Những tác phẩm kì lạ bên dòng sông ở Canada
Một bộ sưu tập kì lạ hơn 100 bức tượng gỗ lẫn đá, chưa ra hình hài một con người thật sự, đã gây nỗi ám ảnh cho cả khúc sông St Lawrence ở Canada.
Đây là dự án nghệ thuật với quy mô lớn được gọi là “Le Grand Rassemblement” có nghĩa là “Sự quy tụ khổng lồ” được nghệ sĩ người Canada, Marcel Gagnon điêu khắc bằng gỗ và đá đặt tại con sông St Lawrence, Canada.
Bãi sông không còn yên bình khi có sự xuất hiện của hơn 100 bức tượng gỗ lẫn đá kì quái như đang bước ra từ những con sóng và nhìn chằm chằm vào dòng sông.
Sau khi làm xong hơn 80 bức tượng, Marcel Gagnon đặt chúng trên chúng rải rác trên bờ và dưới dòng sông ở mỗi độ sâu khác nhau, mục đích của ông là để chúng có thể xuất hiện và biến mất cùng với thủy triều lên xuống.
Video đang HOT
Một cách đơn giản là Marcel Gagnon chỉ muốn tiếp tục xây dựng những bức tượng ngày càng ấn tượng hơn với sự đa dạng trong tư thế và gương mặt cho đến khi vượt qua con số 100.
Hầu hết các bức tượng được dựng lên ở đây là rất đơn giản, trong dạng hình cột không có tay mà với tầm thước thì bằng một con người thật. Mỗi bức tượng được quấn khăn trên đầu, với một khuôn mặt được chạm khắc cũng đơn giản.
Trong số đó, có những bức tượng khòm lưng, nghiêng ngả đủ kiểu hay đang lê lết khiến cho một ai đó nhìn vào có cảm giác như những thây ma đang bước đi.
Gần đây, tác giả còn bổ sung thêm một loạt những chiếc bè gỗ và buộc những bức tượng trên đó, ngoài ra Marcel Gagnon còn ký mình lên mỗi bức tượng này. Khi thủy triều xuống thấp, những chiếc bè giống như đang nằm nghỉ trên bãi biển đầy cát, nhưng khi thủy triều dâng lên, đẩy tất cả các chiếc bè ra sông, làm chúng nổi lênh đênh trên mặt nước.
“Le Grand Rassemblement” là một tác phẩm của thiên nhiên. Thế giới nghệ thuật độc đáo được tác giả thay đổi một cách liên tục theo thời gian. Tác giả muốn phát triển một phong cách riêng cho mình. Đó là khi ông bắt đầu vẽ các nhân vật, ông quyết định đưa mọi hình dáng có thể vào tác phẩm điêu khắc.
Lấy cảm hứng từ biển và thủy triều, Marcel Gagnon tổng hợp tất cả vào tác phẩm nghệ thuật của mình trên con sông Saint Lawrence.
Tác phẩm “Le Grand Rassemblement” là một minh chứng cho tầm nhìn của nghệ sĩ được khúc xạ qua những bức tượng.
Những nhân vật trong tác phẩm của Marcel Gagnon thay đổi liên tục dưới con mắt của người viếng thăm. Khi thủy triều rút xuống người ta thể đi bộ thoải đi bộ đến chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc trên và dưới dòng sông này.
Theo 24h
Thông tin mùa hoa dã quỳ Lâm Đồng
Hoa dã quỳ (cúc quỳ, quỳ dại) là một trong những loài hoa được biết đến nhiều nhất ở Tây Nguyên. Dã quỳ là loài hoa dại, có sức sống mãnh liệt, nở vàng rực những con dốc, những nẻo đường mỗi mùa đông. Hoa dã quỳ được chọn là biểu tượng cho Lễ hội hoa của Thành phố hoa Đà Lạt.
Khi mùa mưa đã ngớt, cái nắng đầu đông về trên phố núi là hoa dã quỳ bắt đầu nở rộ, báo hiệu mùa đông đến, mùa khô bắt đầu. Đầu tháng 11 hàng năm, khi đến tiết Lập đông chính là mùa đẹp nhất của hoa dã quỳ.
Mình vừa đi Lâm Đồng về và xin cung cấp thông tin về mua hoa dã quỳ ở đây. Các bạn cùng cập nhật thêm giúp mình nhé, nhất là các bạn đi cuối tuần này.Tình hình hoa dã quỳ ở Lâm Đồng:- Dải hoa ở đường đi Hàm Thuận (Bảo Lộc) đã nở rộ.- Dải hoa rất rộng ở đèo Phú Hiệp (Di Linh) mới bắt đầu nở, dự kiến tuần thứ hai của tháng 11 mới rộ. Dải hoa này rất đẹp.- Dải hoa ở sân bay Liên Khương hoa đã nở, năm nay không nhiều, một mảng lớn bị chặt, có lẽ họ sắp xây dựng gì đó ở đây.
Dải hoa ở Tu Tra , Suối Thông đã bắt đầu nở rộ, sẽ rực rỡ hơn vào cuối tuần này và tuần sau.
Dải hoa ở sân bay Cam Ly dự kiến cuối tuần sau sẽ nở rộ, đều và đẹp. - Dải hoa ở đường đi Tà Nung năm nay không nhiều, thưa thớt.
Theo 24h
Di sản không tự mời khách Nắm giữ một di tích quốc gia đặc biệt và những di sản văn hoá quan trọng, cùng với biết bao đền chùa cổ, di tích văn hoá, lịch sử, nhà cổ nằm trong từng thôn làng, nhưng đến giờ Phú Thọ vẫn ít được nhắc đến trong hành trình của du khách. Có phải chăng người dân Việt Nam không nghĩ đến...