Những thảm kịch trong lịch sử thể thao thế giới
Tai nạn, bạo lực kinh hoàng đôi khi xảy đến không thể báo trước, và trong lĩnh vực thể thao cũng vậy. Dưới đây là một số thảm kịch gây chấn động trong lịch sử thể thao thế giới.
Máy bay rơi ở Superga
Hiện trường vụ tai nạn
Trở về sau trận thi đấu giao hữu, chiếc máy bay chở đội tuyển CLB bóng đá Torino, trong đó có nhiều thành viên ban huấn luyện, đã lao xuống đồi Superga gần thành phố Turin (Italy) khiến tất cả 31 người trên máy bay thiệt mạng. Vào thời điểm tai nạn xảy ra năm 1949, Torino là đội bóng thi đấu hay nhất tại Italy khi 3 lần liên tiếp vô địch Serie A, với 10 cầu thủ Torino góp mặt trong đội tuyển quốc gia Italy. Torino mất một thời gian dài mới tìm lại được chức vô địch vào năm 1976, trong khi Italy đang là đội tuyển hay nhất thế giới vào năm 1949, đã không lọt vào vòng 2 của giải đấu cho đến năm 1968.
Thảm sát Munich
Đây là tên gọi thường được gán cho vụ tấn công xảy ra tại Thế vận hội Olympic mùa hè năm 1972 ở Munich, phía nam Tây Đức, khi 11 thành viên đội tuyển Olympic Israel bị nhóm tháng 9 Đen Palestine bắt làm con tin và cuối cùng bị giết hại, cùng với một sỹ quan Đức. Những kẻ bắt con tin đã yêu cầu thả 234 tù nhân bị giam giữ trong các nhà tù tại Israel. 5 trong 8 thành viên tháng 9 Đen đã bị cảnh sát tiêu diệt, 3 tên còn lại bị bắt giữ. Một thời gian sau, Chính phủ Israel đã mở chiến dịch truy lùng và tiêu diệt những kẻ có liên quan đến vụ thảm sát.
Thảm kịch Heysel
Cảnh tượng kinh hoàng tại sân vận động Heysel năm 1985
Năm 1985, Liverpool và Juventus, 2 trong số những CLB bóng đá lớn nhất châu Âu, lần đầu tiên gặp nhau trong trận chung kết Cúp C1 được tổ chức tại SVĐ Heysel ở Thủ đô Brussels, Bỉ. Trước giờ thi đấu khoảng một tiếng, các hooligan người Anh phá được hàng rào và tấn công nhóm cổ động viên người Italy. Một bức tường của khán đài không chịu nổi sức nặng đã sụp đổ. Cảnh sát không kịp can thiệp, hậu quả là 39 người thiệt mạng và 350 người bị thương. Các câu lạc bộ bóng đá Anh bị Liên đoàn bóng đá châu Âu cấm tham gia bất kỳ trận thi đấu nào của châu Âu trong 5 năm. Thảm họa này đã được gọi là “sự kiện đen tối nhất trong lịch sử các cuộc thi đấu của UEFA”.
Cháy trường đua ngựa Happy Valley
Một trong những thảm kịch tồi tệ nhất trong thể thao phải kể đến vụ cháy tại trường đua ngựa Happy Valley ở Hồng Kông (Trung Quốc) vào tháng 2-1918, khiến khoảng 590 người thiệt mạng. Đây cũng là vụ hỏa hoạn gây nhiều thương vong nhất trong lịch sử hòn đảo này.
Năm 2001, châu Phi gặp “hạn” liên tiếp
Chỉ trong tháng 4-2001 đã xảy ra 4 thảm kịch bóng đá tại châu Phi. Trong số này, 43 người chết, 250 người bị thương trong một trận đấu ở Nam Phi, 14 người thiệt mạng và 51 người bị thương tại Congo và 1 người chết, 39 người bị thương sau vụ đụng độ giữa cảnh sát và các cổ động viên ở Bờ Biển Ngà. Tuy nhiên, thảm kịch tồi tệ nhất xảy ra tại trận đấu giữa đội Asante Kotoko và Hearts of Oak của giải Ghana League. Bạo lực nổ ra khi cổ động viên đội Asante Kotoko xé rách ghế ngồi trên khán đài sau khi đội Hearts of Oak giành chiến thắng với 2 bàn thắng vào những phút cuối. Cảnh sát sau đó đã xịt hơi cay vào đám đông để ổn định tình hình nhưng mọi chuyện vượt tầm kiểm soát. Tổng cộng 126 người đã thiệt mạng và nhiều người khác bị thương do giẫm đạp lên nhau.
Thời khắc đen tối trong lịch sử Công thức 1
Ngày 1-5-1994, tại Grand Prix San Marino ở Italy, tay đua người Brazil Ayrton Senna từng 3 lần vô địch giải đua xe Công thức 1 thế giới đã thiệt mạng sau một tai nạn khủng khiếp. Đó là một trong những thời khắc đen tối nhất lịch sử môn thể thao này. Một ngày trước đó, chính Senna đã chứng kiến cái chết của tay đua người Australia Roland Ratzenberg ở vòng chạy phân hạng. Sự ra đi của Ayrton Senna không chỉ khiến toàn thể đất nước Brazil chấn động, mà còn gây sốc trong giới thể thao toàn cầu, buộc Liên đoàn ôtô quốc tế (FIA) phải đưa ra hàng loạt các quy định khắt khe về đảm bảo an toàn cho các tay đua.
Thảm họa trên sân cỏ Peru
Ngày 24-5-1964, hơn 300 cổ động viên đã chết và hơn 500 người khác bị thương trong cuộc ẩu đả giữa cổ động viên 2 đội Peru và Argentina. Bạo lực bùng phát chỉ vì những quyết định sai lầm của trọng tài. Đây cũng là một trong những thảm họa lớn nhất trong lịch sử bóng đá thế giới.
Cú đá phản chết người
Cú đá phản lưới nhà chết người của Escobar
Năm 1994, đội tuyển bóng đá Colombia tham gia tranh tài ở vòng chung kết World Cup tại Mỹ với thế hệ vàng gồm những Andres Escobar, Carlos Valderrama… Tuy nhiên, ngay ở trận ra quân, họ đã chịu cú sốc thua 1-3 trước Romania. Ngay sau đó nhiều cầu thủ trong đội đã nhận được những lời dọa giết từ quê nhà. Trận tiếp theo, họ gặp đội chủ nhà Mỹ. Hậu vệ Andres Escobar đá phản lưới nhà ở phút 35 và trận đấu kết thúc với phần thắng 2-1 nghiêng về Mỹ, còn Colombia bị loại. Khoảng 5 ngày sau, Andres Escobar trở về thị trấn quê nhà và bị bắn 6 phát. Hai cựu danh thủ Asprilla và Valderrama tuyên bố bỏ đội tuyển ngay sau ngày 2-7 ấy. Thành tích của Colombia trên đấu trường quốc tế cũng suy giảm từ đó.
Theo ANTĐ
Nỗi đau người ở lại vụ ám sát Escobar
Vì đá phản lưới nhà tại World Cup 1994, trung vệ tuyển Colombia bị bắn chết chỉ 10 ngày trước đám cưới.
Cựu cầu thủ xấu số Andres Escoba. Ảnh: Chinadaily.
Ngày 2/7/1994, cả thế giới bóng đá rúng động khi tuyển thủ Colombia Andres Escobar bị bắn chết tại quê nhà Medelin chỉ vài ngày sau khi anh trở về từ World Cup tại Mỹ. Ngôi sao 27 tuổi ra đi mãi mãi bởi những phát súng oan nghiệt chỉ vì anh đá phản lưới nhà trong trận thua Mỹ 1-2. Colombia bất ngờ bị loại ở vòng bảng dù trước đó được nhận định là một đội có khả năng vô địch. Cả thị trấn Medelin - nơi được coi là thủ đô chết chóc thời đó khi trung bình một ngày có 14 người bị giết hại - cũng bị sốc trước vụ ám sát Escobar.
Trung vệ tài năng về bên kia thế giới chỉ 10 ngày trước hôn lễ với bạn gái lâu năm Pamela Cascardo. Giấc mơ sang Italy thi đấu để xây dựng một tổ ấm bình yên của Escobar cũng bỏ dở. "Cơ thể tôi như bị xé ra trăm mảnh. Một ngày trước bạn vẫn còn có tình yêu của cả cuộc đời, một kế hoạch kết hôn rồi có con thế mà khi tỉnh dậy, tất cả đều tan biến. Với tôi lúc đó cuộc sống không còn giá trị gì nữa", Pamela nhớ lại.
Nhiều năm sau bi kịch, vợ sắp cưới của Escobar vẫn nhớ như in ngày định mệnh khi cô vĩnh viễn mất đi người mình yêu thương nhất. "Họ chỉ trích anh ấy trên radio nhưng Andres vẫn muốn đối mặt với tất cả. Anh ấy nói rằng không muốn trốn tránh vì không làm gì sai. Khi ra đón ở sân bay, tôi thấy anh rất vui vẻ vì được trở về nhà. Andres đã từ chối kỳ nghỉ ở Mỹ với họ hàng cũng như công việc bình luận viên World Cup ở đó. Chưa khi nào tôi thấy anh giận dữ và mọi người cũng có vẻ hồi hộp đón anh ấy trở về, hoàn toàn không có dấu hiệu của bạo lực. Ngày hôm đó, Andres đang ở tầng dưới, vừa thực hiện xong một buổi phỏng vấn và muốn đi ra ngoài với bạn bè. Tôi hơi mệt nên không đi cùng. Khoảng 3h sáng, một cú điện thoại gọi đến và nhìn vẻ mặt của mẹ, tôi biết điều khủng khiếp ấy đã xảy ra. Thị trấn này nổi tiếng bạo lực nhưng tôi chưa có người thân nào thiệt mạng nên khi biết tin Andres bị bắn tôi thực sự sốc", nữ nha sĩ nghẹn ngào kể lại khi được phỏng vấn năm 1998.
CĐV Colombia vẫn mang theo hình ảnh Escobar tới sân cổ vũ đội bóng. Ảnh: EPA.
Pamela định rời khỏi Colombia mãi mãi nhưng cô đã chọn cách ở lại và vượt qua nỗi đau: "Tôi vẫn không thể hiểu được vì sao một người tốt như anh ấy lại kết thúc cuộc đời trong bi kịch như thế. Andres là một người đáng yêu, ngọt ngào và lạc quan. Anh ấy vượt qua việc thất bại tốt hơn cả tôi. Chúng tôi đã có 5 năm tuyệt vời và anh ấy là người đàn ông tôi muốn gắn bó cả cuộc đời mình. Điều anh ấy để lại cho tôi chính là việc luôn hướng về những điều tích cực dù trong hoàn cảnh khó khăn nhất và tôi đang cố gắng làm như vậy".
Sau khi chồng sắp cưới qua đời, Pamela không xem bóng đá nữa, thậm chí cả trên TV. Nơi Andres Escoba yên nghỉ ở gần căn hộ của cô nhưng cô cũng không đủ dũng cảm để tới thăm viếng vì quá đau lòng.
20 năm qua đi, nỗi đau trong lòng fan Colombia cũng vơi đi nhiều và nền bóng đá tại xứ sở của những lễ hội cũng hồi sinh mạnh mẽ, trình làng một thế hệ vàng mới tại World Cup năm nay. Tối nay, Colombia sẽ đối mặt với đội chủ nhà Brazil tại tứ kết. Hành trang mang theo tới sân của các CĐV nam Mỹ không thể thiếu tấm ảnh của trung vệ xấu số. Với họ, Andres Escobar là một người hùng, là biểu tượng của hòa bình chứ không phải là dấu vết của một thời đen tối khi bóng đá bị thao túng bởi bạo lực và ma túy.
Theo VNE
20 năm sau cái chết oan nghiệt của Escobar Vụ hậu vệ Andres Escobar bị bắn chết, vì bàn phản lưới ở World Cup 1994, đã hủy hoại bóng đá Colombia. Nhưng màn trình diễn ấn tượng của đội tuyển nước này trên đất Brazil đã làm sống lại tình yêu bóng đá ở quốc gia họ. Cú đá phản chết người của Escobar. Hôm nay 4/7 tuyển Colombia sẽ có một...