Những tác phẩm thảm họa của những nhà thiết kế không học tới nơi tới chốn
Nghề thiết kế ra đời là nhằm mục đích mang lại tính thẩm mỹ và tiện ích cho cuộc sống. Thế nhưng, những nhà thiết kế cây nhà lá vườn này đã đi ngược lại với tiêu chí chung của nghề.
Để có thể trở thành những nhà thiết kế, chúng ta phải có một cái đầu sáng tạo lẫn khiếu thẩm mỹ tốt. Thế nhưng, dường như nhiều người đã quên đi mất điều này mà tay ngang nhảy vào làm nghề để rồi từ đó cho ra đời những thảm họa làm xấu mặt dân thiết kế.
1. Chắc cốp thế này thì 100 thằng ăn trộm cùng đứng trong 1 mét vuông cũng phải tháo dép ra chạy.
2. Treo 4 bánh, bán trực thăng. Tưởng lỗ hóa ra lại lời nặng.
3. Anh không say nhưng mà cầu thang say.
4. Khóc ra máu hóa ra là có thật trong truyền thuyết các mày ạ.
5. Chỉ vì cái váy thổ tả này mà hôm nay nhiều người dúi Kotex vào tay mình quá.
6. Thân mời bạn và người thương tới chung vui lễ thắt cổ của chúng tôi.
Video đang HOT
7. Cứ mỗi lần bước vào toilet là lại có cảm giác như đứa nào vừa bị táo bón xong lại quên mang giấy vậy. Thảm họa thật sự.
8. Thông cảm vì anh designer đang học dở Toán lớp 1 thì cô giáo đi lấy chồng.
9. Mỗi lần đi thang máy mà phải tìm số tầng thì chẳng khác nào thách đố kiểu Tấm Cám cả.
10. Gấu Pooh mới đi thẩm mỹ nha khoa làm lại bộ nhá nên phải khoe ngay với các bạn mới chịu.
11. Nhìn các cháu ma-nơ-canh treo lủng lẳng trên giá là lại nghĩ ngay tới truyền thuyết ông ba bị ăn thịt trẻ con.
12. Hậu quả mối tình oan trái giữa vịt và chó.
13. Gọi là nghệ thuật cho oai chứ thực ra chỉ là sàn nhà dính tóc thôi mà.
14. Hận thằng thiết kế. Xinh như này mà nó hóa phép kiểu gì thành yêu quái mắt so le.
15. Hai anh gì ơi, nhà anh đã có người lau mồm sau khi ăn chưa. Nếu chưa thì cho em đăng ký luôn 2 slot nhé.
Theo GameK
Những viên đá lát tuyệt đẹp từ rác thải nhựa
Nhà thiết kế người Kazakhstan Enis Akiev đã phát triển một phương pháp biến bao bì nhựa sử dụng một lần thành gạch lát bằng cách mô phỏng quá trình hữu cơ của sự hình thành đá.
Những viên gạch lát của Enis Akiev làm từ rác thải nhựa.
Các đá biến chất như đá cẩm thạch phát triển các mô hình chảy không đều của chúng thông qua sức nóng và áp lực, và gạch đá nhựa của Akiev phải chịu các điều kiện tương tự để đạt được hiệu quả tương tự.
Nhà thiết kế Akiev cho biết: "Đầu tiên, tôi thu gom rác thải nhựa gia đình từ các cơ sở phân loại rác. Sau đó, tôi phân loại nó theo màu sắc và loại nhựa trước khi rửa sạch và sấy khô. Cuối cùng, tôi cho vào lò để nhựa tan chảy rồi ép theo khuôn, cắt thành tấm và chà nhám."
"Thông qua sức nóng, chuyển động và áp lực giống như trong sự hình thành đá nhưng theo cách tiếp cận nhẹ hơn nhiều, tôi có thể đạt được các cấu trúc rất giống nhau", cô nói.
Enis Akiev làm gạch ốp lát từ rác thải nhựa sau tiêu dùng.
Quá trình này có thể tạo ra một loạt các gạch màu khác nhau với nhiều sắc thái. "Màu sắc được tạo ra hoàn toàn thông qua việc phân loại chất thải nhựa thành từng nhóm phù hợp", Akiev giải thích.
"Tôi không hề thêm màu hoặc chất kết dính nào vào, và các mẫu xuất phát từ cách tôi tạo lớp thành các miếng nhựa."
Ý tưởng để nhựa chịu các điều kiện tương tự như trong tự nhiên xuất phát từ nhận thức của Akiev rằng nhựa không bao giờ thực sự bị vứt đi. Nó chỉ đơn giản là đi đến một nơi khác, ngoài tầm mắt, cho dù đó là vào bãi rác hoặc đại dương của chúng ta.
Ý tưởng này xuất phát từ khi cô bắt tình cờ thấy một thông báo từ Hiệp hội Địa chất Hoa Kỳ về việc phát hiện ra một "hòn đá" mới gọi là plastiglomerate. Nó được tìm thấy lần đầu tiên trên một hòn đảo Hawaii vào năm 2013, sau khi một vụ phun trào núi lửa đã trộn chất thải nhựa với các vật liệu tự nhiên xung quanh như đá, cát và dung nham.
Và với tác phẩm gạch lát của mình, Akiev đưa ra một thông điệp về chủ đề này với hy vọng giúp mọi người xem xét lại một thứ tài nguyên thường được coi là không có lịch sử, bị loại bỏ sau một lần sử dụng, giờ đây có thể có một cuộc sống lâu dài, sống sau đó chúng bị loại bỏ.
"Tôi đặt mục tiêu nâng cao giá trị của vật liệu và muốn thể hiện tính thẩm mỹ hấp dẫn của chính nó", cô giải thích. "Vì vậy, theo một cách nào đó, mỗi viên gạch là một tác phẩm nghệ thuật và tôi hy vọng nó sẽ được trân trọng và giữ được lâu dài."
Nhựa đã là mối quan tâm rộng rãi của các nhà thiết kế trong năm nay, với các dự án tìm kiếm các ứng dụng mới cho chất thải nhựa hoặc tìm hướng nghiên cứu với hy vọng sẽ thay thế tất cả các vật liệu nhựa bằng các giải pháp bền vững hơn.
Điển hình là người chiến thắng giải thưởng James Dyson năm nay là Lucy Hughes, đã tạo ra một loại nhựa sinh học có thể phân hủy hoàn toàn từ vảy và da cá.
Hoặc như nhà thiết kế người Pháp Dorian Renard, giống như Akiev, hy vọng sẽ khiến chúng ta xem xét lại văn hóa vứt bỏ của mình bằng cách tạo ra một bộ sưu tập đồ điêu khắc cao cấp và bằng nhựa được thổi như thủy tinh.
Cùng ngắm những viên đá lát tuyệt đẹp từ rác thải nhựa của nhà thiết kế Enis Akiev:
HOA LAN
Theo nhandan.com.vn/Dezeen
Lantern Shield: Vũ khí độc đáo thời trung cổ Châu Âu Sau thời kỳ bóng tối (Dark Age) nước Ý phát triển nhanh chóng ở thời kỳ Phục Hưng (The Renaissance), trong thời kỳ này có rất nhiều phát minh sáng tạo trong đó có những vũ khí được các nhà sáng chế và biến thể, điển hình nhất là Lantern Shield. Lantern Shield (Khiên đèn) là vũ khí được phát minh ở nước...