Những thảm họa thời trang của bóng đá Anh
Bộ áo đấu trong mùa giải mới, 2013/14 của Liverpool và tân binh Cardiff khiến không ít người hâm mộ phải phì cười. Tuy nhiên, họ chưa phải là thảm họa thời trang duy nhất của bóng đá Anh.
Trong công tác chuẩn bị cho mùa giải mới, Liverpool đã công bố mẫu áo đấu cho mùa giải mới. Tuy nhiên, bộ áo đấu sặc sỡ này của The Kop khiến không ít người phải phì cười trong khi các fan của đội chủ sân Anfield xấu hổ.
Bộ áo đấu được coi là thảm họa thời trang của Liverpool. (Ảnh: Sun Sport)
Tuy nhiên, Liverpool chưa phải là thảm họa thời trang duy nhất trong lịch sử bóng đá Anh. Dưới đây là 10 mẫu áo đấu được người hâm mộ bình chọn là thảm họa thời trang trong lịch sử Premier League.
Coventry 1978-1979
Bộ áo đấu sân khách của đội bóng này khiến không ít người ôm bụng cười khi nhìn thấy và nó được xem là bộ áo xấu nhất trong lịch sử đội bóng những năm 70 thế kỷ trước.
Brighton 1990-1991
Khỏi phải nói, các fan của Brighton đã cảm thấy xấu hổ như thế nào khi đội bóng con cưng trình làng mẫu áo đấu trên sân khách rực rỡ và tươi sáng.
Hull City 1991-1992
Video đang HOT
Với chiếc áo đấu giống màu da hổ, Hull City đã khiến không ít người hâm mộ phải ôm bụng cười lăn lộn khi chứng kiến. Đây là mẫu áo đấu trên sân nhà của Hull City.
Luton Town 1991-1992
Bộ áo đấu trên sân nhà của Luton Town trong mùa giải 1991/92 thực sự rất rực rỡ và lòe loẹt. Dường như chính huyền thoại người Pháp Eric Cantona đã phải gục ngã vì không chịu nổi áo đấu kinh dị này của Luton Town?!
Birmingham 1992-1993
Bộ áo đấu trên sân nhà của Birmingham mùa giải này với chiếc quần được xem gần giống quần ngủ. Thật kỳ lạ khi các cầu thủ Birmingham vẫn đủ dũng cảm để khoác lên mình thảm họa thời trang này trong suốt một mùa giải.
Huddersfield 1992-1993
Lòe loẹt và dị hơm là tất cả những gì mà người ta có thể dùng để miêu tả bộ áo đấu trên sân khách của CLB Huddsfield.
Chelsea 1995-1996
Bóng đá Sexy? Ruud Gullit có lẽ cảm thấy được tiếp thêm sức mạnh khi bộ áo đấu trên sân khách của Chelsea mùa giải 1995/96 có dính màu truyền thống (da cam) của ĐTQG Hà Lan. Tuy nhiên với màu xám chiếm đa phần, đây được coi là thảm họa thời trang của bóng đá Anh.
Man Utd 1995-1996
Không hiểu Sir Alex Ferguson và các học trò đã nghĩ gì khi CLB công bố mẫu áo đấu trên sân khách trong mùa giải 1995/96 với màu xám là màu chủ đạo.
Man Utd 2012-2013
Bộ áo đấu trong mùa giải trước của Man Utd được ví như chiếc khăn trải bàn với họa tiết kẻ caro.
Cardiff 2013-14
Tân binh Cardiff đến với Premier League và lập tức được biết đến khi trình làng mẫu áo đấu trên sân nhà như một thảm họa thời trang. Ông chủ Vincent Tan đã quyết định thay màu xanh truyền thống của CLB bằng cách nhuộm đỏ bộ áo đấu này.
Theo TTVH
Dortmund gặp Bayern ở Wembley: Khi Bóng đá Đức về... nhà
Đêm nay, hàng ngàn người hâm mộ từ nước Đức sẽ đổ về nơi được coi là căn nhà của bóng đá Anh, SVĐ Wembley. Và đó cũng là quê hương của bóng đá Đức.
Sân Wembley đã sẵn sàng cho đại chiến của người Đức
"Bóng đá đã về nhà" chính là tiêu đề trên trang bìa của tờ Sueddeutsche Zeitung (Đức) hồi đầu tháng 5, sau khi Bayern Munich đánh bại Barcelona để thiết lập trận chung kết trên sân Wembley cùng với Dortmund.
Nhập khẩu bóng đá
Trong những năm 1890, HLV thể dục dụng cụ và là giáo viên yêu nước Karl Planck thiết lập một chiến dịch chống lại thứ gọi là "bệnh Anh". Khi đó, người Đức chơi một trò chơi mới nhập khẩu từ nước Anh, có tên là bóng đá.
Planck lên án bóng đá, coi nó là "xấu xí và biến thái". Bản thân ông muốn người Đức sẽ trung thành với thể dục dụng cụ, vốn được cho là tốt hơn cho thanh niên ở quốc gia này bởi nó phù hợp với tiêu chí đăng ký nghĩa vụ quân sự. Nhưng hàng ngàn người Đức kéo đến Wembley vào ngày thứ Bảy này sẽ chứng minh rằng Planck thất bại và môn thể thao có nguồn gốc từ Anh đã chiến thắng.
Ảnh hưởng của thể thao Anh tới Đức trong thế kỷ 19 rất rõ rệt. Nhiều đội bóng ban đầu của Đức thể hiện sự tôn kính với nguồn gốc của bóng đá khi chọn những cái tên như Britannia Berlin. Nhưng dần dần khi trò chơi trở nên phổ biến ở Đức, những cái tên trở nên độc lập và xu hướng dân tộc chủ nghĩa hơn chẳng hạn như Germania Berlin hay Borussia Dortmund là tên được đặt tên theo nhà máy bia địa phương.
Trở về "đất mẹ"
Niềm tin của tuyển Anh vào nền bóng đá lâu đời của mình được hồi sinh bằng chiến thắng trước Tây Đức trong trận chung kết World Cup 1966. Nhưng rồi sau thất bại của Anh trong năm 1972, HLV người Đức Helmut Schoen đã nói rằng nước Anh "dường như đang đứng yên trong thời gian" trong khi nước Đức bây giờ "tốt hơn nhiều về mặt kỹ thuật".
Dần dần, theo xu thế, bóng đá ngày nay khiến người Anh cảm giác rằng đất nước của họ đã thực sự tụt lại phía sau người Đức về mặt kỹ thuật và kinh tế. Những năm 1970, người Đức vẫn luôn ước ao các trận đấu và SVĐ của họ được như Anh nhưng giờ mọi chuyện đã khác. Cũng như nhiều chính trị gia người Anh ngưỡng mộ ngành công nghiệp Đức, người hâm mộ bóng đá Anh ghen tị đối với các câu lạc bộ Đức.
Ở Đức, người hâm mộ có ảnh hưởng nhiều hơn, giá vé thấp hơn. Phạm vi của bóng đá Đức trong khung các tờ báo giấy của Anh cũng đã thay đổi. Tờ Sun (Anh) số ra gần đây giật tít rằng Wembley đang chuẩn bị cho "cuộc xâm lược lớn của người anh em họ Anglo-Saxon của chúng tôi", một cách ví von pha chút thán phục.
Theo TTVH
Giải nghệ, Becks tiếp tục đi bán đồ lót Cựu sao bóng đá người Anh gây náo loạn khi xuất hiện tại hãng thời trang H&M ở Paris chiều qua. Giã từ sự nghiệp bóng đá ở tuổi 38 nhưng Becks vẫn còn cả núi công việc phải làm. Một trong số đó là tiếp tục phát triển việc PR thương hiệu đồ lót của anh hợp tác với H&M. Hiện, Becks...