Những tập tục trong tháng 7 âm lịch ở các nước châu Á
Không chỉ Việt Nam, nhiều nước Á Đông cũng duy trì một số tập tục trong dịp tháng 7 âm lịch. Mỗi nước có một tên gọi và những quan niệm khác nhau.
Trung Quốc: Theo tín ngưỡng của người Trung Quốc, rằm tháng 7 âm lịch còn được gọi là lễ Vu Lan hay Tết Trung Nguyên. Ảnh: Chinadaily.
Vào ngày này, người Trung Quốc sắm sửa mâm cỗ thịnh soạn dâng lên tổ tiên. Ba lần mỗi ngày, buổi lễ chính vào lúc hoàng hôn. Họ tới những ngôi chùa lớn và phát gạo cho người nghèo, đốt giấy tiền, vàng mã để cúng cho người quá cố và tin rằng các linh hồn sẽ đỡ vất vả hơn dưới cõi âm, không quấy rầy công việc làm ăn, cuộc sống nơi trần thế. Ảnh : Chinadaily.
Nhật Bản: Obon hay còn được gọi là Bon (ngày của người chết), là một phong tục truyền thống của người Nhật theo Phật giáo. Người Nhật tổ chức lễ hội này vào tháng 8 dương lịch để tưởng nhớ những người thân đã qua đời. Nghi lễ Toro Nagashi (thả thuyền giấy) cũng giống hoạt động thả đèn hoa đăng ở Việt Nam. Các con thuyền được xếp bằng giấy rồi thả theo các con sông như biểu tượng để tiễn đưa linh hồn những người quá cố trở về thế giới của họ. Ảnh: Flickr.
Vũ điệu Bon-Odori là một trong những nét đặc trưng trong lễ hội Obon của người Nhật. Tương truyền vũ điệu này bắt nguồn từ câu chuyện của Phật tử Mokuren. Ông đã cầu xin Phật Tổ giải thoát cho người mẹ quá cố của mình khỏi kiếp đày đọa dưới địa ngục.Cảm kích trước sự giúp đỡ của Phật Tổ, ông đã nhảy múa một cách vui mừng khi mẹ mình được cứu. Điệu múa Bon-Odori bắt nguồn từ đó mà thành. Ảnh: Japanuchi, Tokyobling.
Trong lễ hội Obon, người ta thường mặc trang phục truyền thống Yukata, một loại Kimono với chất liệu vải mỏng và mát. Người dân đổ ra đường tham gia vào các hoạt động văn hóa truyền thống. Lễ hội thường kết thúc với những đợt biểu diễn pháo bông đẹp mắt. Ảnh: Rule Of Sam Photography.
Video đang HOT
Malaysia: Malaysia cũng có những phong tục trong tháng 7 âm lịch gần giống với người Trung Quốc như thả đèn, đốt vàng mã… Ảnh: Malaymail.
Những người theo đạo Phật đến các ngôi đền ở Malaysia để cầu nguyện cho các vong linh và đốt hình nộm của vị thần cai quản địa ngục Tai Su Yeah những ngày cuối của lễ hội. Ảnh: Malaymail.
Singapore: Phong tục ngày rằm tháng 7 ở Singapore vẫn được gìn giữ trong cộng đồng người Hoa. Tương tự như văn hóa người Việt, ngoài việc làm cơm cúng, tới chùa, làm nhiều việc thiện, người Singapore cũng kiêng kỵ nhiều điều vào tháng này như không huýt sáo, chụp ảnh, hoặc đi ngoài đường ban đêm… Ành: theculturetrip.
Thái Lan: Xứ chùa vàng có lễ hội Phi Ta Khon hay còn gọi là lễ hội ma xó, được tổ chức trong 3 ngày của tháng 6 hàng năm tại huyện Dan Sai, tỉnh Loei. Nguồn gốc của lễ hội này vốn nhằm tôn vinh sự trở lại của Phật, hoàng tử Vessandorn sau chuyến hành trình khổ hạnh. Ảnh: Thaitravelblog.
Theo tục truyền miệng của người dân địa phương, lễ hội này đã đánh thức những hồn ma. Chính vì thế, người dân tham gia lễ hội mặc những trang phục kỳ quái, đeo mặt nạ ma quỷ, múa những động tác chiến đấu với các hồn ma. Lễ hội độc đáo này thu hút đông đảo khách du lịch tới tham quan địa phương. Ảnh: Thaitravelblog.
Theo zing.vn
Những quán hủ tiếu ngon nổi tiếng giữa lòng Sài Gòn
Hủ tiếu bò viên gốc Triều Châu, hủ tiếu mực giòn sần sật hay hủ tiếu ốc lạ miệng là những món ăn đã tạo được thương hiệu mà bạn nhất định phải thử khi đến Sài Gòn.
Hủ tiếu bò viên gốc Triều Châu
Nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Thiện Thuật (quận 3, TP.HCM), quán có tên là Trường Thạnh nhưng nhiều thực khách chỉ biết đến cái tên "hủ tiếu mì bò viên Triều Châu", bởi đây là quán ăn có chủ là người gốc Triều Châu và nổi tiếng bởi món bò viên nhà làm cực ngon.
Được biết, quán hủ tiếu Trường Thạnh do một người đàn ông gốc Hoa tên Thái Minh Khôn mở bán khoảng 60 năm trước, khi ông cùng vợ con sang Việt Nam sinh sống và lập nghiệp. Sau đó, quán được truyền lại cho các thế hệ con cháu tiếp nối.
Bát hủ tiếu bò viên luôn hấp dẫn thực khách khi tới Sài Gòn. Ảnh: VNE
Theo chủ quán, muốn bò viên được ngon và đảm bảo vệ sinh thì phải lấy ngay bò vừa mới xẻ thịt còn nóng hổi và phải giã nát bằng tay chứ không bỏ vào máy xay chuyên dụng, như vậy thì viên bò khi chín mới dai giòn, gia vị được thấm đều.
Khi khách gọi món, chủ quán sẽ cho giá đỗ, một nắm sợi hủ tiếu, một vắt mì vào cái vá có đục lỗ để trụng qua nồi nước sôi, sau đó cho vào tô rồi nêm nếm gia vị bên trên. Nếu thực khách gọi hủ tiếu mì bò viên thì sẽ có ba viên bò khá to, gọi hủ tiếu mì thập cẩm thì chỉ có một viên bò nhưng lại kèm theo nhiều gân bò, lòng bò và lá sách.
Tiếp đến, chủ quán sẽ chan nước lèo được ninh từ xương ống bò vào tô, rắc thêm ngò gai, hành lá cắt khúc nhỏ và rau húng quế rồi mang ra cho khách thưởng thức. Bò viên và các thành phần của con bò sẽ được chấm kèm với một chén tương đen, đỏ và một ít ớt sa tế cay cay. Một trong những yếu tố điểm xuyết, giúp món hủ tiếu bò viên ở đây được lòng thực khách chính là những miếng cải thảo muối được rắc lên phía tên tô hủ tiếu.
Theo cảm nhận của nhiều thực khách đã từng ăn và "nghiện" hương vị của hủ tiếu mì bò viên nơi đây thì "bò viên phải nói là ngon tuyệt đỉnh, dai nhưng không hề cứng, mềm mềm, sần sật, cắn một phát là ngập răng và mùi bò thật sự rất thơm ngon". Tuy nhiên, tô hủ tiếu mì ở đây có khá ít nên nếu người nào có sức ăn khỏe thì phải hai tô mới đủ no.
Hủ tiếu mực giòn sần sật
Với thực khách sành ăn ở Sài thành, nhiều người không lạ gì quán hủ tiếu mực ở một quán ăn trên đường Phan Xích Long (quận Phú Nhuận). Quán mở bán gần chục năm nay, rất đông khách, nhất là những người muốn đổi khẩu vị.
Hủ tiếu mực hấp dẫn với những miếng mực tươi ngon. Ảnh: I.T
Để chế biến món ăn này cần rất nhiều nguyên liệu để tạo nên một hương vị đặc trưng. Củ cải gọt vỏ, rửa sạch, thái khúc vừa ăn, mực tươi rửa sạch, thái miếng, sau đó cho vào chút rượu trắng, gừng, để trong khoảng 15 phút rồi trụng qua nước sôi cho chín tái. Mực khô rửa sạch, thái miếng. Ngoài các nguyên liệu chính ra, còn có thêm các loại rau như cần, hẹ. Hành, tỏi băm nhuyễn, xương heo chần nước sôi, ngâm nước đá để làm nguội, sau đó rửa lại cho thật sạch. Hủ tiếu muối dai sợi chần qua nước sôi rồi cho vào ngâm nước đá làm nguội, vớt ra để ráo. Thịt nạc rửa sạch, thái nhỏ rồi băm cho nhuyễn.
Một tô hủ tiếu đầy đủ có giá 57.000 đồng. Bạn sẽ thấy tô hủ tiếu được trình bày rất bắt mắt với mực, thịt viên, trứng cút và chút hành lá, giá trụng hoặc giá sống, rau tần ô, xà lách đi kèm. Những miếng mực tươi được xắt khoanh vừa ăn, có độ giòn. Nước lèo được nấu từ khô mực nên có vị ngọt và thơm.
Hủ tiếu ốc
Được nấu và thưởng thức cùng các loại sò ốc, hủ tiếu ốc được xem là một trong những biến thể của món hủ tiếu quen thuộc của người Sài Gòn.
Hủ tiếu ốc là món dễ ăn ở Sài Gòn nhất là những ngày nắng nóng. Ảnh: Zing
Khuyết điểm của món ăn là phải dùng ốc tươi để nấu, nếu không, nước lèo sẽ không có độ ngọt. Nước lèo của hủ tiếu ốc là hỗn hợp nước hầm xương và nước luộc ốc nên có vị ngọt nhẹ, thoảng hương sả dễ ăn. Các loài sò ốc đi kèm trong món ăn thuộc loại dễ chế biến, giá mềm, như nghêu, sò lông, sò lụa, ốc bươu. Bạn có thể ăn ở vực chợ Lê Hồng Phong, quận 10.
Gánh hủ tiếu sườn gần 3 thập kỷ
Một trong những gánh hủ tiếu nức tiếng ở Sài Gòn là nằm trên đường Nguyễn Thái Học, ngay phía trước cổng trường Minh Đức. Quán nổi tiếng với tô hủ tiếu sườn. Thực khách luôn bị ấn tượng về khúc sườn heo lớn bên trong tô cùng những miếng bò viên tròn xoe. Tô hủ tiếu ngút khói bưng ra với đầy ắp những nguyên liệu bên trong sẽ khiến bạn không khỏi xuýt xoa.
Nhiều người cho biết tô hủ tiếu suốt nhiều năm qua vẫn vẹn nguyên hương vị. Ảnh: Phong Vinh.
Để có được vị ngọt thanh và đậm đà của nước dùng, gánh hủ tiếu đã được bắt bếp từ xế trưa. Vị ngọt thanh có được nhờ xương heo được hầm lâu, cùng với đó là vị thanh đậm đà của củ cải. Ngọn lửa không được quá to cũng không được quá nhỏ mới giữ được hương vị ấy. Món hoành thánh chắc chắn sẽ gây ấn tượng với những ai lần đầu đến quán vì nó to gấp 3 lần so với bình thường. Nhân thịt bên trong cũng được chăm chút và nêm nếm cẩn thận tạo nên vị khác lạ.
Nếu muốn đổi khẩu vị, bạn có thể gọi nui hoặc bánh canh thay cho hủ tiếu. Ngoài sườn heo, bò viên thì quán còn có hủ tiếu phèo khá lạ miệng. Giá cho một phần dao động 35.000 đồng. Giá sẽ còn thay đổi theo yêu cầu của thực khách.
Tuy giá cao hơn so với các quán xá vỉa hè, nhưng chất lượng món ăn kèm theo phong cách phục vụ ở gánh hủ tiếu này sẽ khiến bạn hài lòng. Quán bắt đầu bán cho thực khách từ 6 giờ chiều đến tối muộn, có hôm hết hàng thì nghỉ sớm.
Theo Dân Việt
Gợi ý chị em mâm cơm chay cúng rằm tháng 7 đầy đủ ngon, đẹp mắt. Rằm tháng 7 đang cận kề rất nhiều chị em đang lúng túng không biết chuẩn bị gì cho mâm cơm cúng thì hãy tham khảo bài viết dưới đây. Đây là mâm cơm cúng rằm rất đầy đủ và đẹp mắt. BÁNH DA LỢN Nguyên liệu: Phần bánh màu xanh: 200g bột năng, 30g bột gạo, 150-200g đường, 1 bó lá dứa....