Những tấm bưu thiếp từ mùa đông Hỏa tinh
Máy ảnh HiRise của NASA mang đến những tấm ảnh chụp sương mù carbon dioxide trắng trên Hỏa tinh.
Ảnh: NASA.
2020 sẽ là năm của hành tinh Đỏ, với sự ra mắt của xe tự hành vũ trụ Mars 2020 của NASA được phóng từ mũi Canaveral ở Florida vào mùa hè. Trước khi nó hạ cánh vào tháng 2/2021, chúng ta vẫn có thể tận hưởng vẻ đẹp của Hỏa tinh thông qua những tấm ảnh chụp từ vệ tinh. Mặc dù là một nơi xa lạ nhưng ngôi sao này có nhiều điểm chung với hành tinh của chúng ta. Phong cảnh Hỏa tinh cũng được thay đổi nhờ có thời tiết và mùa. Dưới đây là những tấm hình chụp mùa đông Hỏa tinh từ máy ảnh HiRise (trong hình) của NASA.
Ảnh: NASA.
Những đụn cát ở vùng cực bắc của Hỏa tinh lấp lánh vào mùa đông. Phần cát tối là đá bazan còn sót lại từ hoạt động núi lửa cổ đại. Bề mặt Hỏa tinh có những đốm trắng được tạo nên bởi một lớp băng phủ đầy bụi trắng. Không giống thời tiết theo mùa của Trái Đất, những mảng trắng này cuối cùng sẽ thăng hoa (biến từ băng thành hơi) trong những tháng mùa hè của Hỏa tinh.
Ảnh: NASA.
Quy mô của bức ảnh khiến chúng ta không biết được những cồn cát này đồ sộ đến mức nào. Nếu bạn nhìn kỹ, ở giữa những đụn cát có những đốm nhỏ. Đó là những tảng đá khổng lồ. Trong các tấm hình được chụp bằng máy ảnh HiRise, những vật thể mịn như những hạt cát nhỏ thường có màu tối hơn, xuất hiện khá nhiều trong hình trên.
Video đang HOT
ẢNH: NASA.
Hình ảnh này cho chúng ta cảm giác như quan sát một cái gì đó qua kính hiển vi. Thực tế, đây là một vùng rộng lớn trên bề mặt Hỏa tinh. Đây là phần bề nổi của băng cực Nam, bao gồm một phần của carbon dioxide đông lạnh, nó sẽ tan chảy trong những tháng mùa hè. Băng carbon dioxide nóng chảy cho thấy các vật thể tối hơn bên dưới bề mặt.
Ảnh: NASA.
Ngay cả đối với Hỏa tinh, đây là một điều kỳ lạ. Bức ảnh cho cảm giác như chúng ta đang rơi vào một lỗ đen ở đây. Tuy nhiên, đó là sương mù carbon dioxide trộn với bụi Hỏa tinh trên đỉnh một số cồn cát. Khi các mảng băng giá nhỏ thăng hoa, ta có thể thấy cát sẫm màu hơn xuất hiện bên dưới.
Ảnh: NASA.
Có những rãnh nước giống như vậy trên khắp Trái Đất. Màu đỏ sẫm của hành tinh hoàn toàn trái ngược với màu trắng của băng giá phủ khắp Hỏa tinh vào mùa đông.
Ảnh: NASA.
Khi đất đóng băng và tan băng hết lần này đến lần khác, cảnh quan thay đổi. Qua nhiều mùa đông và mùa hè, chúng tạo nên những mạng nhện gai như hình. Chúng làm cho cảnh quan ở khu vực phía nam Hỏa tinh trở nên vô cùng hấp dẫn.
Theo news.zing.vn
Giải mã bí ẩn "hồ sát nhân" giết chết cả nghìn người chỉ sau một đêm
"Hồ sát nhân" tạo ra một lượng lớn khí trào lên từ dưới đáy hồ, mặt hồ trở nên đục ngầu vì khí carbon dioxide, đồng thời bốc mùi hôi thối khiến hàng nghìn người dân chết trong nháy mắt.
Hồ Nyos nằm ở vùng tây bắc Cameroon hình thành trên miệng núi lửa cách đây 400 năm. Vào ngày 21/8/1986, sự kiện chấn động xảy ra. Hồ nước nổ tung, tạo nên đài phun nước cao hơn 90 m vươn thẳng vào không trung và gây ra một trận sóng thần nhỏ.
Tổng cộng, 1.746 người tử vong trong thảm họa. Các làng Nyos, Kam, Cha và Subum không có người sống sót. Hơn 3.500 gia súc bị tiêu diệt chỉ trong vài phút. Không ai có thể giải thích những gì đã xảy ra.
Sau đó, "kẻ giết người" thực sự được xác định là một hiện tượng núi lửa kỳ lạ và hiếm gặp, liên quan đến hồ Nyos gần đó.
Hồ Nyos hình thành trên miệng núi lửa cách đây 400 năm.
Hồ Nyos là một trong những hồ núi lửa có độ cao 1.091m, độ sâu trung bình 200m. Bề mặt hồ rất phẳng lặng, nhưng ở độ sâu 500m dưới đáy hồ lại hòa tan hàng tỷ tấn carbon dioxide. Nồng độ carbon dioxide vẫn đang tăng lên và có nguy cơ gây nổ bất cứ lúc nào.
Và sự việc đã xảy ra, nước trong hồ Nyos bỗng bắn ra ngoài, tốc độ bắn của các cột nước lên tới 100km/giờ, lớp khói chứa nồng độ carbon dioxide đậm đặc nhanh chóng bao trùm tứ phía, độ cao của lớp khói lên tới hơn 120m, hình thành một tầng mây chết chóc dày khoảng 50m, bao phủ bán kính hơn 23km xung quanh.
Hàng nghìn người và động vật chết trong một đêm.
Thảm họa xảy ra, một nhóm chuyên gia đã tới đây để lấy mẫu và phân tích. Hóa ra, nguyên nhân gây ra thảm họa là do lượng carbon dioxide hòa tan trong nước hồ quá cao, vì vậy mà người và gia súc đều tử vong vì thiếu oxy.
Về phần những cột nước bắn ra với độ cao hơn 120m, các chuyên gia cho biết hồ Nyos nằm trong miệng của một núi lửa đã chết. Có một lượng lớn dung nham núi lửa nằm sâu trong lớp vỏ trái đất dưới đáy hồ. Nước trong hồ được phân tầng theo tính chất hóa học. Kiểu phân tầng này khiến nước hồ duy trì trạng thái cân bằng hóa học một cách kỳ diệu.
Nước hồ hòa tan một lượng lớn chất khí, 90% trong đó là carbon dioxide.
Tuy nhiên, trong nước hồ lại hòa tan một lượng lớn chất khí, 90% trong đó là carbon dioxide nặng hơn không khí gấp 1,5 lần. Ngoài ra còn có một số khí kịch độc chứa hydro xyanua. Khi mặt hồ yên ả, những chất khí này "an phận" nằm dưới đáy hồ. Nhưng một khi có lực khuấy đủ mạnh từ bên ngoài, phần nước chứa đầy H2CO3 sẽ dâng lên, sản sinh ra một lượng lớn carbon dioxidde và bắn ra khỏi mặt nước. Vì vậy, con người khó có thể xử lý tên "sát nhân" thầm lặng này. Chỉ mong rằng có thể giảm bớt những thảm họa tương tự.
Để ngăn chặn các sự kiện thảm khốc trong tương lai, các đường ống khử khí được lắp đặt ở Hồ Nyos và Hồ Monoun. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ hoạt động đối với các hồ nhỏ hơn, với nồng độ khí tăng chậm.
Phong Linh
Theo nguoiduatin.vn
Sứ mệnh tìm thiên thạch "sắt" thất lạc ở Nam cực Các nhà khoa học đang lùng sục vùng Nam cực hẻo lánh để tìm các thiên thạch hiếm hoi chứa đầy sắt và những bí mật về lịch sử hệ mặt trời của chúng ta cách đây khoảng 4,5 tỷ năm. Trong chuyến thám hiểm kéo dài sáu tuần của Anh, nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ tìm thấy ít nhất 5 thiên...