Những ‘tay súng’ hàng đầu eSports đang đổ bộ về tựa game này
Thật khó để dự đoán chính xác hệ sinh thái Valorant sẽ phát triển như thế nào trong vài năm tới, nhưng không thể phủ nhận ở hiện tại, Riot đã có những bước đi đúng hướng.
Valorant đã giành được đông đảo tình cảm cộng đồng game ngay cả khi bản beta chính thức chưa được phát hành. Dù cho lối chơi khá tương đồng với các tựa game bắn súng khác như CS:GO hay Overwatch, Valorant vẫn có những điểm khác biệt đủ sức tạo nên hiệu ứng lan truyền.
Sự ra mắt của game đã chứng minh tiềm năng thành công của Riot, sau những dự án game CGG online thất bại trước đó.
Chiến lược truyền thông khôn ngoan của cha đẻ Liên Minh Huyền Thoại đã tiếp lửa cho sự thành công của Valorant. Trò chơi đạt được lượng người truy cập khổng lồ trên Twitch, nhờ màn hợp tác giữa 2 bên trong việc cung cấp key beta giới hạn cho những người thực sự đam mê và muốn trải nghiệm trước.
Valorant đã chính thức ra mắt với người chơi toàn cầu hôm 2/6 vừa qua.
Chiến lược truyền thông đầy hiệu quả
Cụ thể, khi kết nối tài khoản Riot với tài khoản Twitch và theo dõi các kênh stream Valorant có ký hiệu “Drop Enables”, người chơi có cơ hội nhận được key nếu xem livestream tối thiểu 2 tiếng. Do việc trao thưởng hoàn toàn ngẫu nhiên, giá bán các tài khoản Valorant có mã key lên đến 150 USD trên Ebay.
Dù đã giảm nhiệt theo thời gian, những mã key này vẫn thu hút hàng nghìn game thủ săn lùng, đồng thời duy trì vị trí top đầu của Valorant trên trang tìm kiếm Twitch.
Sản phẩm của Riot còn là chủ đề hot để các streamer thu hút lượng người theo dõi đáng kể. Khi độ nối tiếng ngày một nâng cao, game bắt đầu gây ảnh hưởng nhất định lên các trò chơi khác.
Trong vài tháng qua, một số game thủ chuyên nghiệp của CS:GO và Overwatch đã tuyên bố rời khỏi giải đấu để chuyển sang Valorant. Dù được hưởng lợi nhuận không hề nhỏ khi tham gia những giải đấu lớn của hai tựa game trên, họ vẫn chấp nhận chuyển đến nơi mà mọi thứ vẫn chỉ ở giai đoạn bắt đầu.
Bên cạnh uy tín của Riot, sự chia tay còn nằm ở việc Valorant khiến người chơi CS:GO và Overwatch cảm thấy dễ dàng hòa nhập bởi cơ chế game rất quen thuộc.
Nhiều kỹ năng mà người chơi chuyên nghiệp tốn hàng giờ “try hard” (luyện tập) mỗi ngày có thể lập tức thể hiện ở Valorant. Nhờ đó, các pro player lại tiếp tục trở thành “tay to” tại hệ sinh thái eSports mới nổi.
Video đang HOT
Nhiều tin tức hỗn độn xung quanh tình hình hiện tại của Overwatch. Lượng người chơi lẫn theo dõi Overwatch League (OWL) liên tục giảm sút, kéo theo đó, hàng loạt những tên tuổi lớn như Jay “Sinatraa” Won, MVP OWL và vô địch World Cup năm ngoái cũng tuyên bố từ giã game.
Tuyên bố trước giới truyền thông, Won thẳng thừng cho biết “đã hết đam mê với Overwatch“, đồng thời ký hợp đồng đầu quân vào Sentinels nhằm tham gia những giải đấu của Valorant.
Việc những tay đấu kỳ cựu như Won hay mới đây là George “ShaDowBurn” Gushcha, thành viên Paris Eternal rời Overwatch đã dấy lên cảnh báo đáng lo ngại cho OWL nói riêng và cộng đồng game nói chung.
Giải đấu của Overwatch dần bị “rút ruột” tuyển thủ bởi Valorant.
Trong khi Overwatch vẫn đang chật vật tìm cách níu chân người chơi, Valorant đã thừa cơ thâu tóm thị trường bằng đồ họa đẹp và cách chơi tuy quen thuộc nhưng không hề nhàm chán.
Corey “Corey” Nigra, thành viên cũ của Washington Justice OWL cho rằng Valorant thực sự sinh ra dành cho anh khi nó dường như là “con lai giữa Counter Strike và Overwatch“.
Cùng với sự tương đồng về đồ họa, kỹ năng ngắm bắn quen thuộc của Valorant khiến game thủ không phải mất quá nhiều thời gian làm quen. Chưa kể, như đã nói ở trên, cùng chiến thuật truyền thông thông minh, Riot dần biến đứa con của mình trở thành kẻ khổng lồ mới của dòng game bắn súng FPS.
Thế lực đáng gờm mới
Không giống Overwatch, số lượng các game thủ rời CS:GO chuyển sang Valorant không nhiều, chủ yếu do thiếu hụt hỗ trợ tài chính.
Jordan “ Zellsis” Montemurro, cựu game thủ mới chia tay Swole Patrol đăng trên TwitLonger: “Hện tại, Counter-Strike không đủ khả năng để hỗ trợ những vận động viên bán chuyên. Thậm chí đến một lời hứa hẹn cũng không có”.
Ryan “Freakazoid” Adabir, đồng đội của Montemurro tại Swole Patrol cũng thông báo rời Counter-Strike. Không nêu rõ lý do, nhưng theo dòng tweet của tay súng đội Evil Geniuses Tarik “Tarik” Celik trên Twitter, hành động rời đi của Adabir được cho là có liên quan đến vấn đề về tiền lương.
Việc các game thủ đầu tư thời gian, tiền bạc để tập luyện và thi đấu nhưng không được hỗ trợ xứng đáng, dẫn đến chuyện rời đi, tìm kiếm vận may ở những nơi khác là điều khá dễ hiểu.
Tương tự với bất kỳ môn thể thao nào, những đội ở top đầu sẽ luôn cố gắng thể hiện đẳng cấp của mình ở mức cao nhất và dĩ nhiên, thù lao của họ cũng chiếm phần lớn doanh thu của giải đấu.
Thông thường, một số đội khác vẫn kiên trì tìm cách vượt qua chuyện quỹ lương. Nhưng nếu không có sự hỗ trợ thích hợp, các đội sẽ nhanh chóng bị rơi vào quên lãng.
Đội tuyển Windigo của Bulgaria tuy giành chiến thắng chung cuộc tại WESG 2018 với giải thưởng trị giá 500.000 USD, lại giải tán ngay trước khi nhận được tiền thưởng do vấn đề về phân chia.
Những pro player không khó khăn khi chuyển sang chơi Valorant, điều này đặt ra câu hỏi cho tương lai của CS:GO và những tựa game FPS khác.
Những giải đấu cấp thấp hơn ở Valorant sẽ vẫn chưa so được với CS:GO, nhưng với tiềm năng của mình, nó hoàn toàn có thể cho các player hy vọng vào tương lai.
Đồng thời vì là sân chơi mới, người chơi ít có đối thủ cạnh tranh hơn, lương bổng hậu hĩnh và dễ dàng chiếm được vị trí trong những đội tuyển hàng đầu.
Chính vì vậy, cộng đồng game đặt rất nhiều niềm tin vào Valorant hơn cả CS:GO trước đây, dù mọi thứ vẫn còn là canh bạc với nhiều rủi ro.
Làn sóng đổ xô sang Valorant lúc này đang gây nhiều vấn đề cho Counter-Strike. Theo bài đăng của Celik trên Twitter, thông thường người chơi cần phải có bước đệm trước khi vươn lên sân khấu đỉnh cao, nhưng với Valorant lại không.
Thật khó để dự đoán chính xác hệ sinh thái Valorant sẽ phát triển như thế nào trong vài năm tới, nhưng không thể phủ nhận ở hiện tại, Riot đã có những nước đi đúng hướng trong chiến lược phát triển của mình.
Phiên bản chính thức của game ra mắt hôm 2/6 nhận được nhiều phản hồi tích cực, hứa hẹn tạo nên cộng đồng đầy tính cạnh tranh trong tương lai.
Việc người chơi chuyên nghiệp chuyển đổi từ game này sang game khác không quá mới, nhưng khi Valorant phát triển hơn nữa, đây sẽ là cái tên đáng lo ngại với cả cộng đồng eSports.
Những game MOBA được đánh giá cực cao trên Mobile, thậm chí hơn cả Liên Quân nhưng lại quá yểu mệnh, không đóng cửa thì cũng hấp hối
Đã có nhiều tựa game MOBA được kỳ vọng sẽ tạo nên sự cạnh tranh lớn với Liên Quân Mobile, song đến lúc này, không có sản phẩm nào trụ vững được.
Có thể nói, game MOBA trên Mobile có sự cạnh tranh tương đối khốc liệt. Cho đến thời điểm này, không có nhiều sản phẩm có thể trụ vững được trước sự đào thảo khắc nghiệt của thị trường. Đến lúc này, chỉ còn có Liên Quân Mobile là vẫn còn phát triển mạnh mẽ, còn lại, các sản phẩm khác nếu không hấp hối thì cũng đã phải đóng cửa trước sự tiếc nuối của nhiều game thủ.
3Q 360mobi
Trước khi Liên Quân Mobile có mặt tại thị trường Việt Nam thì 3Q 360mobi mới là tựa game MOBA Mobile tạo được dấu ấn tại thị trường game mobile Việt. Thời điểm đó, game thủ Việt, đặc biệt là nhiều người chơi trên nền tảng di động vẫn còn lạ lẫm với thể loại game này. Có thể nói, 3Q 360mobi đã góp phần "khai sáng" cho nhiều người chơi về dòng game MOBA trên Mobile.
Tuy nhiên, sau hơn hai năm hoạt động, 3Q 360mobi đã phải tuyên bố đóng cửa, để lại nhiều tiếc nuối cho game thủ Việt với những dấu ấn đậm nét về một sản phẩm game MOBA Tam Quốc từng một thời hấp dẫn người chơi trong nước.
AOG - Đấu Trường Vinh Quang
Tiếp tục là một sản phẩm được kỳ vọng sẽ tạo nên thế ganh đua với Liên Quân Mobile, AOG - Đấu Trường Vinh Quang là sản phẩm nhận được nhiều sự kỳ vọng của cộng đồng game thủ cũng như sự quan tâm của thị trường. Đây là tựa game MOBA được đầu tư rất lớn bởi Gamota và là chìa khóa để NPH này tham gia vào thị trường eSports.
AOG có rất nhiều ưu điểm như có các tính năng hardcore bao gồm cắm mắt, last hit...tuy nhiên đó cũng chính là những nhược điểm của sản phẩm này. Quá nhiều tính năng khiến cho lối chơi của AOG trở nên nặng nề và kéo dài. Thêm quá nhiều lỗi như hack map, không ghép được trận, giá tướng quá đắt... khiến cho AOG dần hụt hơi và buộc phải đóng cửa, sau chưa đầy một năm có mặt trên thị trường game mobile Việt.
Vainglory
Trước khi game thủ Việt biết đến khái niệm Liên Quân Mobile thì Vainglory mới là sản phẩm game MOBA được đánh giá cao nhất trên nền tảng di động. Từ thiết kế đồ họa, chất lượng hình ảnh cho tới lối chơi, Vainglory đã ghi dấu ấn rất lớn đối với game thủ, không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn cầu vào thời điểm ra mắt. Vainglory đã nhận được đánh giá rất tốt, được các nhà phê bình đánh giá cao về đồ hoạ game, nhân vật, chiêu thức, hoạt động và lối chơi đột phá mà chưa có game MOBA trên di động nào làm được trước đó.
Vừa qua, NetEase, công ty game lớn thứ 2 của Trung Quốc, đã phát đi thông báo rằng công ty này sẽ ngừng hoạt động Vainglory tại thị trường này bắt đầu từ ngày 28/7 sắp tới. Theo như những gì NetEase chia sẻ thì tựa game này đã không thể tạo ra bất kỳ một khoản lợi nhuận nào cho công ty và tình hình chỉ ngày càng thêm tồi tệ.
Nếu như tại Trung Quốc, Vainglory sẽ buộc phải đóng cửa thì tại Việt Nam, sau màn ra mắt hợp tác hoành tráng vào năm 2017 thì giờ đây, Gamota có vẻ như không còn mặn mà trong việc tiếp tục đầu tư cho sản phẩm này. Vì trước đó, pha vấp ngã của AOG - Đấu Trường Vinh Quang nhiều khả năng đã khiến cho Gamota "chùn bước" với cuộc chiến eSports đầy thảm khốc, một cuộc đua "mạnh vì gạo, bạo vì tiền".
Valorant: Tổng hợp những pha xử lý hay của Shroud Được biết đến như một trong những "tay súng" xuất sắc nhất làng game, Shroud không mất quá nhiều thời gian để thích nghi và cho thấy khả năng thi đấu cực tốt trong Valorant. Dù sở hữu gameplay cốt lõi mang đậm bản sắc FPS (bắn súng góc nhìn thứ nhất), Valorant được đánh giá là một trò chơi khá phức tạp...