rẽ người dân Mỹ, chứ không hàn gắn họ”.
Cái chết của George Floyd, một người đàn ông Mỹ gốc Phi vao ngay 25/5/2020 tại thành phố Minneapolis, bang Minnesota, đã châm ngòi cho cac cuôc biêu tinh chông bao lưc canh sat va phân biêt chung tôc trên khăp nước My. Đây la lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân My thuôc nhiêu màu da khac nhau đa đoàn kết lai để biêu lô sư bât binh vê nạn phân biệt chủng tộc.
Thay vì kêu gọi hòa giải, Tổng thống Donald Trump lại có những phát ngôn và hành động “đổ thêm dầu vào lửa” khiến phong trào biểu tình lan rộng và kéo dài.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump còn phạm sai lầm trong chính sách nhập cư thông qua áp dụng các biện pháp ly tán các gia đình và dẫn đến những cái chết đáng thương của trẻ em nhập cư. Kể từ khi nhậm chức, ông Donald Trump đã thực hiện đúng cam kết vận động tranh cử, đó là giảm số người nhập cư không có giấy tờ và thực thi cách tiếp cận cứng rắn về nhập cư.
Chính sách “không khoan nhượng” của Chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với những vụ vượt biên bất hợp pháp đã dẫn đến sự ly tán của ít nhất 5.500 gia đình và cảnh trẻ em bị nhốt trong các lồng sắt. Sau sự phản ứng dữ dội lan rộng, Tổng thống Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp vào tháng 6/2018 để ngăn chặn việc ly tán các gia đình và một Thẩm phán liên bang đã yêu cầu Chính quyền Tổng thống Donald Trump đoàn tụ tất cả các gia đình bị ly tán. Tuy vậy, Cao Ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền Michelle Bachelet mới đây nói rằng bà “bị sốc” trước cảnh Chính phủ Mỹ đối xử với trẻ em nhập cư và những điều kiện mà trẻ em phải đối mặt tại các trung tâm giam giữ sau khi vượt biên giới Mexico tiến vào lãnh thổ Mỹ.
Một trong những thất bại điển hình của Tổng thống Donald Trump là việc ông bị Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát luận tội vào ngày 18/12/2019, với hai điều khoản, gồm lạm dụng quyền lực để gây áp lực yêu cầu Ukraine điều tra đối thủ chính trị trong cuộc bầu cử 2020, cựu Phó Tổng thống Joe Biden và cản trở cuộc điều tra của Quốc hội. Dù sau đó được Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát tha bổng, ông Donald Trump trở thành Tổng thống thứ ba bị luận tội trong lịch sử nước Mỹ.
Trong khi một yếu tố khách quan, song sẽ là một trong những thảm họa lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ đó là đại dịch Covid-19 và một nguyên nhân chính khiến tình hình dịch bệnh trở nên tồi tệ hơn bắt nguồn từ cách thức xử lý của Tổng thống Donald Trump. Theo dữ liệu thống kê của Đại học Johns Hopkins, tính đến chiều 01/11 (theo giờ địa phương), toàn nước Mỹ đã có gần 9,2 triệu trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 được xác nhận và gần 231 nghìn người chết liên quan tới bệnh Covid-19.
Số người Mỹ chết vì Covid-19 hiện đã vượt quá tổng số binh sĩ Mỹ tử trận trong tất cả các cuộc chiến mà họ tham gia từ 1945 đến nay. Ông Donald Trump đã nhiều lần hạ thấp mối đe dọa từ virus SARS-CoV-2, mâu thuẫn với các chuyên gia y tế công cộng hàng đầu và phớt lờ những khuyến nghị từ đội ngũ cố vấn y tế thuộc Nhóm đặc trách chống Covid-19 của Nhà Trắng.
Việc ông Donald Trump mắc Covid-19, phải nhập viện điều trị tại Trung tâm Quân y Quốc gia Walter Reed là hệ quả tất yếu và không khiến nhiều người bất ngờ. Cũng may là ông Donald Trump đã kịp hồi phục để tham gia vào giai đoạn vận động tranh cử nước rút.
Trên mặt trận đối ngoại, thất bại và sai lầm lớn nhất của Tổng thống Donald Trump trong nhiệm kỳ qua liên quan tới khu vực Trung Đông, gồm Iran, Syria và Afghanistan. Việc Tổng thống Donald Trump quyết định đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran vào tháng 5/2018 được cho là góp phần gây rối loạn khu vực Trung Đông.
Đây vẫn là một trong những quyết định không được ưa chuộng nhất của ông Donald Trump trên trường thế giới và đã bị các đồng minh hàng đầu của Mỹ, những nước cũng là bên tham gia ký kết thỏa thuận chỉ trích mạnh mẽ.
Chiến dịch gây sức ép tối đa của Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã không thể buộc Iran đàm phán một phiên bản thỏa thuận nghiêm ngặt hơn. Quyết định của Tổng thống Donald Trump rút các binh sĩ Mỹ khỏi miền Bắc Syria tháng 10/2019 cũng là một trong những động thái chính sách đối ngoại tai hại nhất của ông.
Việc rút quân Mỹ đã gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo và tạo ra khoảng trống an ninh trong khu vực. Tổng thống Donald Trump cũng nhiều lần cam kết chấm dứt “các cuộc chiến tranh bất tận”, tập trung vào chiến trường Afghanistan, nơi quân đội Mỹ đã sa lầy suốt 19 năm qua. Ông Donald Trump muốn rút toàn bộ binh sĩ Mỹ khỏi chiến trường Afghanistan trước cuộc bầu cử song điều đó đã không xảy ra. Mỹ đã ký thỏa thuận hòa bình với lực lượng Taliban tại Afghanistan, nhưng vai trò trung gian của Washington trong các cuộc đàm phán hòa bình giữa Chính phủ Afghanistan và Taliban xem như đã thất bại khi bạo lực vẫn tiếp diễn những ngày qua.
Có lẽ, thất bại lớn nhất của Tổng thống Donald Trump trên mặt trận đối ngoại chính là khiến hình ảnh toàn cầu của nước Mỹ bị suy giảm đáng kể khi ông liên tục làm mất lòng các đồng minh quan trọng của Washington.
Xu hướng của Tổng thống Donald Trump đẩy các đồng minh ra xa và cô lập Mỹ, bao gồm rút khỏi các thỏa thuận và định chế quốc tế quan trọng như Hiệp định khí hậu Paris, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),… đã có tác động đáng kể. Người dân trên khắp thế giới đã bày tỏ quan điểm tiêu cực về Tổng thống thứ 45 của Mỹ.
Tháng 01/2020, Trung tâm nghiên cứu Pew công bố kết quả khảo sát người dân tại 32 quốc toàn thế giới, cho thấy 64% số người được hỏi ý kiến nói rằng họ không tin tưởng ông Donald Trump làm điều đúng đắn trong các vấn đề thế giới và chỉ có 29% tin tưởng Tổng thống Mỹ. Việc Tổng thống Donald Trump xử lý cuộc khủng hoảng Covid-19 cũng khiến nước Mỹ lúng túng trên trường thế giới và tạo ra một khoảng trống trong vai trò lãnh đạo toàn cầu mà Trung Quốc đã gấp rút lấp đầy.
Quả thật, Tổng thống Donald Trump khi vào năm cuối nhiệm kỳ đầu tiên và khi ông đang ở thế “thượng phong” để tiếp tục tại vị ở Nhà Trắng thêm bốn năm nữa thì đại dịch Covid-19 ập đến. Sức khỏe của nền kinh tế Mỹ, vốn là niềm tự hào, thành tựu quan trọng nhất mà ông Donald Trump đã làm được sau hơn ba năm cầm quyền và cũng chính là thước đo quan trọng nhất đối với cử tri Mỹ trong Ngày bầu cử, gần như đã bị xóa sổ. Điều này khiến cho số ít thành tựu mà Tổng thống thứ 45 của Mỹ đạt được trở nên nhạt nhòa, trong khi đó những sai lầm và thất bại mang tính lịch sử của ông sẽ là điều phần đông công chúng Mỹ, cũng như người dân trên khắp thế giới rất khó quên.
Nhà Trắng lúng túng với bài học Covid-19
Liên tiếp để Covid-19 tấn công với những ổ dịch liên quan đến cả Tổng thống Trump và cấp phó Pence, Nhà Trắng cho thấy họ chưa rút ra được bài học.
Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump cuối tuần qua lại đón nhận một cú sốc mới, khi một ổ dịch Covid-19 lại bùng phát liên quan đến Nhà Trắng. Ít nhất 5 trợ lý và cố vấn cấp cao của Phó tổng thống Mike Pence, trong đó có những người thường xuyên tiếp xúc gần với ông, đã dương tính với nCoV.
Giới quan sát cho rằng khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ chỉ còn hơn một tuần nữa, ổ dịch liên quan đến các trợ lý thân cận của Pence đã cho thấy thất bại của chính quyền Trump trong nỗ lực kiềm chế dịch bệnh trong bối cảnh số ca nhập viện vì Covid-19 đang tăng nhanh và số ca nhiễm mới hàng ngày liên tục lập kỷ lục mới.
Phó tổng thống Mỹ Mike Pence phát biểu tại cuộc vận động tranh cử ở Florida ngày 24/10. Ảnh: AP.
Ổ dịch liên quan đến Phó tổng thống Pence, người đứng đầu lực lượng chuyên trách chống Covid-19 của Nhà Trắng, làm suy yếu tuyên bố mà Tổng thống Trump lâu nay vẫn phát đi rằng chính quyền của ông "đang làm rất tốt" trong cuộc chiến chống Covid-19, cũng như đại dịch "đang đến hồi kết".
Điều khiến chiến dịch tranh cử của Trump thêm phần khó khăn là việc chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows ngày 25/10 bất ngờ thừa nhận rằng chính quyền gần như đã từ bỏ nỗ lực kiềm chế virus lây lan.
"Chúng tôi sẽ không kiểm soát dịch bệnh", Meadows trả lời trong cuộc phỏng vấn với kênh CNN. "Chúng tôi sẽ kiểm soát thực tế là chúng ta sẽ phát triển vaccine, các phương pháp điều trị và những biện pháp giảm nhẹ khác".
Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden lập tức tận dụng phát ngôn này để công kích chiến dịch tranh cử của Trump. "Đó không phải phút lỡ lời của Meadows... mà là hành động phất cờ trắng thừa nhận thất bại và hy vọng rằng bằng cách phớt lờ virus, nó sẽ tự biến mất", Biden nói. "Nhưng điều đó sẽ không xảy ra".
Ổ dịch liên quan đến Phó tổng thống Pence bùng phát gần ba tuần sau khi Tổng thống Trump nhập viện điều trị Covid-19 và nhiều cố vấn của ông cũng nhiễm virus.
Truyền thông Mỹ cho biết những cá nhân nhiễm nCoV trong vòng tròn thân cận của Phó tổng thống Pence gồm chánh văn phòng Marc Short, cố vấn hàng đầu Marty Obst, trợ lý riêng Zach Bauer, người luôn "như hình với bóng" bên cạnh ông, và hai nhân viên khác.
Pence đã tiếp xúc gần với một số người đã nhiễm virus trong những ngày gần đây, song phát ngôn viên Devin O'Malley cho hay Phó tổng thống và phu nhân Karen Pence đều xét nghiệm âm tính hôm 24/10 và tiếp tục có "tình trạng sức khỏe tốt" vào ngày 25/10.
Từ trái qua: Chánh văn phòng Phó tổng thống Mỹ Marc Short, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence, cựu thống đốc bang Wisconsin Scott Walker và cố vấn Marty Obst tại một sự kiện ngày 7/10. Ảnh: Twitter/ScottWalker.
Một số cố vấn Nhà Trắng cho biết họ không muốn gây chú ý quá nhiều về ổ dịch mới vì nó sẽ làm bật lên mức độ nghiêm trọng của đại dịch ở tuần cuối chiến dịch tranh cử, qua đó làm dấy lên hoài nghi về cách chính quyền đối phó Covid-19.
Dù có thông tin trợ lý thân cận nhiễm nCoV, Pence không có ý định từ bỏ lịch trình vận động tranh cử dày đặc của mình. Tối 25/10, ông vẫn bay tới Bắc Carolina để dự một buổi mít tinh ở Kinston. Ngày 26/10, ông dự kiến đến Washington chủ trì cuộc bỏ phiếu của Thượng viện phê chuẩn Thẩm phán Amy Coney Barrett vào Tòa án Tối cao.
Theo giới chuyên gia, đợt bùng dịch mới nhất cho thấy một thực tế rõ ràng rằng Nhà Trắng cùng chiến dịch tranh cử của Trump và Pence đều thiếu các giao thức phòng chống dịch cơ bản. Họ không thường xuyên đeo khẩu trang hay thực hiện giãn cách xã hội. Trên chuyên cơ Air Force Two, nơi Pence và đội ngũ của mình dành khá nhiều thời gian lưu lại trong hành trình tranh cử, các quan chức cũng ít khi đeo khẩu trang.
Ngay từ đầu, Tổng thống Trump đã hạ thấp mối nguy hiểm của Covid-19, khăng khăng cho rằng virus sẽ "tự biến mất". Ông còn mâu thuẫn với chính những nhà khoa học của mình, gây áp lực lên Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) buộc họ phải thay đổi những khuyến nghị về cách thức và thời gian nên mở cửa trở lại trường học, doanh nghiệp.
Chiến lược phản ứng với đại dịch của Trump xoay quanh hệ tư tưởng chính trị của ông, khi ông chỉ trích cách thực hiện của các thống đốc phe Dân chủ và ca ngợi cách tiếp cận chặt chẽ của những lãnh đạo Cộng hòa. Ông luôn công khai đứng về phía những người tỏ ra thất vọng với các biện pháp giới hạn, phong tỏa chống dịch.
Tổng thống cũng biến việc đeo khẩu trang và thực hiện những biện pháp phòng chống dịch khác thành các bài kiểm tra độ trung thành, bác bỏ tầm quan trọng của cách biệt cộng đồng. Ông đặt trọn niềm tin và Chiến dịch Thần tốc, một kế hoạch nhằm tăng tốc độ phát triển, phân phối vaccine, dù giới khoa học khẳng định nó sẽ không bao giờ là một quá trình nhanh chóng, dễ dàng.
Tổng thống Trump tại cuộc vận động tranh cử ở Bắc Carolina ngày 24/10. Ảnh: NYTimes.
"Nhà Trắng có những quy định rất lỏng lẻo về việc bảo vệ nhân viên và các lãnh đạo", tiến sĩ Ashish Jha, hiệu trưởng Trường Y tế Công cộng Đại học Brown, nhận xét. "Họ từng phải đối mặt với một đợt bùng dịch lớn nhưng rõ ràng là họ không học được gì từ sau sự cố đó nên mọi chuyện mới tiếp diễn như hiện nay".
Khi vận động tranh cử vào cuối tuần qua, Trump đã cố gắng mô tả một thực tế khác. Tại cuộc vận động ở Londonderry, New Hampshire, Tổng thống Mỹ tuyên bố đại dịch sẽ sớm chấm dứt nhờ một loại vaccine tiềm năng mà theo ông sẽ "nhanh chóng được phân phối".
"Vaccine sẽ sớm dập tắt đại dịch, cuối cùng thì nó cũng kết thúc", Trump nói.
Trump đồng thời hy vọng có thể đánh lạc hướng chú ý của dư luận khỏi đại dịch trong giai đoạn tranh cử nước rút, song ổ dịch mới liên quan đến Phó tổng thống Pence được cho là sẽ xô đổ nỗ lực này, giới quan sát nhận định.
Hôm 25/10, khi được hỏi Phó tổng thống Pence có nên ngừng hoạt động tranh cử hay không, Tổng thống Trump nói phóng viên nên "tự đi hỏi ông ấy", sau đó chuyển hướng sang ca ngợi quy mô đám đông tại các buổi mít tinh do phó tướng của mình tổ chức.
Người duy nhất trong vòng tròn thân cận của Tổng thống Trump từng nhiễm nCoV và đã thay đổi suy nghĩ là Chris Christie, cựu thống đốc New Jersey, người bình phục sau một thời gian nhập viện điều trị Covid-19. Ông giờ đây tích cực kêu gọi người dân Mỹ đeo khẩu trang và thực hiện cách biệt cộng đồng.
"Sự bất tiện nhỏ bé đó có thể cứu tính mạng bạn, khu bạn sống và nền kinh tế", ông viết trên báo Wall Street Journal hồi tuần trước. "Những người nắm quyền điều hành phải có trách nhiệm truyền đi thông điệp này", ông nhấn mạnh, song không đề cập trực tiếp tới Tổng thống Trump hay Phó tổng thống Pence.
Ông Trump hết cơ hội đảo ngược ưu thế của đối thủ Joe Biden? Giữa bối cảnh bầu cử Mỹ chỉ còn 9 ngày nữa diễn ra, thời gian để Tổng thống Trump đảo ngược tình thế đang cạn dần khi ông tiếp tục bị ông Biden dẫn trước. Tuy nhiên, có lẽ đây mới là điều đáng lo nhất với ông Trump: Rõ ràng Tổng thống đã không thể hiện tốt như năm 2016. Vào thời...