Những thảm họa tàu ngầm chấn động thế giới
Vụ mất tích tàu ngầm hải quân Argentina cùng 44 thủy thủ với những tia hy vọng vô cùng mong manh làm gợi nhắc lại những tai nạn đáng tiếc liên quan đến tàu ngầm trên thế giới.
Xác tàu ngầm K-141 Kursk (Ảnh: Black Vault)
Thảm họa Kursk
Ngày 12/8/2000, tàu ngầm mang tên lửa dẫn đường K-141 Kursk của Nga đã bị đắm ở biển Barents sau hai vụ nổ. Toàn bộ 118 thủy thủ trên tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân này đã thiệt mạng.
Sau khi vớt các thi thể, giới chức Nga xác định trong số 118 người này có 23 người, trong đó có hạm trưởng của tàu Kursk, may mắn sống sót sau sự cố ban đầu nhưng lại thiệt mạng sau đó do ngạt thở.
Mất tích bí ẩn ở Đại Tây Dương
Tàu ngầm Scorpion mất tích cùng với 99 thủy thủ. (Ảnh: History)
Tháng 5/1968, tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân Scorpion của Mỹ đã mất tích ở Đại Tây Dương với 99 thủy thủ trên tàu.
Video đang HOT
Đến tháng 10 năm đó, lực lượng tìm kiếm mới tìm thấy xác của con tàu ở vị trí cách quần đảo Azores khoảng 644km về phía tây nam, ở độ sâu hơn 3.000m.
Một vài giả thuyết đã được đưa ra về nguyên nhân của vụ tai nạn như ngư lôi của con tàu bất ngờ bị phóng đi và bật trở lại, bắn trúng tàu Scorpion, hay do nổ hệ thống ắc quy, hoặc va chạm với một tàu ngầm của Liên Xô.
Tàu ngầm K-129 của Liên Xô đắm cùng 98 thủy thủ. (Ảnh: Evil)
Tàu ngầm K-129 của Liên Xô vào năm 1968 đã chở theo 3 tên lửa đạn đạo trang bị đầu đạn hạt nhân SS-N-4 Sark rời quân cảng Petropavlovsk trên bán đảo Kamchatka tiến đến một địa điểm ở phía đông bắc tiểu bang Hawaii của Mỹ.
Tuy nhiên, vào tháng 3/1968, con tàu đã bị đắm một cách bí ẩn ở Thái Bình Dương cùng với toàn bộ 98 thủy thủ. Khi đó, Hải quân Liên Xô không thể định vị được con tàu. Một tàu ngầm của Mỹ sau đó đã tìm thấy tàu K-129 gần đảo Oahu phía tây bắc Hwaii, ở độ sâu 4.900m, chôn vùi cùng với 6 thủy thủ.
Nổ tàu ngầm Mỹ
Tàu ngầm USS Thresher của Mỹ (Ảnh: Military)
Ngày 10/4/1963 tàu ngầm tấn công hạt nhân USS Thresher (SSN-593) gặp sự cố khi thử nghiệm hoạt động ở độ sâu 400 m. Vụ tai nạn khiến 129 thủy thủ thiệt mạng và là tai nạn tàu ngầm có số người chết cao nhất.
Kết quả điều tra của quân đội Mỹ cho thấy, động cơ điện cung cấp năng lượng cho máy bơm làm mát chính của con tàu gặp trục trặc khiến lò phản ứng hạt nhân ngưng hoạt động. Con tàu chìm dần và phát nổ ở độ sâu hơn 700m do áp lực nước lớn.
Sự cố hạt nhân của tàu ngầm K-19
Tàu ngầm K-19 gặp sự cố năm 1961. (Ảnh: Wikipedia)
K-19, một trong hai tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân của Liên Xô, đã gặp phải sự cố vào ngày 4/7/1961 ở ngoài khơi đông nam Greenland. Hệ thống làm mát lò phản ứng bị rò rỉ và ngừng hoạt động, khiến nhiệt độ lõi của lò tăng tới ngưỡng nguy hiểm. Hệ thống radio tầm xa cũng bị hỏng, nên thủy thủ không có cách nào để báo cáo tình hình.
Thủy thủ đoàn đã hy sinh mạng sống để khắc phục hệ thống làm mát khẩn cấp của con tàu mặc. Dù biết rằng nguy cơ nhiễm phóng xạ rất cao nhưng một nhóm kỹ sư đã tình nguyện tiến vào khoang chứa lò phản ứng mà không có đầy đủ trang bị bảo hộ.
Sự cố được khắc phục nhưng 22 trong số 139 thủy thủ trên con tàu đã thiệt mạng do nhiễm phóng xạ, trong khi 117 thành viên còn lại cũng gặp các vấn đề về sức khỏe.
Minh Phương
Theo Hindustan Times
Argentina phát hiện âm thanh nghi từ tàu ngầm chở 44 người mất tích
Hải quân Argentina ngày 20/11 đã thu được những âm thanh nghi là tín hiệu từ tàu ngầm ARA San Juan chở 44 người mất tích ở Đại Tây Dương hồi tuần trước.
Tàu ngầm ARA San Juan (Ảnh: EPA)
CNN dẫn lời người phát ngôn Hải quân Argentina Enrique Balbi cho biết hai tàu tham gia chiến dịch tìm kiếm tàu ngầm ARA San Juan mất tích ngày 20/11 đã phát hiện "tiếng ồn" ở độ sâu khoảng 200 m. Vị trí phát hiện tiếng ồn này cũng trùng khớp với tuyến đường mà tàu San Juan dự kiến di chuyển để trở về cảng ở Mar del Plata, Argentina.
Một máy bay săn ngầm P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ đã được điều động tới khu vực phát hiện âm thanh
"Chúng tôi đang xử lý tập tin này", ông Balbi cho biết.khả nghi để ghi âm, sau đó chuyển tập tin được ghi âm tới căn cứ ở Mar del Plata để phân tích.
Theo một quan chức cấp cao của Hải quân Mỹ đang phối hợp cùng Argentina và các nước tìm kiếm tàu ngầm mất tích, hệ thống định vị sóng âm trên hai tàu tìm kiếm đã phát hiện ra các âm thanh giống tiếng dụng cụ đập vào thân tàu. Quan chức này cho rằng có thể chính các thành viên thủy thủ đoàn trên tàu ngầm đã đập vào thân tàu để báo cho các tàu đi ngang qua về vị trí của họ.
Hải quân Argentina về sơ bộ đã xác định được vị trí của những âm thanh nơi hai tàu tìm kiếm phát hiện được và đang tập trung tìm kiếm ở khu vực cách bờ biển Argentina khoảng 530 km. Cùng ngày, Hải quân Argentina cho biết tàu ngầm ARA San Juan đã nổi lên mặt nước và thông báo tình trạng trục trặc kỹ thuật trước khi mất tích. Đây là liên lạc cuối cùng của con tàu trước khi mất tích.
Tàu ngầm ARA San Juan là tàu mới nhất trong số 3 tàu ngầm của Hải quân Argentina. Tàu bắt đầu mất liên lạc hôm 15/11 trên Đại Tây Dương khi đang di chuyển từ căn cứ Ushuaia để về cảng quê nhà ở Mar del Plata. Vào thời điểm mất tích, San Juan chở 44 thành viên thủy thủ đoàn, trong đó có nữ sĩ quan tàu ngầm đầu tiên của Argentina.
Argentina đã mở cuộc tìm kiếm quy mô lớn với sự hỗ trợ của nhiều nước như Brazil, Anh, Chile, Mỹ và Uruguay để xác định vị trí của tàu ngầm mất tích. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm đang gặp khó khăn do điều kiện thời tiết xấu trên biển.
Thành Đạt
Theo Dantri
Phát hiện tín hiệu mới nghi của tàu ngầm Argentina chở 44 người mất tích Một máy bay Hải quân Mỹ hôm nay 22/11 đã phát hiện ra "tín hiệu nhiệt" nghi từ tàu ngầm ARA San Juan của Argentina bị mất tích trên Đại Tây Dương, từ đó làm dấy lên hy vọng về cơ hội sống sót của 44 thành viên thủy thủ đoàn. Tàu ngầm ARA San Juan (Ảnh: EPA) Trang tin News.com.au dẫn nguồn...