Những tập tục tôn giáo kì dị
Các tập tục tôn giáo này đều đã có từ nghìn xưa, hiện nay ít nhiều gây tranh cãi, nhưng đều được những người theo hết lòng thực hành.
1. Ném em bé từ tháp cao 15m
500 năm qua, những người theo đạo Hồi giáo ở miền Tây Ấn Độ đều theo đuổi một tập tục đó là ném những đứa trẻ từ một tòa tháp cao 15 m xuống để cầu may mắn.
Những đứa trẻ được đưa lên đỉnh tòa nhà, ném xuống một chiếc giường vải với khoảng cách 15 m được căng bởi những người đàn ông, nhanh chóng chuyền qua đám đông để đến tay các bà mẹ của chúng.
Những ông bố bà mẹ ở đây đều ném con họ xuống với một niềm tin mạnh mẽ rằng việc thi hành nghi lễ này sẽ giúp ban phước cho con cái của họ có sức khỏe tốt, may mắn, can đảm và sức mạnh suốt cuộc đời. Lễ kỷ niệm được diễn ra hàng năm bởi những người theo đạo Hồi giáo và đạo Hindu ở bang Maharashtra, Ấn Độ.
Vâng, nếu những đứa con của bạn bị ném ra khỏi một tòa tháp cao 15 m và sống sót, người ta sẽ cho rằng nó thực sự khá là may mắn.
2. Dùng móc sắc nhọn xuyên qua lưng (Ấn Độ)
“Garudan Thookkam” là một hình thức nghệ thuật truyền thống được thực hiện trong những ngôi đền Kali ở miền Nam Ấn Độ. Trong đó, mọi người mặc trang phục giống thần Garuda (một vị thần Ấn Độ giáo) thực hiện một điệu nhảy, và sau khi hoàn thành, lưng của những tín đồ Hindu tận tụy bị xuyên thủng bởi những lưỡi câu sắc bén. Sau đó, những người đàn ông này được nâng lên khỏi mặt đất bởi một giàn giáo có gắn dây thừng.
Đôi khi, họ có thể nâng những em bé trên tay và được treo lên vòng quanh ngôi đền như một hình thức dâng lên các nữ thần.
3. Mổ xẻ tử thi và phân tán thành các miếng trên đỉnh núi (Trung Quốc)
Ở Tây Tạng, chôn cất ngoài trời là một nghi thức cử hành tang lễ, trong đó xác người chết được khắc chạm lên những vị trí đã định trên cơ thể. Cái xác được đặt trên một đỉnh núi để tiếp xúc với các yếu tố thiên nhiên và động vật, đặc biệt là loài chim ăn thịt.
Hầu hết những người Tây Tạng theo truyền thống Phật giáo cho rằng cơ thể con người chỉ là một con tàu và có thể bị loại bỏ. Tập tục này cuối cùng đã bị cấm, nhưng nó vẫn còn có thể được thực hiện nếu gia đình người đó cho phép.
4. Bị thần “nhập” và co giật (Haiti)
Những người sung đạo Voodoo cho rằng việc tôn thờ và chăm sóc cho các linh hồn rất quan trọng, bởi vì người ta tin rằng những linh hồn đó trở nên suy yếu theo thời gian và bị phụ thuộc vào người nuôi dưỡng chúng. Những nghi lễ hiến tế được dùng để trẻ hóa chúng, nói cách khác, sinh mệnh của một con vật bị hiến tế sẽ chuyển giao sang cho Thánh thần.
Những nghi lễ này được tiến hành để làm vừa lòng các vị thần, gọi là thần “Loa”. Một con vật, chẳng hạn như một con gà thánh sẽ giải phóng năng lượng sống của nó khi nó bị hiến tế cho Thánh thần.
Trong buổi lễ, tín đồ có thể được hòa nhập, hoặc bị sở hữu bởi một Thần Loa. Thần sẽ nhập vào người đó, điều khiển hoàn toàn, đưa ra lời khuyên, cung cấp những phương pháp chữa trị, và những lời tiên tri. Quá trình này có thể xảy ra khá bạo lực, người bị nhập có thể sẽ biến động cực mạnh về thể chất trước khi rơi xuống đất.
5. Rửa tội cho một người thay thế cho một người đã chết
Phép rửa tội cho người chết là một nghi lễ rửa tội mà một người sống phải chịu thay cho một người khác đã chết. Những tín đồ Mormon tin rằng trong thánh đường của họ có các nhà truyền giáo của “ thế giới tâm linh”, truyền đạo Mormon cho những người chết mà chưa nhận được đạo lý.
Bất kỳ những người chết nào có ý nguyện được thỉnh giáo đạo Mormon đều phải tuân thủ các quy tắc của đạo, mà một trong số đó là lễ rửa tội.
6. Sư khỏa thân và dùng quạt lông công (Ấn Độ)
Digambar, còn gọi là Digambara là một trong hai nhánh chính của Kì Na giáo. Đây là tôn giáo của những người tu hành khỏa thân. Họ thờ phụng đức phật Mahavira. Để theo được tôn giáo này, người tu hành phải từ bỏ quần áo, sống khổ hạnh như những vị tu sĩ. Đối với họ, đó không phải đang trần trụi mà đơn giản, họ đang khoác lên mình bộ quần áo của thiên nhiên.
Hai vật sở hữu duy nhất của những tu sĩ dòng này chính là bầu nước để uống và một chiếc quạt lông công để quét sạch côn trùng vướng vào trên những con đường họ đi. Họ kiếm thức ăn bằng cách đi khất thực, và chỉ có thể ăn tốt nhất là mỗi ngày một lần.
Hiện nay, phần lớn các tín đồ của Digambar sống tại Maharashta, Bundelkhand, Karnataka và Tamil Nadu ở Ấn Độ. Bởi vì phụ nữ không được phép trần truồng, phái Digambaras tin rằng họ không thể đạt đến cảnh giới của sự giải thoát.
7. Lăn qua thức ăn thừa Partaken (Ấn Độ)
Đây là nghi thức có khoảng 400 năm tuổi. Mọi người sẽ lăn qua những tấm lá chuối đầy thức ăn thừa theo đạo Bà La Môn với hy vọng rằng những khó khăn và phiền muộn sẽ trôi qua.
Trong khi đó, chính phủ Karnataka đã thông báo cho Tòa án Tối cao sửa đổi tập tục gây tranh cãi này ở ngôi đền Kukke Subramanya. Từ bây giờ, thay vì thực phẩm thừa sẽ là thực phẩm không có mùi vị hoặc chưa được ăn bởi bất cứ ai, được đặt trên lá chuối trong sân ngoài khu bảo tồn.
8. Giáo phái thủ dâm và tình dục
Một nhóm người bí mật ở khu vực Seattle thực hiện nghi lễ ủng hộ việc sinh sản giống như người cổ đại ở Trung Đông từng theo đuổi vào 1.500 năm trước.
Các vị thần không thể tận hưởng được những cảm giác cực khoái trong cơ thể vô hình của họ, nhưng họ có thể cảm nhận được niềm vui ngây ngất của con người thông qua các nghi lễ.
Theo đó, các thành viên của giáo phái sẽ thực hiện quan hệ tình dục đồng tính hay dị tính với nhau cùng một lúc và trong cùng một căn phòng, cùng đạt đến trạng thái cao trào với mong muốn thắt chặt mối giao thoa tinh thần trong xã hội và tìm kiếm sự may mắn. Những linh hồn cũng có thể được xoa dịu thông qua hành động thủ dâm không cần giao hợp.
Theo 24h
Thời kỳ từ chối "quan hệ" với đàn ông bị coi là một... tội ác
Nền văn minh Lưỡng Hà được coi là xã hội đầu tiên của loài người. Đây cũng là thời kỳ mà mại dâm tôn giáo phát triển.
Thời đại Nữ thần và sự thiêng liêng của tình dục
Vào thời kỳ Lưỡng Hà cổ đại, trong những ngôi đền của nữ thần Inanna (khoảng 4.000 năm TCN), các nữ tu sĩ (gái điếm thiêng liêng) lấy danh nghĩa "Hierodule of Heaven" nghĩa là "tôi tớ của thần thánh". Đàn ông sẽ trả một khoản tiền lớn để "quan hệ" với nữ thần thông qua cơ thể của một nữ tu sĩ linh thiêng. Đó là những phụ nữ thánh thiện, trình độ học vấn cao và được đào tạo, có khả năng truyền năng lượng của nữ thần trong các nghi lễ nơi công cộng cũng như nơi riêng tư.
Bức cổ họa nổi tiếng: Gái điếm thần thánh thành Babylone
Ở Babylon có một hệ thống phân cấp của các nữ tu sĩ cao cấp được gọi bằng các tên khác nhau bao gồm quadishtu (cấp thứ 4), naditu (mức thấp nhất) hoặc entu, phải xuống đến quán rượu hoặc harimtu làm gái gọi đường phố . Nữ thần Ishtar ban phước lành trên tất cả những người tham gia vào hành vi tình dục dù nó được thực hiện theo cách như thế nào.
Thời kỳ phụ nữ có thể "quan hệ" với bất kỳ người đàn ông nào
Chính những tập tục tôn giáo ở Lưỡng Hà đã tạo điều kiện cho ngành kinh doanh mại dâm phát triển, khi những nữ tu sỹ phục vụ thần Ishtar có thể "hiến thân" cho những người đàn ông đóng góp tiền cho ngôi đền thờ thần Ishtar. Người ta quan niệm đây là "vinh dự" cho người phụ nữ.
Những nữ tu sĩ có thể "hiến thân" cho những người đàn ông đóng góp tiền cho ngôi đền thờ thần Ishtar.
Trong những tác phẩm của Herodotus, vào thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên, cũng có mô tả: "Người Babylon có một phong tục, theo đó buộc mọi người phụ nữ phải ngồi trước đến thờ thần Aphrodite và quan hệ tình dục với những người xa lạ, bất kể người đó giàu nghèo ra sao. Sau đó, những người đàn ông sẽ đi qua để chọn bạn tình. Người phụ nữ không được phép về nhà khi chưa có người đang ông nào chịu ném tiền vào trong vạt áo của cô ta và quan hệ với một người đàn ông nào đó bên ngoài đền thờ. Họ không được phép từ chối bất cứ người đàn ông nào bởi thế là tội ác".
Theo những tập tục tôn giáo thời kỳ này thì từ chối đàn ông bị coi là một tội ác.
Khoảng từ năm 2.000 TCN, các cung điện nơi từng là để thờ phượng nữ thần của các nền văn hóa lớn trên thế giới đã bắt đầu suy yếu, đi kèm với sự nổi lên của chế độ gia trưởng. Phụ nữ bị tước hết quyền hạn và cơ thể của họ bị cho là dơ bẩn và tội lỗi. Những ngôi đền đã bị phá hủy và vai trò của nữ thần bị giảm sút.
Theo Soha
"Trại chăn nuôi" kỳ lạ Đó là tên gọi hài hước của một phòng thí nghiệm thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương. Cho chân vào lồng, sau đó luồn máy ảnh vào trong để chụp ảnh muỗi đang "ăn máu" Tại đây, các cán bộ của viện và cộng tác viên từ nhiều năm nay đã tình nguyện cho muỗi "ăn máu" để phục vụ dự...