Những thách thức tiếp theo với Israel sau cuộc tấn công tên lửa mới nhất của Houthi
Ngoài việc phải xử lý các mối đe dọa từ nhiều phía, Israel còn đối diện với cuộc chiến kéo dài ở Gaza, làm phân tán nguồn lực quân sự và hạn chế khả năng đáp trả.
Tên lửa Houthi trong một vụ phóng từ Yemen. Ảnh: IRNA/TTXVN
Theo tờ Jerusalem Post (Israel), sau cuộc tấn công tên lửa của lực lượng Houthi vào miền Trung Israel hôm 15/9, Israel đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh căng thẳng khu vực gia tăng và các lực lượng thân Iran tăng cường hoạt động. Các thách thức này không chỉ liên quan đến các cuộc tấn công quân sự, mà còn là những vấn đề về chiến lược, khả năng răn đe và sự sẵn sàng đối phó với các nguy cơ phức tạp. Dưới đây là những thách thức chính mà Israel phải đối mặt sau cuộc tấn công của Houthi.
Thứ nhất, ngăn chặn các đối thủ trong khu vực. Thách thức lớn nhất mà Israel hiện phải đối mặt là việc ngăn chặn các nhóm vũ trang thân Iran, bao gồm Hamas, Hezbollah, Houthi và các lực lượng dân quân khác tại Iraq. Các nhóm này liên tục tiến hành các cuộc tấn công vào Israel mà không lo sợ hậu quả đáng kể. Sự răn đe mà Israel từng duy trì với các nhóm này đã bị suy giảm kể từ khi Hamas phát động tấn công vào Israel vào ngày 7/10 năm ngoái.
Hezbollah, từng bị kiềm chế kể từ cuộc xung đột năm 2006, nay đã quay lại tấn công Israel với hàng chục tên lửa mỗi ngày. Houthi tại Yemen, từng tập trung vào cuộc chiến với Saudi Arabia, giờ đây cũng tham gia vào các cuộc tấn công nhằm vào Israel mà không phải chịu phản ứng mạnh mẽ. Điều này cho thấy các lực lượng này có khả năng lựa chọn thời điểm và địa điểm tấn công mà không e ngại hậu quả nghiêm trọng từ phía Israel.
Thứ hai, chiến thuật và phản ứng tương xứng. Israel hiện đang đối diện với nhiều mặt trận cùng lúc, đặc biệt là ở Gaza, Bờ Tây, và biên giới phía Bắc với Liban. Tuy nhiên, trong khi tập trung vào cuộc chiến chống Hamas ở Gaza, Israel đã phải áp dụng chính sách phản ứng tương xứng ở các mặt trận khác.
Video đang HOT
Điều này tạo ra một vấn đề chiến lược khi Israel bị cuốn vào cuộc chiến mang tính chiến thuật, thay vì một chiến lược dài hạn để dứt điểm các mối đe dọa.
IDF (Lực lượng Phòng vệ Israel) đã thực hiện nhiều chiến dịch nhằm tiêu diệt các đơn vị của Hamas tại Gaza, nhưng ở các mặt trận khác, các cuộc không kích và phản công chỉ mang tính chất đối phó tạm thời. Điều này có thể dẫn đến tình trạng kéo dài cuộc xung đột mà không đạt được giải pháp dứt điểm cho các thách thức từ Hezbollah và Houthi.
Thứ ba, hệ thống phòng không là không đủ. Israel tự hào với hệ thống phòng không nhiều lớp như Iron Dome, David’s Sling, Arrow 2 và Arrow 3, đã chứng tỏ hiệu quả trong việc bảo vệ nước này trước các cuộc tấn công từ tên lửa của Hamas, Hezbollah, và Houthi. Tuy nhiên, phòng không chỉ là một công cụ, không phải là chiến lược dài hạn để đối phó với mối đe dọa ngày càng phức tạp từ các đối thủ.
Các lực lượng đấu đầu với Israel đã thích nghi và nâng cao khả năng tấn công bằng cách sử dụng không chỉ tên lửa mà cả thiết bị bay không người lái ( UAV) và tên lửa hành trình. Houthi đã nhắm vào các tàu ở Biển Đỏ và các khu vực khác của Israel, cho thấy khả năng đe dọa từ nhiều hướng khác nhau. Israel cần phải xây dựng một chiến lược bao quát, thay vì chỉ dựa vào các hệ thống phòng không để phòng thủ.
Thứ tư, cuộc chiến kéo dài ở Gaza và sự phân tán nguồn lực. Cuộc chiến với Hamas tại Gaza đã kéo dài suốt 11 tháng kể từ khi cuộc tấn công ngày 7/10 năm ngoái diễn ra. Hamas dường như có chiến lược kéo Israel vào một cuộc xung đột lâu dài tại Gaza, khiến Israel mất tập trung khỏi các mối đe dọa khác. Mặc dù Israel đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc tiêu diệt các thành viên của Hamas, cuộc chiến vẫn chưa kết thúc và tiếp tục làm tiêu hao nguồn lực.
Việc phải triển khai binh lính và tài nguyên lớn để đối phó với Hamas ở Gaza đồng nghĩa với việc Israel khó tập trung toàn lực vào các mặt trận khác như miền Bắc, nơi Hezbollah liên tục tiến hành các cuộc tấn công.
Lý do thúc đẩy Ba Lan tăng mạnh chi tiêu quốc phòng
Từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, Ba Lan đã phải đối mặt với thách thức an ninh gia tăng do các cuộc tấn công tên lửa gần biên giới.
Sự leo thang căng thẳng khiến Ba Lan đẩy mạnh củng cố quân sự và tăng chi tiêu quốc phòng để bảo vệ biên giới, đồng thời khẳng định cam kết với NATO.
Xe quân sự được trưng bày tại Triển lãm Công nghiệp Quốc phòng quốc tế lần thứ 32 ở thành phố Kielce, Ba Lan, ngày 3/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Đài phát thanh châu Âu Tự do (RFE/RL), cuộc xung đột đang diễn ra giữa Nga và Ukraine không chỉ ảnh hưởng đến hai quốc gia này mà còn lan tỏa tác động đến các nước láng giềng, đặc biệt là Ba Lan. Từ khi xung đột nổ ra, Ba Lan đã bước vào giai đoạn tăng cường chi tiêu quốc phòng mạnh mẽ với mục tiêu củng cố an ninh quốc gia và bảo vệ biên giới. Sự leo thang các cuộc tấn công của hai bên, bao gồm cả các vụ tấn công bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái (UAV) vào thành phố Lviv ở phía Tây của Ukraine, đã khiến Ba Lan lo ngại về an ninh biên giới, đặc biệt khi có tên lửa của Nga rơi gần lãnh thổ nước này.
Những cuộc tấn công của Nga vào các thành phố Ukraine, đặc biệt là Lviv - nằm cách biên giới Ba Lan không xa, đã buộc Ba Lan phải điều động lực lượng không quân để theo dõi và sẵn sàng đánh chặn.
Theo hãng tin Reuters, máy bay của Ba Lan và các đồng minh NATO đã được huy động 3 lần chỉ trong vòng 8 ngày để giám sát và sẵn sàng phản ứng với các tên lửa bay tới từ Nga. Những động thái này không chỉ là sự chuẩn bị về mặt quân sự, mà còn phản ánh mối lo ngại ngày càng gia tăng của Ba Lan trước những thách thức an ninh gần biên giới.
Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Radosław Sikorski đã kêu gọi NATO thực hiện nhiệm vụ bắn hạ các tên lửa của Nga khi chúng tiếp cận không phận liên minh, lập luận rằng đó là hành động tự vệ chính đáng. Tuy nhiên, đề xuất này đã bị Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg bác bỏ, vì lo ngại rằng điều đó có thể dẫn đến leo thang xung đột giữa NATO và Nga, vấn đề mà liên minh này muốn tránh.
Mối lo ngại an ninh và sự tăng cường quân sự
Ba Lan, với vai trò là quốc gia đứng ở vị trí tiền tuyến trên sườn phía Đông của NATO, đã liên tục phàn nàn về những vụ vi phạm không phận của tên lửa và UAV từ bên ngoài. Sự cố một UAV rơi xuống lãnh thổ Ba Lan vào ngày 26/8 chỉ là một trong nhiều ví dụ về vấn đề ngày càng gia tăng mà Warsaw đang phải đối mặt. Trước tình hình này, Ba Lan không chỉ gia tăng phản ứng quân sự mà còn đẩy mạnh chi tiêu quốc phòng để bảo đảm an ninh.
Theo mạng tin Al Jazeera, Ba Lan đã công bố các thỏa thuận quân sự mới trị giá 520 triệu USD nhằm củng cố năng lực phòng thủ. Warsaw cũng đã ký hợp đồng trị giá 10 tỷ USD để mua 96 trực thăng tấn công Apache từ Mỹ nhằm thay thế cho các trực thăng Mi-24 lỗi thời. Bên cạnh đó, Ba Lan đã mua hàng trăm tên lửa không đối không AIM-120C AMRAAM và 48 bệ phóng cho hệ thống phòng không Patriot do Mỹ sản xuất. Những động thái này cho thấy quyết tâm của Ba Lan trong việc nâng cao khả năng tự vệ và sẵn sàng đối phó với các mối đe dọa từ Nga.
Hiện tại, Ba Lan đang chi 4% GDP cho quốc phòng, tỷ lệ cao nhất trong số các thành viên NATO, và có kế hoạch tăng lên 4,7% vào năm sau. Quân đội Ba Lan hiện có 200.000 binh sĩ, đứng thứ ba trong NATO sau Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, và là quân đội có quân số lớn nhất trong Liên minh châu Âu (EU). Các con số này phản ánh rõ sự quyết tâm của Ba Lan trong việc không chỉ bảo vệ an ninh quốc gia mà còn khẳng định vị thế trong NATO.
WSJ: Israel có thể không chặn được một số UAV và tên lửa của Iran WSJ ngày 6/8 nhận định, hệ thống Vòm Sắt cho phép Israel bắn hạ tên lửa Hamas, nhưng năng lực của Iran và phong trào Hezbollah của Liban ở một cấp độ khác. Hình ảnh hệ thống phòng không Vòm Sắt của Israel đánh chặn tên lửa được phóng từ Liban, nhìn từ Marjeyoun, Liban, ngày 3/7/2024. Ảnh: THX/TTXVN Theo Sputniknewsm, tờ Wall...