Những tấm lòng vàng ở đảo ngọc Phú Quốc trong trận ngập lịch sử
“Mai nhà em có 100 suất cơm cứu trợ, mọi người biết ở đâu có bà con tránh bão thì liên hệ em với”, bạn Thương Trần chia sẻ.
“Bà con cần hỗ trợ gì xin liên hệ số điện thoại…”. Đó là cú pháp quen thuộc của rất nhiều dòng chia sẻ trên các mạng xã hội, trang cộng đồng của người dân huyện đảo Phú Quốc nói riêng và Kiên Giang nói chung suốt 2 ngày qua.
Có gì giúp nấy
Nhận sửa chữa miễn phí thiết bị hỏng do ngập nước, nhận hỗ trợ di dời đồ đạc chống ngập, cung cấp chỗ nghỉ ngơi, suất cơm hộp miễn phí… Người dân huyện đảo Phú Quốc dường như đã chia sẻ mọi thứ họ có để giúp đỡ cộng đồng của mình trong lúc hoạn nạn.
Những ngày đầu mưa ngập khiến nhiều phương tiện của người dân chết máy. Ngày 6/8, anh Đinh Quang Thiều đã tập hợp một nhóm bạn trẻ ở thị trấn Dương Đông (Phú Quốc, Kiên Giang) tổ chức thay nhớt, làm vệ sinh và sửa chữa miễn phí cho hàng trăm xe máy.
Chưa hết, anh Thiều còn chuẩn bị quần áo, mì gói, gạo…để cung cấp miễn phí cho bà con những ngày ngập nặng.
Nhóm cứu hộ của anh Thiều sửa hàng trăm xe máy bị ngập nước cho người dân. Ảnh: Đinh Quang Thiều.
Ngày 9/8, thấy mưa to và ngập không giảm, anh Thiều cùng nhóm bạn quyết định tạm dừng chương trình thay nhớt miễn phí để chuyển sang quyên góp lương thực và tiền mặt ủng hộ bà con. Nhóm thanh niên tự nguyện đứng ra làm cầu nối nhận mọi nhu yếu phẩm thiết yếu hoặc tiền mặt của các nhà hảo tâm để chuyển đến những người gặp khó khăn do ngập nước.
“Diễn biến thời tiết mưa gió tại Phú Quốc đã làm cho rất nhiều gia đình màn trời chiếu đất. Có những gia đình cả tuần nay nước lúc nào cũng ở mực ngang cổ hoặc nguyên căn, có thể mất trắng của cải”, anh Thiều chia sẻ trong lời kêu gọi ủng hộ đồng bào của mình.
Dưới lời kêu gọi của anh Thiều là hơn 300 bình luận đề nghị quyên góp cùng hơn 200 lượt chia sẻ. Các hiện vật này đang được nhóm bạn trẻ tập kết tại UBND thị trấn Dương Đông và dự kiến đến từng gia đình để trao quà.
Video đang HOT
“Còn ai cần giúp không?”
Dù trời đã hết mưa nhưng nhiều khu vực ngập sâu của huyện đảo vẫn bị cô lập. Cùng lúc đó, những dòng chia sẻ đề nghị giúp đỡ vẫn được đăng tải liên tục trên các nhóm cộng đồng người dân Phú Quốc.
“Hẻm kế bên vật liệu xây dựng Huỳnh Trần, đường Cách Mạng Tháng 8, khu phố 10 đang cần gạo và cơm bạn ơi. Sáng giờ hai thằng nhỏ uống sữa hộp trừ cơm”, tài khoản tên Mi Mi bình luận dưới một dòng trạng thái đề nghị cứu trợ lương thực. Ngay lập tức, chị Lê Lụa, chủ nhân của dòng trạng thái trên lập tức trả lời để kịp thời hỗ trợ.
Các tình nguyện viên hỗ trợ bộ đội cứu trợ thức ăn cho bà con vùng ngập.
“Mai nhà em có 100 suất cơm cứu trợ, mọi người biết ở đâu có bà con tránh bão thì liên hệ em với”, bạn Thương Trần chia sẻ.
Không lâu sau, bạn Đinh Công Hiệu đăng thêm dòng trạng thái đề nghị hỗ trợ bà con địa phương bằng cách vận chuyển bánh đến tận nhà. Hỗ trợ sửa chữa các thiết bị điện hỏng do ngập nước là cách mà bạn Tiến Quyết lựa chọn để giúp đỡ đồng bào.
Cứ như thế, những dòng trạng thái liên tục được cập nhật trong các nhóm cộng đồng của người dân Phú Quốc. “Còn ai cần giúp không?” là câu hỏi chung của rất nhiều mong được đóng góp sức mình để giúp vơi bớt nỗi khó khăn cho người dân đảo ngọc.
Sáng 10/8, Phú Quốc trời quang mây nhưng những dòng trạng thái đề nghị giúp đỡ bằng tiền, hiện vật và sức người vẫn không ngừng được đăng tải trên các trang mạng xã hội của cộng đồng nơi đây. Tất cả những dòng trạng thái ấy có thể khác nhau về nội dung, về cách thức, nhưng đều kết thúc bằng một câu giống nhau: “Bà con cần hỗ trợ hãy liên hệ theo số điện thoại …”.
Thiệt hại 107 tỷ đồng
Trao đổi với Zing.vn, ông Huỳnh Quang Hưng, Phó chủ tịch UBND huyện Phú Quốc cho biết sáng 10/8, đoàn công tác của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn của tỉnh Kiên Giang sẽ đến đảo ngọc để họp, chỉ đạo công tác phòng, chống ngập lụt và khắc phục hậu quả của thiên tai những ngày qua.
Hiện, lực lượng tham gia giúp dân có đến trên 1.500 người, gồm Lữ đoàn 950, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển 4, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân cùng công an, bộ đội của huyện. Việc làm trong ngày của lực lượng này là dọn dẹp, khắc phục hậu quả của mưa ngập, hỗ trợ người dân di dời, ổn định tài sản.
“Huyện đã chỉ đạo cho các ngành và xã, thị trấn khôi phục hạ tầng giao thông, điện, nước.Theo thống kê có đến trên 8.400 nhà bị ngập, thiệt hại ước tính 107 tỷ đồng”, ông Hưng nói.
Theo New zing.vn
Đau đớn nhìn trại cá tầm 300 tấn trị giá 52 tỷ trôi theo dòng lũ
Một trang trại cá tầm được cho là lớn bậc nhất tỉnh Lâm Đồng đã bị nước lũ gây vỡ bờ, khoảng 300 tấn cá chảy ra ngoài, gây thiệt hại ước tính 52 tỷ đồng.
Cuối giờ chiều 8-8, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lâm Đồng cho biết, tổng lượng mưa từ 7 giờ ngày 7-8 đến 7 giờ ngày 8-8 trên địa bàn Lâm Đồng phổ biến từ 50 - 215 mm. Mưa lớn đã gây thiệt hại về người, nhà ở, vật kiến trúc và hoa màu của người dân.
Nhiều vùng của tỉnh Lâm Đồng ngập sâu trong nước
Tại Đà Lạt, mưa lớn đã làm 11 căn nhà bị ngập nước, trong đó sập tường 3 nhà, 20ha hoa và rau màu, 3.000m2 nhà kính tốc mái... Ước giá trị thiệt hại 5,7 tỷ đồng. Tại huyện Đạ Tẻh, nước lũ gây ngập 113 căn nhà, 57 hộ phải di dời; 767ha cây trồng bị ngập. Nước lũ cũng đã khiến 73 căn nhà ở huyện Cát Tiên bị ngập sâu trong nước; 140ha lúa, 4ha ngô và cà phê của người dân xã Phước Cát bị hư hại.
Tại huyện Lâm Hà, nước lũ dâng cao gây ngập 300ha hoa màu, làm ảnh hưởng 100 hộ dân, hiện đã di dời 30 hộ dân.
Lực lượng Cảnh sát cơ động giúp dân di dời khỏi vùng nước lớn
Đặc biệt, tại huyện Lạc Dương, mưa lớn kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ nước suối Đạ Nghịt dâng cao làm 41 người lao động bị cô lập. Rất may lực lượng chức năng đã tiến hành giải cứu thành công.
Mưa lớn cũng đã làm 65 căn nhà của người dân huyện Lạc Dương hư hỏng, trong đó 15 căn hư hỏng hoàn toàn.
Người dân bắt cá tầm chảy ra ngoài đem ra Đà Lạt bán
Đặc biệt, mưa lớn đã khiến trại nuôi cá tầm tại thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương bị vỡ bờ, làm khoảng 300 tấn cá tầm chảy thoát ra ngoài theo dòng nước lũ. Ước tính thiệt hại của trang trại này lên tới 52 tỷ đồng.
Ngay khi hay tin trại cá bị vỡ bờ, nhiều người dân trong khu vực đã sử dụng lưới chặn tại các dòng suối để ngăn bắt cá, chở ra Đà Lạt bán. Ban đầu, giá cá tầm chỉ được bán 50.000 đồng/kg, sau tăng lên 100.000 đồng/kg nhưng nhiều người vẫn trực chờ tranh nhau mua.
Người dân tranh nhau mua cá tầm.
Mặc dù có mưa lớn, gây ngập lụt trên diện rộng nhưng tất cả các hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng mực nước vẫn chưa đạt cao trình. Hiện chưa có thủy điện nào thông báo phải xả lũ.
Khắc Lịch
Theo CAND
Đường lớn, hẻm nhỏ Phú Quốc chìm trong biển nước Do ảnh hưởng của bão số 3, những ngày qua huyện đảo Phú Quốc, Kiên Giang chìm trong biển nước. Đến ngày 6-8, sau trận mưa kéo dài ngày hôm trước, nhiều tuyến đường ở huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) vẫn còn bị ngập sâu, người dân phải sống trong cảnh nước ngập từ ngoài đường vào đến trong nhà. Một số...