Những tai nạn đau thương vì phẫu thuật thẩm mỹ
Vụ việc một phụ nữ nghi bị thẩm mỹ viện vứt xác phi tang đang gây chấn động dư luận. Điều đáng nói đây không phải là nạn nhân đầu tiên thiệt mạng vì làm đẹp.
Một ca phẫu thuật bơm ngực. (Ảnh minh họa).
Thẩm mỹ viện ném xác phi tang một phụ nữ đi xăm mắt?
Nạn nhân là chị Lê Thị Thanh Huyền (SN 1974, ở 36 Hàng Thiếc, Q.Hoàn Kiếm, HN). Theo lời anh Huy (chồng của chị Huyền) cho hay anh nhận được cuộc điện thoại cuối cùng của vợ vào lúc 9h sáng 19/10. Đến 11h sáng cùng ngày, anh Huy liên lạc lại thì thấy tắt máy. 0h10 phút sáng 20/10, anh Huynh nhận được một cuộc điện thoại lạ nói tìm thấy xe máy của chị Huyền tại khu vực Sài Đồng, quận Long Biên, HN. Người này cũng cho hay trên xe còn nguyên chìa khóa và tài sản.
Nhận được tin báo, gia đình đến nhận tài sản đồng thời trình báo việc chị Huyền mất tích bất thường cho cơ quan CA quận Long Biên. Anh Huy cũng cung cấp bằng chứng là phiếu thanh toán tại cơ sở thẩm mỹ viện Cát Tường (trụ sở ở 45 đường giải phóng, quận Hai Bà Trưng) ghi ngày 18/10.
Cơ quan công an lập tức làm việc với thẩm mỹ viện Cát Tường. Các nhân viên thẩm mỹ viện này đã khai nhận sau khi làm thủ thuật gây mê xăm mắt khiến chị Huyền tắt thở. Để phi tang, những nhân viên trên đã chở xác chị Huyền lên cầu Vĩnh Tuy vứt xuống sông Hồng, sau đó đưa xe máy của chị để ở Sài Đồng để tạo hiện trường giả.
Hiện gia đình và cơ quan chức năng đang phối hợp tìm thi thể chị Huyền bị ném xuống sông Hồng từ cầu Vĩnh Tuy.
Video đang HOT
Mất mạng khi đi xóa sẹo môi
Thẩm mĩ viện Linh Nhung
Khoảng 11h ngày 4/1/2013, anh Trần Tuấn Anh (SN 1976, trú tại Hải Phòng) đưa bạn gái là Trần Thị Thu Hương (SN 1971) đến thẩm mỹ viện Linh Nhung tại 255 Xã Đàn (phường Nam Đồng, Đống Đa, HN) để xóa sẹo môi trên. 6 tiếng sau đó, chị Hương được chính chủ thẩm mỹ viện cùng 2 nhân viên đưa lên tầng 4 làm phản ứng gây tê. Nhưng sau đó chị Hương có biểu hiện sốc phản vệ nên được đưa đến bệnh viện Bạch Mai cấp cứu.
Đến 2h chiều 5/1, chị Hương đã tử vong.
Tử vong vì bơm ngực
Vụ việc xảy ra tại Trung tâm thẩm mỹ Hà Nội, địa chỉ ở 257 giải phóng cách đây 2 năm. Ngày 4/5/2011, chị Bùi Bích Lộc (38 tuổi, ở phố Lê Duẩn) đến trung tâm do ông Phạm Văn Ái (53 tuổi) làm giám đốc, đặt lịch để phẫu thuật thẩm mỹ.
Do trung tâm không có giấy phép bơm ngực nhưng thấy chị Lộc do người quen giới thiệu nên ông Ái vẫn quyết định làm với chi phí 2.600 USD. Ca phẫu thuật được thực hiện lức 13h ngày 29/4. Sau một giờ, ca phẫu thuật hoàn thành, chị Lộc được đưa vào phòng điều trị để theo dõi. 2h sáng 30/4, chị Lộc thấy khó thở kèm theo nôn nên gọi ông Ái. Bác sĩ này cùng với hai bác sĩ khác tới để hỗ trợ cấp cứu nhưng nạn nhân đã tử vong.
Tử vong vì bơm silicone, nâng ngực
Thẩm mỹ viện Hồng Chi
Thẩm mỹ viện Hồng Chi có địa chỉ ở số 1 dốc ga Long Biên, quận Hoàn Kiếm, HN cũng từng xảy ra trường hợp tử vong vì nâng ngực.
Vụ việc xảy ra vào khoảng 21h30 ngày 19/4/2005, nạn nhân là chị Ngô Thị Kim Hoa, 26 tuổi, trú tại xã Bắc Hồng, huyện Đông Anh, HN. Vào thời điểm đó, chị Hoa nhờ anh Ngô Duy Cương (ở quận Long Biên) đưa đi bơm silicone, nâng ngực. Đến nơi, anh Cương ngồi ngoài đợi còn chị Hoa vào bên trong.
Thế nhưng, chờ hơn 4 tiếng đồng hồ anh Cương không thấy chị Hoa đi ra. Thấy vậy, anh Cương bèn gọi cho chị Hải đến thẩm mỹ viện Hồng Chi vì anh có việc bận ra ngoài. Đến 20h cùng ngày, anh Cương quay lại cùng chị Hải lên gác 3 thì thấy chị Hoa trong tình trạng mắt lờ đờ, người tím tái. Hai người liền đưa chị Hoa đi cấp cứu tại Bệnh viện Xanh Pôn. Khoảng 45 phút sau đó, chị Hoa đã chết. Nguyên nhân dẫn đến tử vong là do suy tim cấp và phù phổi cấp, mất sức phản vệ vì dị vật vào cơ thể.
Làm đẹp vốn là ước muốn của nhiều người phụ nữ. Thế nhưng với việc hàng loạt thẩm mỹ viện “mọc như nấm” hiện nay thì việc tìm được một địa chỉ đáng tin cậy để trao gửi không phải là dễ dàng. Những cái chết tức tưởi xảy ra ngày càng nhiều đang là tình trạng đáng báo động cho các cơ quan chức năng trong việc quản lý và cấp phép cho các thẩm mỹ viện, trung tâm làm đẹp.
Theo Xahoi
Bầu Kiên: Quyền uy giấu sau vẻ lầm lũi, kín tiếng
Nổi danh trong ngành ngành ngân hàng khi sớm kinh doanh trong lĩnh vực này và hiệnnắm giữ nhiều cổ phiếu của các ngân hàng khác nhau nhưng ông Nguyễn Đức Kiên chỉ nổi như cồn khi bước qua lĩnh vực bóng đá.
Về cơ bản, ông Kiên vẫn là một người kín tiếng về kinh doanh và đời tư đời thường ông có một dáng vẻ lầm lũi và đơn giản trong phong cách giao tiếp... Tuy nhiên, mọi người vẫn nhận ra và nể trọng &'bầu Kiên" bởi những quyền uy ẩn phía sau.
Dù không còn giữ "ghế" trong Hội đồng quản trị ngân hàng ACB nhưng bầu Kiên vẫn được biết đến và xuất hiện với là doanh nhân rất quyền uy trong ngành ngân hàng. Ông là Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF), Chủ tịch Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội và là cổ đông sáng lập tại nhiều ngân hàng thương mại như ACB, Kiên Long...
Khởi nghiệp kinh doanh thuận lợi
Ông Nguyễn Đức Kiên sinh năm 1964, năm nay mới 48 tuổi nhưng sự nổi tiếng của ông chắc không mấy người trong số các "đại gia" tại Việt Nam có thể địch nổi. Với mái đầu bạc trắng, sự nhận diện của ông đã khác biệt hẳn so với đại đa số những người khác. Tuy nhiên, đó không phải là cái làm ông nổi bật.
Điều mà nhiều người biết đến ông nhiều nhất có lẽ là những phát ngôn cực sốc và đầy quyền lực trong lĩnh vực bóng đá và những quan hệ kinh doanh, đầu tư của ông liên quan đến các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.
Với sự thành công trong lĩnh vực ngân hàng ở độ tuổi vẫn còn khá trẻ như vậy, nhiều người nghĩ rằng ông được sinh ra và lớn lên trong một gia đình cực kỳ giàu có trong chính lĩnh vực này. Nhưng thực tế hoàn toàn khác, ông xuất thân từ gia đình khá bình thường. Thời trẻ, bầu Kiên học tại Đại học Kỹ thuật quân sự - Bộ Quốc phòng (từ 1980-1981) và sau đó học tại Trường Kỹ thuật quân sự Zalkamatê, Hunggary (1981-1985). Sau đó, trong khoảng thời gian gần một thập kỷ, ông là cán bộ của Tổng công ty Dệt-May.
Tới năm 1994, ông Kiên cùng với các ông Trần Mộng Hùng, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang... sáng lập ra Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB). Ông Kiên nắm giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT từ 1994 - 2008 và có 1 thời gian giữ chức vụ tổng giám đốc của ngân hàng này.
Năm 2008, ông Kiên cùng một số sáng lập viên khác của ACB rút ra khỏi các vị trí trong HĐQT và hình thành nên "Hội đồng sáng lập" gồm 6 thành viên. Ông Trần Mộng Hùng là Chủ tịch và ông Kiên là Phó chủ tịch. Mặc dù không trực tiếp đứng trong HĐQT nhưng Hội đồng sáng lập vẫn có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của ACB. Ngoài ra, ông Kiên còn giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng đầu tư Ngân hàng Á châu.
Sau khi một số tờ báo thông tin rằng, ông Nguyễn Đức Kiên đã từng là Chủ tịch của Liên doanh dầu nhờn Caltex, ông Lê Văn Khải, Tổng giám đốc công ty Dầu nhờn Chevron Việt Nam đã có công văn phủ nhận thông tin này. Ông Khải cho biết đó là thông tin không chính xác vì bầu Kiêny chưa bao giờ là một nhân viên của dầu nhờn Chevron hay dầu nhờn Caltex ở Việt Nam. (Trần Thuỷ) Sự ít nói đáng gờm
Được bạn bè và giới đầu tư mệnh danh là "ông trùm" trong ngành ngân hàng nhưng trên thực tế không mấy ai biết bầu Kiên nắm bao nhiêu cổ phiếu tại các ngân hàng, kể cả ngân hàng ACB. Ông được nhắc đến là một người ít nói và cũng chỉ thực sự nổi danh đình đám sau phát bài phát biểu gây sốc tại lễ tổng kết của VFF năm 2011.
Trước đó, khá nhiều người biết đến ông Kiên với vai trò là chủ tịch CLB Bóng đá Hà Nội ACB nhưng thực sự thông tin về người đàn ông này khá ít ỏi và tên tuổi của bầu Kiên khá "chìm" so với bầu Thắng hay bầu Đức cho dù ông là doanh nhân đầu tiên nhảy vào làm bóng đá.
Sở dĩ như vậy là do ông này không thích lên tiếng nhiều trên các phương tiện đại chúng và cũng không "làm" bóng đá một cách rầm rộ.
Giới đầu tư và người hâm mộ bóng đá thực sự biết đến cái tên Nguyễn Đức Kiên, hay bầu Kiên kể từ sau buổi nghị tổng kết mùa giải 2011 của VFF sau khi bầu Kiên bất ngờ "cướp diễn đàn" và nói toạc những về bộ máy VFF, của ban tổ chức giải V-League, của đội ngũ trọng tài...
Cú "đánh" VFF tơi bời và được báo chí giật lên trang nhất cả tháng trời và sau đó là vụ đấu tay đôi với AVG về bản quyền truyền hình, ông chủ của CLB Hà Nội ACB trở thành tâm điểm của bóng đá Việt Nam trong năm qua.
VFF sau đó xuống nước, buộc phải xuống nước và sau đó là sự ra đời của Công ty cổ phần bóng đá Việt Nam (VPF). Sự ra đời của VFP thực sự đã mở ra một bước ngoặt mới cho bóng đá Việt Nam. Đặc biệt, trong công ty này bầu Thắng là người giữ ghế CT HĐQT nhưng thực tế quyền lực của bầu Kiên mới là nhất. Kể từ ngày thành lập cho tới nay, đa phần các phát ngôn hay công văn của VPF đều xuất phát từ ông bầu tóc bạc này.
Đầu tư gì và đang nắm giữ gì?
Không chỉ nổi danh với vụ "đả" VFF và "chiến" với AVG, bầu Kiên còn được giới đầu tư bàn tán xôn xao trong vụ thâu tóm ngân hàng Sacombank. Thực tế đằng sau vụ việc này là gì thì chưa rõ bởi các cơ quan chức năng mới vào cuộc gần đây, nhưng nó cũng cho thấy rằng sự nổi tiếng của ông bầu này ở mức độ như thế nào.
Thực sự, tới thời điểm hiện tại thì bầu Kiên không còn giữ "ghế" nào tại các ngân hàng nhưng đến trước khi thôi làm thành viên HĐQT của ACB, bầu Kiên và những người có liên quan nắm giữ gần 10% cổ phần của ngân hàng này. Trong đó, ông Kiên nắm giữ 3,75% và bà Đặng Ngọc Lan, vợ ông Kiên nắm giữ 4,11%.
Giả sử tỷ lệ này vẫn giữ nguyên đến hiện tại thì số cổ phiếu ACB mà vợ chồng ông Kiên nắm giữ có trị giá khoảng gần 2.500 tỷ đồng và mỗi người đều đứng trong tốp 20 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ngoài số cổ phiếu tại ngân hàng ACB, ông Kiên còn nắm giữ cổ phiếu của một số ngân hàng khác là Kiên Long, Đại Á (được cho là cổ đông lớn nhất). Bên cạnh đó, có tin cho biết bầu Kiên còn sở hữu cổ phần của VietBank, Eximbank và Sacombank.
Cũng tại buổi tổng kết của VFF, chính bầu Kiên đã nhấn mạnh tầm ảnh hưởng đến ngân hàng Eximbank: "Với tư cách là cổ đông chính của Eximbank, tôi đề nghị Eximbank yêu cầu Liên đoán bóng đá Việt Nam xem xét, chấn chỉnh giải bóng đá vô địch quốc gia... ".
Còn khi Kiên Long Bank Kiên Giang lên chơi ở giải vô địch quốc gia, bầu Kiên đã tuyên bố bán sẽ bán cổ phần tại Ngân hàng Kiên Long (nhà tài trợ chính cho đội bóng này) để tuân thủ quy chế một ông bầu chỉ có một đội bóng tại một giải đấu.
Bên cạnh 2 lĩnh vực chủ chốt là ngân hàng và bóng đá, bầu Kiên còn đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực khác như du lịch, may mặc... Trước đây, ông Kiên đã từng là Chủ tịch của Liên doanh dầu nhờn Caltex, Phó Chủ tịch của Liên doanh KFC Việt Nam, có "ghế" trong HĐQT của CTCP Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn và CTCP Du lịch Thiên Minh (doanh nghiệp từng chi 45 triệu USD mua lại chuỗi khách sạn Victoria).
Theo VNE
Nam thanh niên cắt gân tay, nhảy lầu tự sát Khoảng 14 giờ 30 phút ngày 24-8, tại Quán cà phê Gia Lê (đường Lê Lợi phường Tây Sơn, TP. Pleiku, Gia Lai), một thanh niên đã nhảy lầu tự tử. Vào thời điểm trên, người dân bàng hoàng khi chứng kiến một thanh niên rơi từ trên lầu 3 quán cà phê Gia Lê xuống đất. Hiện trường vụ tự sát Thông...