Những tai nạn tiềm ẩn khi dùng sản phẩmcốc nguyệt san
Cốc nguyệt san hiện nay đã trở thành dụng cụ hỗ trợ thân thiết với nhiều bạn gái trong ngày ‘đèn đỏ’; bên cạnh những tiện ích mà cốc nguyệt san mang lại thì người tiêu dùng phải đối mặt với nhiều tai nạn.
Nhét cốc nguyệt san không vào
Những ai mới sử dụng cốc nguyệt san lần đầu tiên đều sẽ gặp vấn đề này, thậm chí có nhiều bạn tập nhét cốc qua nhiều kỳ kinh nguyệt vẫn không thành công. Có hai lý do thường gặp khiến việc nhét cốc vào người trở nên khó khăn hơn.
Thứ nhất là do bạn quá căng thẳng. Khi cơ thể sợ hãi, căng thẳng thì các cơ sẽ bị đông cứng lại kể cả âm đạo. Nếu âm đạo không giãn nở được thì việc nhét cốc vào sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Do đó, khi tập nhét cốc thì bạn phải để cho toàn thân thả lỏng và thoải mái. Đồng thời, bạn cũng nên tham khảo những người xung quanh đã thực hiện thành công để có thêm dũng khí thử nghiệm với dụng cụ mới mẻ này.
Thứ hai là do bạn làm sai kỹ thuật. Việc đứng, ngồi sai tư thế, gấp cốc không đúng cách cũng khiến cho việc nhét cốc trở nên vất vả hơn. Do đó, tốt nhất là bạn nên tham khảo cách sử dụng cốc thật kỹ để không xảy ra tai nạn khi dùng cốc nguyệt san nhé.
Lấy cốc không ra
Cũng giống như việc nhét cốc vào, nếu bạn quá lo lắng khiến các cơ bị căng cứng thì việc lấy cốc ra cũng rất khó khăn. Đến mức nhiều bạn lo sợ có khi nào chiếc cốc bị chui tọt vào bên trong và phải vào bệnh viện gắp ra hay không.
Tuy nhiên trên thực tế, việc chiếc cốc tự lọt vào sâu bên trong là không thể trừ khi có tác động cố ý từ bên ngoài. Do đó, khi lấy cốc ra thì bạn nên thả lỏng cơ thể, đưa tay nhẹ nhàng vào âm đạo và nắm lấy cuống cốc, bóp nhẹ vào đáy cốc rồi từ từ kéo cốc ra ngoài. Ngoài ra, để thao tác kéo cốc dễ dàng thì khi mua cốc bạn nên chọn loại có cuống dài dễ cầm nắm để không bị trơn tuột trong quá trình kéo cốc ra.
Máu kinh nguyệt bị đổ khi bạn lấy cốc ra
Tuy cốc nguyệt san chống tràn hiệu quả nhưng đối với những bạn chưa quen sử dụng thì khả năng máu tràn ra ngoài sẽ rất dễ xảy ra. Tuy nhiên, việc máu tràn này không hẳn là do cốc chứa không hết mà là do bạn bung cốc chưa đều và không bịt kín được âm đạo khiến máu lọt ra ngoài qua khe hở.
Do đó, sau khi cho cốc vào âm đạo thì bạn nên cầm cuống cốc xoay một vòng tròn cho cốc bung ra hẳn. Và với trường hợp mới bắt đầu sử dụng, thao tác chưa chuẩn thì bạn nên thỉnh thoảng kiểm tra xem máu có vấy ra ngoài không để khắc phục kịp thời bạn nhé.
Có thể gây rách màng trinh
Cốc nguyệt san được đặt sâu trong âm đạo khoảng 5cm nên rất có thể ảnh hưởng đến màng trinh của bạn gái. Vì thế, nếu bạn chưa quan hệ, bạn nên lưu ý vấn đề này khi lựa chọn cốc nguyệt san bạn nhé.
Video đang HOT
Bị dị ứng cao su nếu dùng cốc nguyệt san “dởm”
Cốc nguyệt san được bảo đảm và giảm thiểu viêm nhiễm hơn rất nhiều so với các loại băng vệ sinh miếng và tampon. Tuy nhiên, do cốc được đưa hẳn vào bên trong âm đạo nên nếu bạn sử dụng không đúng cách thì có thể gây viêm nhiễm nghiêm trọng nhé.
Ngoài việc đun cốc để tiệt trùng thì bạn cũng nên có dụng cụ bảo quản cốc riêng biệt chứ không nên vứt cốc lung tung sẽ khiến cốc bị bám bụi bẩn, vi khuẩn gây hại nhiều hơn. Đặc biệt, trước mỗi lần sử dụng bạn cần vệ sinh tay thật sạch sẽ để vi khuẩn không lan nhiễm sang cốc.
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý chọn mua cốc đảm bảo chất lượng có thương hiệu rõ ràng để tránh tình trạng kích ứng do hóa chất độc hại bạn nhé.
Quên cốc nguyệt san trong âm đạo
Tiện dụng và thoải mái khiến bạn có lúc để quên cốc nguyệt san trong âm đạo của mình mà không hay biết. Điều này sẽ dễ gây vi khuẩn và ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Máu trong cơ thể có chứa nhiều chất dinh dưỡng nên rất dễ “kích thích” vi khuẩn, từ đó làm gia tăng các bệnh phụ khoa và để lại hậu quả không lường. Nếu để qua 12 tiếng, khi lấy ra bạn sẽ nghe mùi khó chịu từ cốc nguyệt san nữa đấy.
Bạn bì “rò rỉ” khi dùng cốc nguyệt san
Tình trạng “rỏ rỉ” đa phần là do miệng cốc chưa được bung hết để bám vào thành âm đạo. Do đó, sau khi cho cốc vào âm đạo thì bạn nên cầm cuống cốc xoay nhẹ một vòng cho cốc bung ra hẳn. Bạn cũng nên thỉnh thoảng kiểm tra xem máu có vấy ra ngoài không để khắc phục kịp thời bạn nhé. Với cốc nguyệt san Sibell, bạn sẽ an tâm hơn cho những lần đầu sử dụng vì thành cốc mỏng và cuống cốc không quá dài cũng không quá ngắn, thích hợp cho bạn nào lần đầu sử dụng.
Nhiễm khuẩn nếu vệ sinh không đúng cách
Tình trạng nhiễm khuẩn chỉ xuất hiện nếu bạn vệ sinh không đúng cách cốc nguyệt san. Để không ảnh hưởng đến sức khoẻ bạn có thể vệ sinh cốc nguyệt san theo cách:
Cho vào nước ấm vừa đun hoặc dùng lò vi sóng. Khi bạn áp dụng tiệc trùng bằng lò vi sóng, bạn nên cho cốc nguyệt san vào cốc tiệt trùng để sao miệng cốc hướng lên trên.
Cho nước vào cốc tiệt trùng rồi quay trong lò vi sóng trong vòng 5 phút rồi lấy ra lau khô cốc.
Bên cạnh đó bạn cũng nên lưu ý không để cốc nguyệt san trong toilet quá lâu khi tháo ra và nên vệ sinh tay trước khi dùng cốc nguyệt san cho vào âm đạo.
Cảm giác đau rát khi sử dụng
Bạn gái sẽ luôn được tư vấn và hướng dẫn về các kĩ thuật khi sử dụng cốc nguyệt san. Với những bạn gái lần đầu sử dụng thường không có kinh nghiệm trong việc đưa và lấy cốc ra. Nhiều trường hợp đau rát đã xảy ra ở không ít bạn gái và có người đã rất lo lắng vì vấn đề này.
Cốc nguyệt san được làm từ silicon y tế nên khá an toàn với chị em
Cảm giác đau rát bạn gặp phải có thể do một trong những nguyên nhân sau đây gây ra:
Đặt cốc quá cao: đây là trường hợp bạn đặt cốc quá sâu vào bên trong âm đạo, thành cốc nguyệt san sẽ va chạm vào cổ tử cung gây cảm giác nhói nhói và đau rát khi có vài sự co bóp nhẹ.
Cuống cốc nguyệt san quá dài: điều này có thể cọ xát ở phần ngoài “cô bé” khiến bạn có cảm giác rát bên ngoài âm đạo.
Kích thước không phù hợp: Việc lựa chọn kích thước phù hợp cho “cô bé” khá quan trọng vì nếu bạn dùng cốc nguyệt san quá nhỏ thì dễ bị tràn, còn nếu dùng cốc quá to thì lại khiến âm đạo đau rát.
Việc đau rát âm đạo khi dùng cốc nguyệt san không nằm ở vấn đề chất liệu hay chất lượng sản phẩm mà nằm ở vấn đề kinh nghiệm của bản thân nên bạn yên tâm nhé. Với nhiều size cho bạn lựa chọn, cốc nguyệt san Sibell chính là một trong những thương hiệu cốc nguyệt san dẫn đầu về dung tích và chất liệu mềm mại trên thị trường hiện nay.
Ngoài những tai nạn có thể xảy ra khi sử dụng cốc nguyệt san, các bạn gái còn phải đặc biệt quan tâm đến nguồn gốc chất lượng của sản phẩm này, bởi lẽ đây là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng.
Được biết, cốc nguyệt san được làm từ chất liệu nhựa y tế, một số loại được làm từ silicon cao cấp. Những vật liệu được chọn làm cốc nguyệt san phải đảm bảo được các yếu tố: sạch, không độc hại, không gây kích ứng da, mềm dẻo và không dễ biến đổi chất trong điều kiện môi trường khác nhau. Để đảm bảo được các tiêu chí tiêu dùng an toàn thì một chiếc cốc nguyệt san thành phẩm phải là kết tinh của quá trình sàng lọc nguyên liệu cao cấp, kiểm định nghiêm ngặt từ khâu sản xuất cho đến khâu bảo quản và phát hành ra thị trường.
Trước đó, báo ĐS&PL đã đăng tải bài viết Công ty CP Đầu tư QT Minh Thảo: Mập mờ thông tin nhập khẩu Cốc nguyệt san MTcup. Theo đó, sản phẩm cốc nguyệt san MTcup do công ty Minh Thảo nhập khẩu và phân phối. Tuy nhiên, chính lãnh đạo công ty này lại không biết rằng cốc nguyệt san là một trang thiết bị y tế, đồng thời cũng không cung cấp được những giấy từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng sản phẩm.
Liệu rằng, người sử dụng có thể liều mình, đặt niềm tin vào một sản phẩm y tế không rõ nguồn gốc, và chất lượng cũng không được ai đảm bảo như vậy không? Thiết nghĩ, trước thực trạng này, cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để thanh, kiểm tra, xác minh nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng.
Theo khoe365
Chị em "kháo" nhau dùng cốc nguyệt san hết đau bụng kinh: Chuyên gia lên tiếng!
Thông tin dùng cốc nguyệt san hết đau bụng kinh được rất nhiều chị em quan tâm và muốn sử dụng sản phẩm với mục đích chấm dứt tình trạng khó chịu này khi đến kỳ "đèn đỏ".
Dùng cốc nguyệt san hết đau bụng kinh được nhiều chị em công nhận trong các nhóm hội trên mạng
Mỗi lần đến kỳ "đèn đỏ", nhiều chị em lại vật lộn với những cơn đau bụng kinh. Có người thì chỉ đau hết một ngày đầu tiên, có người bị đau kéo dài đến mấy ngày liên tục, có người đau âm ỉ, nhẹ nhàng nhưng cũng có người đau đến nỗi cảm giác như "chết đi sống lại". Thật vậy! Chỉ là phụ nữ mới có thể hiểu được cho nhau đau bụng kinh đáng sợ như thế nào, phiền toái như thế nào khi "đến tháng".
Nhiều người khẳng định dùng cốc nguyệt san giúp ngăn chặn tình trạng đau bụng kinh siêu hiệu quả khiến nhiều chị em chưa dùng được thể háo hức. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng điều này không có căn cứ khoa học nên những người bán hàng lấy lý do này để người tiêu dùng mua hàng là lừa đảo.
Vậy việc dùng cốc nguyệt san hết đau bụng kinh có phải là sự thật hay không? Và đó có phải lý do bạn nên dùng hay không nên dùng sản phẩm đồng hành trong những kỳ "đèn đỏ" này?
Cốc nguyệt san đem lại nhiều lợi ích nhưng không phải giải pháp chữa đau bụng kinh
Theo BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp), sự ra đời của cốc nguyệt san chính là những phát minh rất tuyệt vời, giúp chị em cảm thấy thoải mái hơn khi bước vào kỳ "đèn đỏ". Đồng thời, đây còn là cách sử dụng băng vệ sinh hiện đại, văn minh, giúp chị em phòng chống nhiều loại bệnh tật khác nhau.
Sự ra đời của cốc nguyệt san chính là những phát minh rất tuyệt vời, giúp chị em cảm thấy thoải mái hơn khi bước vào kỳ "đèn đỏ".
Nhược điểm của cốc nguyệt san chủ yếu là nhiều chị em cảm thấy khó sử dụng, nhất là những người mới dùng lần đầu. Và, nếu bạn có đặt vòng tránh thai thì dùng cốc nguyệt san có thể tác động vào vòng. Cách duy nhất để biết cốc nguyệt san có phải là thiết bị phù hợp với bạn hay không, hãy mua và dùng thử. Vì chúng có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau.
Tuy nhiên, trả lời cho vấn đề dùng cốc nguyệt san có chữa khỏi đau bụng kinh hay không, BS Dung khẳng định: "Chưa có bằng chứng khoa học nào công nhận dùng cốc nguyệt san chữa đau bụng kinh hiệu quả. Đây chỉ là kinh nghiệm cá nhân của một số người dùng. Nếu muốn có kết quả chính xác thì có thể làm nghiên cứu diện rộng".
Mặc dù cốc nguyệt san không liên quan gì đến vấn đề đau bụng kinh theo khoa học từ trước đến nay nhưng BS Dung khẳng định chị em vẫn nên dùng sản phẩm này khi đến kỳ "đèn đỏ". Không chỉ giúp chị em thoải mái hơn khi đến kỳ kinh nguyệt, đây còn được coi là cách sử dụng băng vệ sinh hiện đại, văn minh, giúp chị em phòng chống nhiều loại bệnh tật khác nhau.
Mặc dù cốc nguyệt san không liên quan gì đến vấn đề đau bụng kinh theo khoa học từ trước đến nay nhưng BS Dung khẳng định chị em vẫn nên dùng sản phẩm này khi đến kỳ "đèn đỏ".
"Sử dụng cốc nguyệt san thay băng vệ sinh thực tế là hành động rất tốt, văn minh, không có gì phải phản đối, đặc biệt trong trường hợp bạn muốn phòng tránh viêm nhiễm vùng kín. Đây chính là giải pháp tối ưu", BS Dung nói.
Chuyên gia cũng chỉ ra cách sử dụng tampon, cốc nguyệt san vừa vệ sinh lại vừa giúp phòng chống bệnh tật:
- Rửa tay sạch, gấp nhẹ cốc nguyệt san lại để đặt vào cho dễ. Khi đặt cốc nguyệt san, bạn phải chắc mình đang ở trong tư thế ngồi hoặc ngồi xổm, hai chân mở rộng, rồi từ từ đặt cốc nguyệt san vào trong âm đạo như hình vẽ.
- Khi thay, bạn chỉ cần cầm tay nắm cốc nguyệt san nhẹ nhàng lấy ra, đổ máu kinh đi, dùng nước sạch hoặc chất tẩy rửa, rửa sạch rồi lại tiếp tục sử dụng.
- Sau khi kết thúc kỳ "đèn đỏ", bạn nên ngâm cốc nguyệt san trong nước ấm để tiêu độc.
Theo afamily
Nữ sinh 21 tuổi bị mắc kẹt tampon trong âm đạo, bác sĩ chỉ ra 3 lưu ý quan trọng khi dùng để tránh tổn thương Tampon chỉ thực sự an toàn khi sử dụng đúng cách, bằng không nó có thể tạo ra những tai nạn dở khóc, dở cười. Tampon là loại băng vệ sinh của "thời đại mới". Nó có hình trụ nhỏ, được đặt trực tiếp vào trong âm đạo để thấm hút máu kinh nguyệt. Nhờ thế mà chị em phụ nữ không cần...