Những “thần đồng” của làng công nghệ thế giới
Chưa vượt quá 20, thậm chí đa phần ở lứa tuổi 14 – 15, họ đã được mệnh danh “thần đồng” bởi khả năng thiên bẩm – cùng những sản phẩm có giá trị lớn trong lĩnh vực công nghệ.
Nick D’aloisio (19 tuổi) bán ứng dụng cho Yahoo! với giá 30 triệu USD
Từ 12 tuổi, Nick tiếp xúc với công nghệ và viết nhiều ứng dụng: SongStumblr – sử dụng Bluetooth tìm hiểu người xung quanh đang nghe gì, Facemood – theo dõi tình trạng Facebook bạn bè và cho ra kết quả về tâm trạng, cảm xúc của họ.
Sau đó, Nick nảy ra ý tưởng viết phần mềm giúp tóm tắt văn bản thay người đọc tên là Summly. Đây là một ý tưởng đột phá, hỗ trợ các thao tác nghiên cứu đơn thuần, giúp ích cho kinh doanh, nhất là với công việc đòi hỏi phải tham khảo nhiều tài liệu như luật hay tài chính.
Đầu năm 2013, Summly đã được mua lại với kỳ vọng đây sẽ là bước ngoặt giúp tổng hợp lại hệ thống nội dung của Yahoo! hiện tại trên thiết bị di động. Nick trở thành triệu phú tự lập trẻ nhất thế giới, đồng thời được tạp chí TIME vinh danh trong Top 100 thanh niên có ảnh hưởng nhất thế giới.
Ben Pasternak – Thiên tài ứng dụng 15 tuổi
Ben Pasternak sinh ra tại Sydney (Úc) đã tạo ra ứng dụng Impossible Rush (trò chơi cũng lấy bối cảnh và cốt truyện giống như game Flappy Bird của tác giả Nguyễn Hà Đông), ra mắt từ cuối tháng 10/2014. Đây là ứng dụng thu hút tới hơn 500.000 lượt tải trên App Store, có thời điểm vượt qua các ứng dụng đình đám như Vine, Twitter và Google Search.
Chính vì vậy, chàng trai này đã trở thành “mục tiêu tranh giành” của Facebook và Google. Mạng xã hội lớn nhất hành tinh đã tặng một chương trình thực tập sinh cho cậu tại trụ sở của hãng ở Thung lũng Silicon. Trong khi đó, Goolge lại nhờ đến các vị phó chủ tịch cấp cao mời Ben đến thăm trụ sở của mình.
Bên cạnh đó, Pasternak cũng là 1 trong 450 doanh nhân trẻ tuổi được Google và MIT mời tham dự sự kiện Hack Generation Y – các học sinh trung học sẽ tìm cách tạo ra các sản phẩm phần mềm trong vòng 36 ngày.
Pasternak đã chia sẻ về động lực khi tạo ra các ứng dụng, chính là giúp cuộc sống của người dùng đơn giản, dễ dàng hơn. Hiện tại, chàng trai đang phát triển một ứng dụng có tên One, giúp lọc tất cả các profile trên mạng xã hội để tìm ra người cần tìm.
Jordan Casey – Thần đồng công nghệ thành giám đốc tuổi 15
Jordan Casey (SN 1999), đến từ Ireland được mệnh danh là thần đồng công nghệ. Jordan đã bắt đầu làm quen, ham mê công nghệ, trò chơi từ năm 9 tuổi. Chỉ sau một thời gian ngắn mày mò, Jordan đã tự thiết kế được ứng dụng mới. Ở tuổi 12, cậu bé tài năng đã sáng tạo ứng dụng trò chơi phổ biến trên các cửa hàng ITunes của Apple.
Video đang HOT
Năm 2012, trò chơi Alien Ball của Jordan đứng đầu các bảng xếp hạng ứng dụng của Apple. Nhìn nhận tài năng của cậu, Apple đã mời đến làm việc, mong muốn cùng hợp tác để cho ra đời nhiều ứng dụng trò chơi mới, nhất là việc phát triển phần tiếp theo cho Alien Ball.
Một năm sau, Jordan lại tiếp tục gây ấn tượng khi tạo ra phần mềm khá phức tạp TeachWare, giúp các giáo viên dễ dàng quản lý thông tin của học sinh. Phần mềm đó đang được khá nhiều trường học tại châu Âu, châu Phi và châu Á ưa chuộng sử dụng. Với sáng tạo này, Jordan giành được một giải thưởng tại triển lãm dành cho nhà khoa học trẻ.
Mới đây, Jordan đã mở công ty trò chơi của riêng mình, mang tên Casey Games. Hiện tại, cậu đang sống cùng cha mẹ tại Waterford (Ireland), luôn sắp xếp thời gian phù hợp để cân bằng việc học tập, sáng tạo, kinh doanh.
Marco Kalasan – kỹ sư nhí tại Microsoft
Marco Kalasan sinh năm 2000, đến từ Macedonia, sớm nổi danh trên toàn thế giới bởi khả năng thiên bẩm của mình về công nghệ. Lên 8 tuổi, cậu bé trở thành quản trị viên hệ thống trẻ nhất của Microsoft. Một năm sau, Marco đã được làm kỹ sư hệ thống.
Sự phát triển của Marco sớm được kể lại như một truyền kỳ, khi 2 tuổi cậu đã đọc viết thông thạo, sử dụng máy tính. Mới 15 tuổi, Marco đã có 4 bằng chứng nhận tin học của tập đoàn Microsoft, đồng thời là tác giả của cuốn sách về Windows 7.
Grant Goodman được Google và Apple “mời chào”
Grant Goodman, mới 15 tuổi (đang học tại cấp 3 ở Glen Head, New York (Mỹ) đã viết 2 ứng dụng trên thiết bị di động (miễn phí) của Apple: Prodigu (xem video tốc độ cao) và “iTap That” (trò chơi điện tử). Đây là hai ứng dụng được giới chuyên môn đánh giá rất cao.
Grant sớm được hai “gã khổng lồ” Google và Apple ngỏ ý chiêu mộ, với vai trò lập trình viên, có chế độ đãi ngộ đặc biệt. Bên cạnh đó, Grant cũng được nhận học bổng hơn 1.600 USD.
Ahmed Fathi và những phần mềm có giá trị hàng triệu USD
Sinh năm 1999, Ahmed bắt đầu hứng thú, tự học hỏi cách tạo ứng dụng cho điện thoại di động từ các clip trên Youtube và Stack Overflow – website chuyên trả lời câu hỏi cho lập trình viên cách đây hơn 2 năm.
Dù biết đến lĩnh vực này chưa lâu nhưng cậu bé đã có nhiều ứng dụng mang giá trị lớn, tới hàng triệu USD. Mới đây, Ahmed cho ra mắt Tweader – ứng dụng giúp đọc to các thông tin trên mạng cho người điều khiển xe đạp trong App Store.
Ahmed được nhiều chuyên gia đánh giá có khả năng sáng tạo thiên bẩm. Cậu từng tham gia nhiều hội nghị về công nghệ. Nhận lời mời của Apple, Ahmed hiện tại đang làm việc ở công ty này với vai trò lập trình viên. Tuổi còn nhỏ, nhưng cậu thậm chí còn được mời làm việc tại ĐH Stanford ở San Francisco (Mỹ).
Hoài Thư
Theo Dantri
Cuốn sách nguy hiểm nhất thế giới
Cuốn sách được đánh giá là nguy hiểm nhất thế giới sẽ hết thời hạn bảo vệ bản quyền vào năm 2015, điều này đang khiến nhiều người lo ngại.
Cuốn "Mein Kampf" (tạm dịch: Cuộc đấu tranh của tôi) được viết bởi trùm Phát-xít Đức Adolf Hitler hiện được coi là cuốn sách "nguy hiểm nhất thế giới". Lý do gì khiến cuốn sách bị lãng quên suốt bao năm bỗng thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế?
Được biết thời hạn bảo vệ bản quyền đối với cuốn "Mein Kampf" theo luật xuất bản Đức sẽ hết vào cuối năm 2015 này. Điều gì sẽ xảy ra khi nhà chức trách không còn nắm giữ quyền kiểm soát đối với việc xuất bản và phát hành cuốn sách này nữa? Trước vấn đề đặt ra, trang BBC (Anh) đã gọi cuốn sách này là "cuốn sách nguy hiểm nhất thế giới".
Thời chủ nghĩa Phát-xít thống trị ở Đức, cuốn "Mein Kampf" được phát hành rộng rãi tới từng người dân, chính quyền Phát-xít muốn sử dụng cuốn sách này để "tẩy não" người dân, biến những luận điểm được nêu ra trong cuốn sách trở thành kim chỉ nam dẫn đường cho cả nước Đức. Cuốn sách này đã từng đóng một vai trò trung tâm trong hệ tư tưởng của Đức Quốc xã.
Dù có vị trí như vậy, nhưng thực tế "Mein Kampf" là một cuốn sách pha trộn giữa thể loại hồi ký và tuyên truyền, đó là một cuốn sách đồ sộ nhưng nội dung lại rất lan man, dông dài, khó đọc, khó hiểu.
Khi "Mein Kampf" hết thời hạn bảo vệ bản quyền, về lý thuyết, nhà xuất bản nào của Đức cũng có quyền xuất bản cuốn sách này tại Đức.
"Mein Kampf" là cuốn sách của những sự xuyên tạc lịch sử, Hitler viết cuốn sách này vào thập niên 1920, những gì Hitler đề cập trong đó, sau này đều được trùm Phát-xít thực hiện, và hậu quả của nó là những tang thương cho hàng triệu người.
Hitler bắt đầu viết cuốn "Mein Kampf" khi còn ở trong tù sau khi tiến hành một cuộc đảo chính thất bại vào năm 1923. Cuốn sách này đưa ra những quan điểm phân biệt chủng tộc và bài Do Thái. Sau khi Hitler giành được quyền lực vào một thập kỷ sau, cuốn sách trở thành một "luận cương" quan trọng của chủ nghĩa Phát-xít, với 12 triệu ấn bản được in và phát hành rộng rãi.
Cuốn sách thậm chí đã có thời được Nhà nước Đức tặng cho những cặp đôi mới cưới làm quà. Những ấn bản dát vàng được đem trưng bày trong phòng khách ở vị trí trang trọng nhất trong nhà của những nhân viên phục vụ Nhà nước Đức Quốc xã.
Khi kết thúc Thế chiến II, nhà xuất bản Eher Verlag chuyên in sách phục vụ Đức Quốc xã đã bị mất quyền xuất bản cuốn "Mein Kampf". Quyền này được chuyển giao cho chính quyền tiếp quản, nhằm đảm bảo cuốn sách sẽ chỉ được in ấn ở Đức trong những trường hợp đặc biệt, chẳng hạn phục vụ nghiên cứu.
Tuy vậy, quyền hạn bảo vệ tác quyền đối với cuốn sách này sẽ hết vào tháng 12/2015. Điều này đã làm nảy sinh những tranh cãi dữ dội về việc làm thế nào để đương đầu với bài toán mới đang được đặt ra, khi thời hạn mà bất cứ nhà xuất bản nào ở Đức cũng có quyền xuất bản cuốn "Mein Kampf" đã sắp đến.
Trước đây, Chính phủ Đức thường sử dụng luật bản quyền để kiểm soát vấn đề tái bản cuốn "Mein Kampf", nhưng khi luật này đã sắp hết hiệu lực đối với cuốn sách, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
"Mein Kampf" là một cuốn sách thực sự nguy hiểm, trên thế giới hiện nay, người ta thấy manh nha xuất hiện những nhóm theo chủ nghĩa Tân Phát-xít, vì vậy, việc xuất bản cuốn sách có thể khiến người đọc không có hiểu biết đầy đủ về lịch sử bị tác động lệch lạc về tư tưởng...
Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định rằng cuốn sách này là một trong những nguồn cơn khiến hàng triệu người từng bị giết hại, hàng triệu người từng bị ngược đãi, và nhiều lãnh thổ bị tàn phá bởi chiến tranh.
Những điều này cần phải luôn luôn được nhớ đến để việc quản lý cuốn sách nguy hiểm này không có phút nào bị lơ là. Bởi khi những sự việc kinh hoàng nhất trong lịch sử hiện đại của loài người đã lùi xa, người ta có thể sẽ đánh giá thấp sự nguy hiểm của những câu chữ viết trong cuốn sách.
Việc đọc cuốn sách này đòi hỏi phải có những hiểu biết sâu sắc về lịch sử để lịch sử không bị bóp méo qua một lăng kính sai lệch, để những sự kiện chính trị không bị tách rời và xuyên tạc theo ý hiểu của riêng một cá nhân.
Khi thời hạn bảo vệ bản quyền của cuốn sách sắp hết, Viện Lịch sử Đương đại đặt ở thành phố Munich (Đức) dự kiến đưa ra một ấn bản mới của cuốn "Mein Kampf", kết hợp cả văn bản gốc cùng với hàng loạt những bình luận, chú giải chuyên sâu đi kèm để chỉ ra những thiếu sót, những bóp méo sự thật nằm trong cuốn sách.
Nhiều nạn nhân còn sống của Đức Quốc xã đã lên tiếng phản đối kế hoạch này và Chính phủ Đức cũng tạm thời chưa thông qua phương án của Viện sau khi hàng loạt những chỉ trích của những người Do Thái sống sót qua thời kỳ diệt chủng đồng loạt nổi lên.
Tuy vậy, cả nhà chức trách và giới nghiên cứu đều công nhận rằng việc tuyệt đối cách ly cuốn sách cũng không phải là phương pháp tối ưu, bởi việc để giới trẻ hiểu về chủ nghĩa Phát-xít và những điều khủng khiếp mà nó gây ra, từ đó có ý thức phản biện trước những luồng tư tưởng sai lệch, để không "mù mờ" trước một vết đen của lịch sử loài người, để chống lại một hệ tư tưởng nguy hiểm, phản tiến bộ, phản nhân loại... là điều vô cùng quan trọng.
Những điều này chỉ có thể có được nếu người ta công khai những hiểu biết lịch sử về chủ nghĩa Phát-xít, thay vì giữ những "vết đen" này nằm trong bóng tối, và biến những sử liệu trở thành tài liệu bất hợp pháp.
Việc cấm xuất bản cuốn sách trên khắp thế giới là một điều bất khả thi, vì vậy, khi hạn chót sắp đến gần, người ta càng chờ đợi một hướng đi, một cách xử lý hiệu quả và đúng đắn, thay vì việc cố gắng kiểm soát một thứ gần như không thể kiểm soát.
Trong thế giới hiện đại, khi quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt của con người ngày càng được đề cao, việc ngăn tất cả người dân trên thế giới tiếp cận cuốn sách này là một điều không thể thực hiện.
Hiện có nhiều đề xuất về cách ứng xử đối với cuốn sách sau khi hết thời hạn bảo vệ bản quyền, chẳng hạn Nhà nước Đức có thể dùng luật để tiến hành khởi tố đối với bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào sử dụng nội dung cuốn sách để xúi giục thù hằn hay phân biệt chủng tộc.
Bích Ngọc
Theo Dantri/ BBC
Báo Mỹ đặt câu hỏi: Vì sao nên ăn nhiều món Việt hơn nữa? Tác giả đảm bảo với người đọc rằng món Việt không hề xa lạ, không hề khó ăn, không bao giờ đắt và đặc biệt tốt cho sức khỏe (tác giả cho rằng món Trung Quốc sử dụng quá nhiều dầu mỡ, còn món Thái hay dùng đường, đều khiến người ăn dễ bị ngấy). Tờ The Atlantic (Mỹ) vừa đăng tải một...