Những thằng chồng vô tâm
Giá như lấy được người chồng đặt nặng và coi trọng chuyện trinh tiết thì đêm tân hôn, hai đứa em tôi đã không phải khóc ròng và tiếc nuối như thế.
“Ăn cơm trước kẻng” là một vấn đề mà dù xã hội không khuyến khích thì nó vẫn tồn tại và có vẻ như ngày càng được bảo tồn và phát huy mạnh mẽ. Nhưng vấn đề nào cũng thế, có người ủng hộ thì ắt có kẻ phản đối. Vậy với cái việc “Ăn cơm trước kẻng” này thì ai ủng hộ? Và ai phản đối?
Những người phản đối gay gắt nhất hẳn là những thế hệ lớn tuổi, đặc biệt là các bậc ông bà, cha mẹ có con gái, cháu gái đang ở tuổi yêu, tuổi lấy chồng. Họ phản đối là phải, bởi họ sợ. Như đứa cháu gái tôi đấy, toàn nói dối bố mẹ là sang nhà cái Thủy, nhưng rồi ngoằn ngoèo lại chui tọt vào nhà nghỉ; bảo là đi lao động ở trên trường, nhưng kỳ thực lại là lao động trên giường. Giờ, bụng nó to bằng cái rương, bố mẹ nó buồn khổ, suy sụp, nhìn rất thương!
Ở chiều ngược lại, những người ủng hộ quyết liệt nhất cho vấn đề này chính là mấy cậu thanh niên. Họ bày tỏ quan điểm của mình một cách say sưa và lộ liễu, nhất là khi ở bên bạn gái trong một không gian kín đáo, riêng tư, chỉ có hai người, đặc biệt là khi bạn gái của anh ấy có dấu hiệu lưỡng lự, phân vân, chưa biết theo phe nào…
- Sao em cứ phải lăn tăn thế nhỉ? Giờ còn mấy ai quan trọng chuyện trinh tiết nữa đâu!
- Nhưng bố em bảo cơm không ăn thì gạo còn đó!
- Nói vớ vẩn! Cơm không ăn thì để nó sẽ thiu, sẽ hỏng, làm sao mà còn đó được. Gạo chỉ còn đó khi chưa nấu, chứ đã nấu rồi thì phải ăn, cũng giống như đã yêu thì phải…
- Nhưng mẹ em cấm!
- Vì ngày xưa mẹ bị ông ngoại cấm, nên giờ, mẹ cay cú mới trút giận lên em thôi. Tại sao em lại cam chịu làm cái thớt để mẹ chém trong khi ông ngoại em là con cá thì lại không bị chém? Em đừng dại dột đi vào vết xe đổ của mẹ!
- Vậy giờ em phải làm sao đây?
Video đang HOT
- Em không cần phải làm gì cả, chỉ cần nằm im thôi!
Ở trường hợp này, các cô gái, nếu không có lập trường vững vàng, thường sẽ là kẻ đứng giữa. Một bên là những lời khuyên răn, cấm cản của cha mẹ, còn một bên là những luận điểm, luận cứ hùng hồn, kết hợp với những hành động khiêu khích của bạn trai hòng lôi kéo cô gái về phía mình. Cuộc chiến này có vẻ như không được công bằng, không được cân sức cho lắm, bởi trong những lúc gay cấn nhất, những lúc mà căng thẳng được đẩy lên đến tột độ, lúc mà sự thắng thua chỉ được quyết định trong tích tắc thì bố mẹ lại không thể ở bên cạnh cô ấy để đưa ra lời khuyên bảo, chỉ có mỗi anh người yêu đang tấn công cô ấy tới tấp, không chỉ bằng lời nói mà còn bằng hành động, không chỉ bằng mồm mà còn cả bằng tay chân, súng ống.
Và phần thắng hầu hết nghiêng về ai thì chắc các bạn cũng biết. Rồi khi cơm đã ăn xong, vẫn còn vài hạt vương trên mép, khi chăn chiếu đã nhàu nhĩ, ngổn ngang, thì những lời khuyên răn của cha mẹ, có thể, lúc ấy mới lại ùa về ngập ngụa trong đầu cô gái, nhưng cũng chỉ về một lát thôi, rồi nó lại bay đi ngay, bởi từ phía sau, anh chàng người yêu đã vòng cánh tay ấm áp qua cơ thể trần trụi, nguyên sơ, nóng hầm hập, thi thoảng vẫn còn run lên bần bật của cô gái, rồi ghé tai thì thầm, êm ái:
- Em lăn tăn làm gì, giờ còn mấy ai quan trọng chuyện trinh tiết nữa đâu!
“Có lẽ đúng vậy thật!” – Cô gái nghĩ thầm. Và cái suy nghĩ đó sẽ là mặc nhiên trong đầu cô gái, không khiến cô ấy thêm một lần nào phải nhớ đến nó, phải trăn trở, lăn tăn với nó nếu như người đàn ông cô ấy lấy làm chồng chính là cái người đã vòng tay ra ôm cô ấy sau cuộc chiến và thì thầm vào tai cô ấy những lời nghe thật nhẹ nhàng ấy. Thế nhưng nếu người đàn ông cô ấy sắp lấy làm chồng và cái gã đã vòng tay ra ôm cô sau cái lần đầu tiên ấy không phải là một thì sao? Thì tất nhiên, cái lăn tăn đó sẽ quay lại, không ít thì nhiều. Và ít hay nhiều sẽ phụ thuộc vào người đàn ông cô ấy sắp lấy.
Nếu chồng cô ấy có suy nghĩ giống như cái anh chàng người yêu năm xưa thì tốt rồi, chả còn gì phải lăn tăn. Nhưng nếu không giống thì sao?
Không phải cô gái nào cũng đủ can đảm hỏi chồng sắp cưới của mình rằng: “Em không còn trinh nữa, anh có muốn cưới em không?”. Những cô gái đủ can đảm để hỏi câu đó thì tôi không nói tới ở đây, bởi hỏi thế thì hết chuyện rồi, hên xui, 50/50. Thế còn những cô gái không đủ can đảm để hỏi? Thì họ sẽ có hai lựa chọn. Lựa chọn thứ nhất là kệ, cứ lẳng lặng lên giường với nhau, rồi tùy xem thái độ của anh ấy thế nào. Cái này cũng lại hên xui, 50/50. Lựa chọn thứ hai có độ an toàn cao hơn, nhưng tốn kém hơn, và day dứt lương tâm hơn, ấy là đi làm lại màng trinh để qua mặt chồng.
Làm lại màng trinh cũng có nhiều lựa chọn, bạn có thể mua màng trinh của Tàu để đặt vào. Loại màng này được mấy người hàng rong chào bán nhan nhản ngoài chợ giời với giá vài trăm ngàn, mua hai màng được khuyến mạithêm một màng. Cách này ưu điểm là tiết kiệm, còn nhược điểm là dễ bị rơi ra trong lúc hành sự. Chú ý, nếu phát hiện màng bị rơi ra, phải khéo léo xoay sở, che chắn, không để chồng phát hiện, rồi nhanh tay nhặt lên và giấu đi. Sau đó, lấy lý do buồn tè, đi vào nhà vệ sinh, lập tức nhét màng lại vị trí cũ, đồng thời quay ngay trở lại giường để tiếp tục nhiệm vụ, không nên để chồng đợi lâu sẽ sinh nghi ngờ.
Muốn cho chắc ăn, bạn nên nhét khoảng hai, ba màng vào cùng một lần, đề phòng trường hợp cái này rơi ra thì vẫn còn cái khác ở trong đó đón tiếp. Nếu có thể, trong tiệc cưới, bạn hãy nhờ bạn bè chúc rượu cho chú rể thật say, như vậy, lúc động phòng, chồng bạn sẽ không đủ tỉnh táo mà phân biệt được thật giả. Cũng có một số chị em đã qua mặt được chồng bằng cách khéo léo chọn ngày cưới sao cho đêm tân hôn rơi đúng vào ngày “đèn đỏ”, bởi vẫn có những ông chồng tin rằng nếu vợ mình ra máu càng nhiều trong lần đầu tiên thì chứng tỏ vợ mình càng còn trinh nhiều. Tuy nhiên, cách này chỉ nên áp dụng với các chị em có chu kỳ đều và ổn định, nếu chu kỳ của bạn rối loạn theo kiểu ngẫu hứng, tức là “thích thì đến, ở chơi rõ lâu, không thích thì đi, chả biết bao giờ trở lại”, thì tôi khuyên bạn không bên đặt cược hạnh phúc của cuộc đời mình vào nó.
Tôi có đứa em gái kết nghĩa, rất hiền lành, nhu mì, mỗi tội mất trinh từ khi bắt đầu dậy thì. Vì vậy, khi chuẩn bị lấy chồng, nó cũng lo lắng lắm. Được cái nhà nó có điều kiện nên nó không muốn dùng màng trinh giả của Tàu mà quyết định sang Thái vá lại màng trinh đồng thời bảo dưỡng, đại tu và tân trang lại toàn bộ từ trong ra ngoài cho yên tâm. Phải công nhận là tay nghề của bọn Thái rất đỉnh, những vết tích của bao tháng ngày ăn chơi trụy lạc đã bị xóa đi tất cả, nhìn không khác gì lúc chưa bị mất. Đêm tân hôn, sau khi mọi việc đã xong xuôi, em gái kết nghĩa của tôi mới gục đầu vào vai chồng nũng nịu:
- Anh yêu! Thấy vợ mình còn trinh, anh có vui không?
- Bình thường! Giờ còn mấy ai quan trọng chuyện trinh tiết nữa đâu!
Em tôi nghe vậy thì ôm mặt khóc tu tu:
- Trời ạ! Sao không nói sớm? Làm em tốn bao nhiêu tiền của sang Thái.
Tôi còn một đứa em gái nữa. Đứa này thì ngược lại, ngoan cực kỳ, không chơi bời gì, và đêm tân hôn với chồng chính là lần đầu tiên của nó. Sau khi mọi việc đã xong xuôi, em gái tôi mới gục đầu vào vai chồng nũng nịu:
- Anh yêu! Thấy vợ mình còn trinh, anh có vui không?
- Bình thường! Giờ còn mấy ai quan trọng chuyện trinh tiết nữa đâu!
Em tôi nghe vậy thì ôm mặt khóc tu tu:
- Trời ạ! Biết vậy thì việc quái gì phải giữ gìn, cứ buông thả mà hưởng thụ cho sướng.
Vậy ra, ngoan ngoãn hay chơi bời, gìn giữ hay buông thả, còn trinh hay mất trinh, cuối cùng cũng đều giống nhau, cũng ôm mặt khóc tu tu trong đêm tân hôn. Giá lấy được người chồng đặt nặng và coi trọng chuyện trinh tiết thì đêm tân hôn, hai đứa em tôi đã không phải khóc ròng và tiếc nuối như thế. Nhưng thật buồn là chúng lại lấy phải những thằng chồng chẳng thèm quan tâm đến việc vợ mình còn trinh hay mất trinh nữa! Buồn thật!
Theo Phunutoday
Ly hôn vì vợ thường xuyên bỏ về nhà bố mẹ đẻ
Tôi mới chỉ ba mươi hai tuổi, tôi sẽ như thế nào suốt mấy chục năm nữa? Vì vậy, tôi đã đưa ra một quyết định mang tính bước ngoặt cuộc đời - Ly hôn.
Trước khi lấy người vợ hiện tại, tôi cũng đã trải qua mối tình với một người con gái. Nhưng vì một vài lí do mà chúng tôi không thể tiếp tục cùng nhau đi đến hôn nhân. Còn vợ hiện tại của tôi là do mai mối. Do tuổi tác cũng không còn ít (30 tuổi), lại cũng bởi khi đó, mẹ tôi giục giã quá nên đã chấp chận đám cưới.
Cuộc hôn nhân không có tình yêu, không có sự hòa hợp về mọi mặt. Thực sự mà nói, tôi không chấp nhận được ở người vợ này một điểm gì. Người ta nói, xấu người thì cũng được cái nết kéo lại, đằng này... Xuân được chiều chuộng từ nhỏ nên tính tình rất ngang bướng lại rất lười. Cô ấy đối đãi rất tệ, thiếu tôn trọng mẹ tôi - một người phụ nữ đã ở tuổi thất thập, thường xuyên cãi lại bà với giọng sang sảng.
Cô ấy cho rằng, làm gì cũng bị mẹ chồng soi mói, và vì một nhà không thể có hai chủ nên tốt nhất là không làm để tránh mâu thuẫn. Cô ấy cứ lơ là, sau giờ làm việc không về nhà ngay để tránh đối đầu với mẹ chồng khi chưa có tôi về nhà. Cô ấy muốn đưa con đi chơi cả ngày cuối tuần để thay đổi không khí. Tất nhiên tôi không thể đồng ý với cách cư xử như vậy. Chính vì thế giữa hai vợ chồng tôi gần đây thường xuyên xảy ra cãi vã. Và mỗi lần như vậy, vợ tôi đều gọi bố mẹ đẻ đến kể tội tôi. Thậm chí, có lần, mẹ tôi về quê vắng nhà, nửa đêm mười một giờ, cô ấy còn gọi hết bố đẻ và chị gái tôi đến để giải quyết mâu thuẫn... giữa vợ chồng tôi. Cứ động cãi nhau là cô ấy lại vùng vằng bỏ về nhà bố mẹ đẻ. Tôi thực sự cảm thấy quá chán nản người vợ như vậy. Nhưng vì con trai nên tôi đã chịu đựng. Tôi mong con tôi không phải chịu thiệt thòi, sống cảnh xa bố mẹ khi còn quá nhỏ - Cháu mới chỉ mười sáu tháng tuổi. Nghĩ đến cảnh đứa con sẽ phải sống thiếu thốn tình cảm, tôi lại không nỡ. Đó là lí do tại sao tôi chưa từng nghĩ đến chuyện ly hôn với vợ.
Ly hôn vì vợ thường xuyên bỏ về nhà bố mẹ đẻ (Hình minh họa
Đến công ty, tôi sống trong một tâm trạng khác, về nhà, tôi lại sống trong một tâm trạng khác - chán chường, căng thẳng. Đỉnh điểm cho những mâu thuẫn giữa vợ chồng tôi là, sau một trận cãi vã, Xuân gói ghém quần áo, gọi bố mẹ đẻ cô ấy đến đón về trước sự chứng kiến của mẹ tôi. Tôi không biết có bao nhiêu ông bố, bà mẹ trên thế gian này lại xử sự như vậy? Chẳng cần biết vợ chồng con gái con rể vì sao lại mâu thuẫn, đầu đuôi ngọn ngành sự việc như thế nào, cũng chẳng cần biết đến việc phải giúp con cái hàn gắn ra sao? Và có bao nhiêu cô con dâu hễ cứ mâu thuẫn vợ chồng là lại bỏ về nhà như thế? Tôi thật không thể hiểu được cách giáo dục con cái của bố mẹ vợ tôi.
Thật đau xót khi lấy phải người phụ nữ không biết giữ lửa gia đình,
con cái phải sớm chịu thiệt thòi (Hình minh họa)
Từ đó đến nay đã hơn ba tháng, vậy mà vợ tôi không hề có một động tĩnh nào về việc xin lỗi hay quay về nhà chồng. Hành động này như giọt nước tràn ly. Mẹ tôi không chấp chận được điều đó. Còn tôi thấy mình đã quá sức chịu đựng và muốn giải thoát mình khỏi cuộc hôn nhân này. Thương con, nhiều đêm tôi suy nghĩ, khóc, sụt cân trầm trọng. Thế nhưng, tôi không thể tiếp tục kéo dài cuộc sống như vậy mãi được.
Tôi không cảm nhận được điều mà người ta vẫn gọi là hạnh phúc gia đình. Tôi không cảm nhận được sự chăm sóc của một người vợ dành cho chồng mình từ người phụ nữ mà tôi sẽ phải gắn bó cả đời. Một cuộc hôn nhân không tình yêu thương, không chút ngọt ngào thì sẽ duy trì được bao lâu? Nếu tôi cứ cố gắng chịu đựng vì con thì tôi sẽ phải sống cuộc sống như địa ngục, không tiếng cười. Tôi mới chỉ ba mươi hai tuổi, tôi sẽ như thế nào suốt mấy chục năm nữa?
Việc người vợ bỏ về nhà mẹ đẻ bao giờ cũng rất dễ nhưng quay trở lại thì luôn rất khó. Vì vậy, tôi quyết không tha thứ và đã đưa ra một quyết định mang tính bước ngoặt cuộc đời - Ly hôn. Tôi tin rằng sự lựa chọn của mình là đúng đắn. Với một người đàn ông, thật đau xót khi lấy được người phụ nữ không biết giữ lửa ấm gia đình, khiến con cái phải sớm chịu thiệt thòi.
Theo Ngoisao
Nên dũng cảm để 'buông' Tôi đã đúng khi quyết định ly hôn, chấm dứt một cuộc sống hôn nhân quá bế tắc. Chúng tôi kết hôn. Bước vào cuộc sống vợ chồng, tôi mới phát hiện mình và Hạnh có quá nhiều bất đồng, mâu thuẫn. Có lẽ trước khi kết hôn, sự tìm hiểu quá ít nên chưa hiểu nhau hoặc có thể do tính cách...