Những tấm poster “séc-xi” nhất mọi thời đại
Lịch sử điện ảnh đã có rất nhiều poster phim siêu gợi cảm luôn! Cùng chiêm ngưỡng các tấm poster phim có khả năng gây bỏng mắt cực cao này nhé.
The Sin of Nora Moran (1933)
Trong thời kì đầu của điện ảnh, các nhà sản xuất thường nhờ cậy đến những tấm poster vẽ tay với hình ảnh trọng tâm là những nữ diễn viên gợi cảm để thu hút khán giả ra rạp. Những nữ diễn viên nổi tiếng như Marilyn Monroe hay Brigitte Bardot đã từng là người mẫu cho rất nhiều những tác phẩm dạng này. Tấm poster của bộ phim The Sin of Nora Moran dường như là một đại diện tiêu biểu nhất cho dòng poster này. Nữ diễn viên được khắc họa trong tấm poster này là Zita Johan – người đã từng tham gia vào bộ phim The Mummy của năm 1932. Tên tuổi của bà đã dần mai một theo thời gian, thế nhưng, hình ảnh gợi cảm được lưu lại trên tấm poster này vẫn sẽ mãi là bất tử.
Lolita (1962)
Khi tạm thời dẹp bỏ những lời đàm tiếu về nội dung bộ phim này của đạo diễn Stanley Kubrick, Lolita nổi bật lên so với rất nhiều tác phẩm cùng thời nhờ tấm poster gợi cảm của mình. Nữ diễn viên Sue Lyon thủ vai một cô bé 14 tuổi trong bộ phim này khi cô mới chỉ 16. Mặc dù vậy, hình ảnh của Sue Lyon đeo cặp kính trái tim màu hồng cùng đôi môi âu yếm chiếc kẹo mút đã trở thành một trong những hình ảnh đáng nhớ nhất của điện ảnh vào khoảng nửa thập kỷ trước.
The Graduate (1967)
Nữ diễn viên Anne Bancroft gần như không hề xuất hiện trong tấm poster này ngoại trừ việc đôi chân gợi cảm của cô thu hút sự chú ý của tất cả người xem. Hình ảnh này có thể coi là một định nghĩa chuẩn mực của sự gợi cảm và bí ẩn. Rõ ràng rằng nó khơi gợi ham muốn được chiêm ngưỡng nhiều hơn thế trong lòng của các đấng mày râu nhưng họ lại không thể. Đó là phương châm mà đạo diễn Mike Nichols sử dụng để làm nên phong cách cổ điển trong phim của mình.
Dracula Has Risen From The Grave (1968)
Một trong những chi tiết được thêu dệt nhiều nhất quanh hình tượng về ma cà rồng và bá tước Dracula chính là những câu chuyện tình yêu nóng bỏng. Xoáy mạnh vào đề tài này, tấm poster của bộ phim Dracula Has Risen From The Grave mang tới một sự pha trộn giữa tình ái và sự hài hước, tạo ra một cảm giác khó quên cho người xem. Trong khi dõi theo những đường cong gợi cảm của nữ diễn viên trong hình, bạn sẽ không khỏi bị chú ý bởi vết cắn trên cổ được ẩn dụ bằng hai chiếc urgo màu hồng. Chẳng trách sao tấm poster này lại được mọi người lưu giữ lâu đến vậy.
Video đang HOT
American Beauty (1999)
Nếu như so sánh về mức độ “lộ liễu” thì tấm poster của Vẻ Đẹp Mỹ còn kém xa so với những đại diện khác trong danh sách này. Hơn thế nữa, ý tưởng trọng tâm của nó cũng chỉ là cảm hứng về gợi cảm chứ không nặng tính “khêu gợi”. Đồng thời, tấm poster này cũng nhắc người xem về một trong những cảnh đáng nhớ nhất của bộ phim khi Kevin Spacey mơ về Mena Suvari lơ lửng trên giường của anh khi đang chìm trong một bể tắm chứa đầy những cánh hoa hồng lãng mạn.
Almost Famous (1998)
Thật đáng tiếc rằng tấm poster này lại không nổi tiếng bằng một phiên bản khác được quảng bá rộng rãi bởi nhà sản xuất. Ít nhất thì sự gợi cảm của nó vượt xa so với hình ảnh cận cảnh diễn viên Kate Hudson trong tấm poster kia. Vai diễn Perry Lane có thể được coi là một dấu son trong sự nghiệp của nữ diễn viên này và tấm poster trên cũng lột tả được hai phương diện ngây thơ và đầy cám dỗ của nữ nhân vật chính trong phim.
Secretary (2002)
Thật khó có thể biết được hình tượng gợi cảm trong tấm poster này có phải là của nữ diễn viên Maggie Gyllenhal hay không nhưng nó vẫn là một trong những tấm poster được thiết kế siêu đặc biệt. Bên cạnh ưu điểm về việc tiết kiệm diện tích, poster của của Secretary cũng khéo chọn một vị trí đặt tên phim rất khiêu khích.
Sin City (2005)
Có lẽ phiên bản với sự xuất hiện của ngôi sao Jessica Alba được mọi người chú ý hơn trong bộ phim Sin City, thế nhưng tấm poster của Brittany Murphy lại vượt trội hơn hẳn về sự gợi cảm. Phong thái tự tin trong bộ đồ màu đen và chiếc áo của nữ diễn viên này khiến cho cánh mày râu không khỏi xao xuyến. Thật tiếc rằng người xem lại không có cơ hội được nhìn thấy cô trong phiên bản tiếp theo của bộ phim này.
Cashback (2006)
Bộ phim Cashback của đạo diễn Sean Ellis không chỉ sử dụng hình ảnh “lộ liễu” của người khách mua hàng trên tấm poster của mình mà còn sử dụng nó trong một phân cảnh mà nhân vật chính thiếu ngủ tưởng tượng rằng thời gian như chậm lại và anh ta càng trân trọng những vẻ đẹp xung quanh mình hơn. Biện pháp này có vẻ chẳng ấn tượng gì lắm nhưng chúng ta cũng chẳng thể đổ lỗi cho những nhà làm phim. “Gợi cảm thì không bao giờ ế hàng” – đó vẫn luôn là một trong những phương châm của điện ảnh.
Theo PLXH
10 bộ phim mãn nhãn nhất trong thập kỷ qua
Trong vòng 10 năm qua, hàng loạt bộ phim có nội dung hay và có nhiều cảnh phim hết sức nghệ thuật đã được ra mắt. Cùng chúng tớ điểm lại những bộ phim làm người xem mãn nhãn về thị giác nhất trong 10 năm qua nhé.
Sunshine (2007)
Được chỉ đạo bởi đạo diễn Danny Boyle, bộ phim khoa học Sunshine lấy bổi cảnh trong tương lai 50 năm sau, Mặt Trời bắt đầu nguội đi và do đó cũng kéo theo sự chết chóc trên Trái Đất. Môt nhóm phi hành gia được cử đi để cứu Mặt Trời, nhưng nhiệm vụ không thành công. 7 năm sau, một đội mới được cử để tiếp nối và hoàn thành nhiệm vụ khi mà họ là những tia hi vọng cuối cùng của Trái Đất. Bộ phim được ra mắt tháng 07.2007 và đã đạt một giải thưởng về phim khoa học cũng như nhiều đề cử về những thành công trong việc áp dụng công nghệ trong phim.
Speed Racer (2008)
Công chiếu năm 2008, câu chuyện bắt đầu với Speed Racer, một người đàn ông trẻ với bản năng đua xe tự nhiên mang theo hy vọng một ngày nào đó sẽ giành được cúp The Crucible, một cuộc đua xe xuyên lục địa đã cướp đi sinh mạng người anh trai Rex Racer của cậu. Với sự ủng hộ từ bố mẹ và cô bạn gái Trixie, Speed tham gia cuộc đua The Crucible và đấu lại kẻ thù một thời của mình là Racer X. Dù không được nổi trội về cốt truyện, nhưng bộ phim này đã để lại nhiều ấn tượng cho khán giả với những cảnh quay vô cùng đẹp mắt và ấn tượng.
The Fall (2006)
Tại một bệnh viện ở Los Angeles những năm 1920, Alexandria, một cô bé bị gãy tay đã kết bạn với RoyWalker, một diễn viên đóng thế với đôi chân bị tê liệt sau một lần ngã. Roy kể cho cô bé câu chuyện về năm người đàn ông đi mưu sát một tên bạo chúa. Giữa mỗi chương của câu chuyện, Roy dụ dỗ Alexandria đến quầy thuốc của bệnh viện và lấy cho anh ta thuốc morphine. Khi mà câu chuyện gần kết thúc, cũng là lúc cái chết đến gần với Roy. Bộ phim được ra mắt năm 2006 và nhận được nhiều giải thưởng cũng như đề cử cho kỹ thuật quay phim tốt nhất.
Sin City (2005)
Không chỉ dừng lại ở những thước phim đen trắng, Sin City là một bộ phim "truyện tranh" sống động với những phong cách của riêng nó. Với sự tham gia của hàng loạt các diễn viên tên tuổi như Bruce Willis, Mickey Rourke, Clive Owen, Jessica Alba, Benicio del Toro, Brittany Murphy, Elijah Wood..., bộ phim là một sự kết hợp của chuỗi 4 câu chuyện của Frank Miller kể về sự mục nát trong thành phố Basin.
The Matrix Reloaded (2003)
Bộ phim có bối cảnh 6 tháng sau khi những sự kiện dồn dập của Ma Trận xảy ra, trong giấc mơ kinh hoàng, Neo thường thấy Trinity lao vào cõi chết. Trong khi đó, những người nổi dậy chống đế chế của máy móc đã tập trung về thành phố Zion, chuẩn bị cho trận đại chiến. Để cơn ác mộng không trở thành sự thật, Neo phải đi tìm chuyên gia giải mã khóa và mã nguồn. Nếu Neo thất bại, cuộc khởi nghĩa của loài người sẽ bị dìm trong bể máu và những cổ máy tàn bạo sẽ chiến thắng.
The Lovely Bones (2009)
The Lovely Bones kể về một bé gái 14 tuổi Susie Salmon (Saoirse Ronan) đã bị kẻ sát nhân Havey (Stanley Tucci) hại chết. Hồn của Susie lạc vào cõi thiên đường, ánh mắt lúc nào cũng dõi về thế giới trần gian của những người thân, gia đình yêu dấu và kẻ đã sát hại cô. Bộ phim không chỉ gây xúc động cho người xem khi ra mắt vào cuối năm 2009 vừa qua, mà còn làm người xem trầm trồ thán phục trước những thước phim lung linh đầy tinh tế, mô tả khoảng không gian ở giữa đời thường và cõi vĩnh hằng.
300 (2006)
Dù bạn có thích nó hay không thì bạn cũng không thể phủ nhận được sự hoành tráng trong từng cảnh quay của bộ phim này. Bộ phim miêu tả cuộc chiến không cân sức giữa 300 chiến binh dũng mãnh Sparta, dưới sự chỉ huy của vị vua Leonidas, với 1 triệu quân của đế chế Ba Tư cổ đại. Trung thành với nguyên tác truyện tranh, bộ phim là tiếng nói ca ngợi tự do và là khúc tráng ca của lòng yêu nước.
Hero (2002)
Ra mắt năm 2002, siêu phẩm Hero là một trong những bộ phim xuất sắc nhất của điện ảnh Trung Hoa với 1 đề cử Oscar, 26 giải thưởng và vô số các đề cử khác, trong đó có hướng dẫn chỉ đạo nghệ thuật và và hiệu ứng hình ảnh đẹp nhất. Bộ phim kể về Trung Quốc thời xa xưa, trước khi vị hoàng đế đầu tiên đứng lên trị vị, bè phái của 6 vương quốc lên kế hoạch ám sát người trị vị quyền lực nhất là Tần Vương.
The Fountain (2006)
Tuy không được các khán giả phổ thông đánh giá cao, nhưng bộ phim The Fountain lại gây được ấn tượng về nhạc phim và những hiệu ứng hình ảnh tuyệt vời. Là sự kết hợp của 3 câu chuyện quá khứ, hiện tại và tương lai, bộ phim là một hành trình dài và bi tráng của Tommy theo đuổi sự vĩnh diệt trong tình yêu của anh. Phim có sự tham gia của Hugh Jackman, Rachel Weisz và nhận được rất nhiều đề cử về hiệu ứng hình ảnh tốt nhất.
Avatar (2009)
Mở đầu cho trào lưu 3D, siêu phẩm Avatar được đánh giá là một trong những bộ phim mãn nhãn và đã giành được nhiều giải thưởng trong việc chỉ đạo nghệ thuật cũng như hiệu ứng hình ảnh đặc biệt.
Theo PLXH
"Thái tử phi" siêu gợi cảm trên tạp chí Xuất hiện liên tục trên các tạp chí thời trang của Hàn Quốc trong số báo tháng 3/2010, Yoon Eun Hye đã gây bất ngờ cho người hâm mộ bằng loạt hình ảnh có phần độc đáo và gợi cảm. Yoon Eun Hye nữ tính trong loạt ảnh cho tạp chí Allure. Yoon Eun Hye lạ lẫm với mái tóc vàng gợi cảm...