Những tàu hải quân Mỹ từng đến thăm Việt Nam
Sau 19 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, rất nhiều tàu hải quân Mỹ đã ghé thăm Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ quốc phòng giữa hai nước.
Vào ngày 19/11/2003, USS Vandegrift là tàu chiến đầu tiên của Hải quân Mỹ ghé thăm cảng Sài Gòn kể từ khi kết thúc chiến tranh Việt Nam. Đây là một tàu hộ vệ thuộc lớp Oliver Hazard Perry.
Tàu khu trục mang tên lửa điều khiển USS Curtis Wilbur (DDG-54) lớp Arleigh Burke chuẩn bị cập cảng Đà Nẵng trong chuyến thăm vào ngày 28/7/2004.
Ngày 29/3/2005, tàu hộ vệ USS Gary (FFG-51) cập cảng ở Thành phố Hồ Chí Minh, đánh dấu 10 năm bình thường hóa quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
Từ ngày 1-5/7/2006, 2 tàu hải quân Mỹ gồm tàu quét mìn USS Patriot (MCM-7) và tàu cứu hộ USS Salvor (T-ARS-52) đã tới Thành phố Hồ Chí Minh. Trong ảnh: tàu quét mìn USS Patriot (MCM-7)
Tàu cứu hộ USNS Salvor (T-ARS-52) sau lần đến thăm Việt Nam đầu tiên vào năm 2006, con tàu này đã nhiều lần trở lại Việt Nam trong khuôn khổ các hoạt động hợp tác quốc phòng giữa hai nước.
Ngày 19 – 28/6/2008 – Tàu bệnh viện USNS Mercy (T-AH-19) của Hải quân Mỹ, đã thả neo tại tỉnh miền Trung Khánh Hòa để thực hiện nhiệm vụ nhân đạo trong vòng 10 ngày tại Việt Nam. Hơn 150 bệnh nhân, hầu hết là trẻ em, đã được phẫu thuật khắc phục các dị tật bẩm sinh trên con tàu bệnh viện này.
Video đang HOT
Ngày 7-10/11/2009, 2 tàu hải quân Mỹ, USS Lassen (DDG-82) và USS Blue Ridge (LCC-19) đã cập cảng Đà Nẵng. Sự kiện này đã đánh dấu lịch sử lần đầu tiên có 2 tàu hải quân Mỹ cùng lúc ghé thăm Đà Nẵng. Hạm trưởng tàu USS Lassen, Lê Bá Hùng sinh ra ở thành phố Huế nhưng lớn lên ở miền Bắc Virginia và trở thành công dân Mỹ vào năm 1985. Ông là người Mỹ gốc Việt đầu tiên chỉ huy một tàu hải quân của Mỹ.
Tàu khu trục mang tên lửa điều khiển USS Chung Hoon (DDG-93) cập cảng Đà Nẵng trong chuyến thăm Việt Nam vào năm 2011.
Tàu khu trục mang tên lửa điều khiển USS Preble (DDG-88) lớp Arleigh Burke trong chuyến thăm Việt Nam cùng tàu USS Chung Hoon và tàu cứu hộ USNS Safeguard vào năm 2011.
Tàu chỉ huy USS Blue Ridge (LCC-19) Soái hạm của Hạm đội 7 trong một chuyến thăm Việt Nam vào năm 2012.
Tàu khu trục mang tên lửa điều khiển USS John S. McCain (DDG-56) đang neo đậu tại cảng Tiên Sa, Đà Nẵng trong chuyến thăm giao lưu cùng Hải quân Việt Nam vào năm 2013.
Theo Tri Thức
"Gấu xám" Chaparral của Quân đội Mỹ mạnh cỡ nào?
Tổ hợp tên lửa phòng không tự hành Chaparral là sản phẩm của Công ty Lockheed Martin Aeronutronic, bắt đầu sản xuất từ năm 1964 và trang bị cho Quân đội Mỹ năm 1969.
Thông số cơ bản của tổ hợp phòng không Chaparral
Cự ly tối đa tiêu diệt mục tiêu dạng trực thăng: 500 - 8.000 m
Cự ly tối đa tiêu diệt mục tiêu dạng máy bay cánh bằng: 500 - 9.000 m
Độ cao tiêu diệt mục tiêu: 1,5 - 3.000 m
Chiều dài tên lửa: 2,91 m
Đường kính tên lửa: 0,12 m
Sải cánh: 0,63 m
Trọng lượng tên lửa: 86,2 kg
Trọng lượng đầu đạn: 12,6 kg
Đầu những năm 1990, các phiên bản cơ sở và cải tiến của tổ hợp Chaparral được đưa vào sản xuất hàng loạt. Hiện nay, Chaparral với các biến thể khác nhau nằm trong biên chế của quân đội nhiều nước trên thế giới gồm Ai Cập (50), Israel (52), Colombia (5), Ma-rốc (37), Bồ Đào Nha (5), Mỹ (523), Đài Loan (45) và Tunisia (26).
Trong điều kiện chiến đấu, Chaparral lần đầu tiên được Quân đội Israel sử dụng tại Cao nguyên Golan vào giai đoạn cuối cuộc chiến tranh Yom Kippur năm 1973 để tiêu diệt máy bay MiG-17 và trong thời gian chiếm đóng Lebanon năm 1982 nhằm chống lại các tiêm kích của Syria.
Chaparral được xuất khẩu cho nhiều nước trên thế giới
Kết cấu chuẩn của xe chiến đấu Chaparral gồm 2 bộ phận chính: Khung gầm xe bánh xích M730 (chế tạo trên cơ sở M548) và ống phóng M54. Kíp chiến đấu - 4 người; trong đó gồm chỉ huy (có nhiệm vụ lựa chọn và xác định trình tự bắn), xạ thủ chính (điều khiển ống phóng và trạm chỉ huy; trong trường hợp cần thiết có thể thay thế chỉ huy), lái xe (quan sát tình hình trên không, khi cần thiết thực hiện vai trò của kỹ thuật viên vô tuyến) và xạ thủ dự bị (có nhiệm vụ sục sạo mục tiêu). Khi cần thiết, kíp chiến đấu có thể tiến hành các hoạt động tác chiến trong khoảng thời gian 24h hoặc nhiều hơn.
Khung gầm M730 có khoang động cơ và buồng dành cho kíp chiến đấu, được trang bị hệ thống treo dạng xoắn và hệ thống quan sát hồng ngoại cho lái xe. Khung gầm M730 là dòng xe lội nước có động cơ chịu ngập tốt. Ống phóng và trạm điều khiển được tích hợp vào xe M54 gồm động cơ với máy phát điện, vị trí bảo quản tên lửa, vị trí trắc thủ, các thiết bị cần thiết khác và ống phóng. Khoang dành cho xạ thủ chính bố trí trên tháp, được trang bị điều hòa nhiệt độ và ghế ngồi điều chỉnh được. Ngoài ra, khung gầm được trang bị các hệ thống lọc và thông gió.
Động cơ có thể là loại chạy xăng (M48 và M48A1) hoặc diesel (M48A2 và M48A3) với máy phát điện bảo đảm cung cấp năng lượng cho tất cả các thiết bị. Trong tình huống khối nhiên liệu bị phá hủy, hoạt động tác chiến vẫn có thể tiếp tục trong một khoảng thời gian nhất định nhờ vào hệ thống ắc quy trên khoang.
Tổ hợp Chaparral đã trải qua rất nhiều lần cải tiến
Thông tin về tình trạng kỹ thuật của tên lửa và tổ hợp được hiển thị trên bảng điều khiển nhờ sự hỗ trợ của các thiết bị chuyển mạch và hiển thị. Điều này cho phép trắc thủ kiểm soát khả năng sẵn sàng của các thành phần thuộc tổ hợp, tiến hành lựa chọn tên lửa để bắn, xác định đợt phóng tiếp theo cũng như tiến hành thử nghiệm các hệ thống của xe chiến đấu. Mỗi ống phóng tên lửa đều được trang bị hệ thống nhận biết "địch-ta".
Việc tiêu diệt mục tiêu trong điều kiện ban ngày được tiến hành theo các bước sau: Thông tin về mục tiêu được chuyển đến từ radar AN/MPQ-49 hoặc thiết bị quan sát bằng mắt thường. Sau khi phát hiện đối tượng, xạ thủ điều khiển ống phóng, ngắm về hướng mục tiêu sao cho nằm chính giữa tiêu cự của thiết bị ngắm bắn hoặc trong trường quan sát của thiết bị ngắm bắn hồng ngoại. Ống phóng có thể xoay 3600 theo góc phương vị và góc tà từ -90 - 900.
Sau khi bắt được mục tiêu, trong tai nghe đeo trên đầu xạ thủ phát ra tín hiệu cảnh báo (tín hiệu này cũng xảy ra tương tự khi mục tiêu vào tầm ngắm của thiết bị quan sát hồng ngoại), lúc này xạ thủ tiến hành phóng tên lửa. Mệnh lệnh điều khiển tên lửa theo phương pháp xích gần cân xứng được đưa ra từ hệ thống theo dõi và truyền đến khoang tên lửa. Đầu nổ phi tiếp xúc giúp tăng xác suất tiêu diệt mục tiêu. Việc sử dụng nguyên tắc "bắn - quên" cho phép sau khi kết thúc phát bắn có thể bắt đầu sục sạo các mục tiêu khác, tiến hành chặn bắt và tiêu diệt mà không cần phải đợi kết quả tiêu diệt mục tiêu thứ nhất. Loạt bắn của tổ hợp với 4 tên lửa mất 1 phút và tổng thời gian nạp lại mất 5 phút.
Chaparral được đánh giá là một trong những tổ hợp tên lửa phòng không hiệu quả nhất của Quân đội Mỹ
Tên lửa phòng không có điều khiển Chaparral được chế tạo theo sơ đồ "Con vịt", có 2 cặp cần điều khiển bố trí ở bộ phận phía trước của tên lửa và 4 cánh được gắn ở phía sau tên lửa. 2 trong số 4 cánh được bố trí trục cán cân xứng để giảm vận tốc góc nghiêng. Tên lửa được lắp đặt trên ống phóng với sự hỗ trợ của các giá đỡ gia cố trên thân động cơ. Trên ống phóng có 4 tên lửa luôn được bố trí ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu còn 8 tên lửa khác ở trạng thái dự bị. Hiện nay, nhà sản xuất đã chế tạo một số phiên bản cải tiến của tên lửa Chaparral, tất cả đều có động cơ tên lửa nhiên liệu rắn một tầng.
Phiên bản cơ sở tên lửa MIM-72A có đường kính thân 127 mm, dài 2.604 mm, sải cánh 631 mm, trọng lượng 85 kg, trọng lượng đầu đạn 11,2 kg. Tên lửa MIM-72A có tầm bắn hiệu quả từ 500 - 6.000 m (cự ly bay tối đa của tên lửa 9.300 m với thời gian 22 giây). Trần bay của tên lửa từ 15 - 3.000 m.
Phiên bản cải tiến tên lửa MIM-72C được chế tạo trong giai đoạn từ 1970 - 1974, đưa vào trang bị tháng 7/1978. Kích thước tên lửa không thay đổi so với phiên bản cơ sở, còn trọng lượng tăng lên 86,2 kg. Tên lửa MIM-72C được trang bị đầu đạn nổ mảnh M250 với các mảnh làm từ hợp kim volfram có trọng lượng 12,6 kg (được chế tạo tại Pikatinskom), đầu nổ vô tuyến phi tiếp xúc M817 (sản phẩm của Phòng Thí nghiệm Harry Daimonda), đầu tự dẫn hồng ngoại loại AN/DAW-1 (Công ty Ford Aerospace) và động cơ tên lửa nhiên liệu rắn một tầng ít khói Mk.36. Cự ly bắn hiệu quả của tên lửa đạt hơn 9.000 m.
Ngoài các biến thể tên lửa trên, Chaparral còn được trang bị các tên lửa MIM-72E, MIM-72F
Phiên bản tên lửa MIM-72G được trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại AN/DAW-2 quét hình hoa thị RSS (Rosette Scan Seeker), bảo đảm xác suất đánh chặn mục tiêu cao và phóng tên lửa sớm hơn. Việc xử lý tín hiệu và chống nhiễu (tự nhiên và nhân tạo) được đơn giản hóa nhờ trang bị bộ vi xử lý nâng cấp. Đầu tự dẫn quét dạng hoa thị có thể tái lập trình khi các đặc tính về mối đe dọa thay đổi (ví dụ như các dạng nhiễu hồng ngoại...).
Hiện nay có nhiều nguồn thông tin cho rằng, nhà sản xuất sẽ chế tạo tên lửa phòng không có điều khiển mới Chaparral-2 với việc trang bị hệ thống dẫn hướng đa chế độ, có cự ly bay lớn hơn (>15 km) và hiệu quả tác chiến cao. Hệ thống dẫn hướng đa chế độ của tên lửa sẽ gồm thiết bị sục sạo và theo dõi hồng ngoại, bộ cảm biến âm học, bộ cảm biến tần số vô tuyến thụ động và bộ cảm biến radar với xác suất bị đánh chặn thấp. Tên lửa này sẽ không bị "vô hiệu hóa" trước tất cả các phương tiện tác chiến điện tử và hồng ngoại.
Theo Tri Thức