Những tác phẩm điêu khắc gây tranh cãi của cô gái Singapore
Các tác phẩm “vừa dễ thương, vừa đáng sợ” của Qixuan Lim được bán với giá từ 700-2.400 USD, trong đó tác phẩm mô phỏng món dimsum có giá khoảng 1.400 USD một mảnh.
Từ những viên kẹo, sushi hình đầu người cho đến những bông hoa, miếng bánh trông giống các bộ phận cơ thể thu nhỏ, những tác phẩm điêu khắc được sáng tạo bởi cô gái người Singapore tên Qixuan Lim chắc chắn không dành cho người yếu tim, theo SCMP.
Qixuan Lim (28 tuổi) là một nghệ sĩ điêu khắc có gần 200.000 lượt theo dõi trang Instagram, song cũng nhận được hàng nghìn bình luận chỉ trích trên trang cá nhân. Lim nói rằng cô hoàn toàn hiểu lý do mình bị ghét. Những tác phẩm vốn đã rất khác lạ của cô thường được chụp cùng với những đồ vật nhỏ nhắn, dễ thương trên phong nền màu hồng pastel hoặc trắng tinh khôi, càng tăng thêm cảm giác ghê rợn.
Tuy vậy, cũng có những người theo dõi yêu thích các tác phẩm của Lim và đánh giá cao công việc sáng tạo của cô. Với cô gái 28 tuổi, tạo ra tranh cãi cũng là một trong những mục đích cô hướng đến. “Mọi người có thể thích hoặc ghét. Tôi muốn thách thức quan niệm của mọi người về đẹp và xấu, trang nhã hay vô vị. Những thắc mắc và câu hỏi như vậy là phần thú vị tôi thích ở nghệ thuật”, 9X bảo.
Ý tưởng tạo ra những tác phẩm vừa dễ thương, vừa đáng sợ của Lim bắt đầu khi cô xem những bức vẽ của họa sĩ người Mỹ Mark Ryden và cả những tác phẩm của đạo diễn Tim Burton. “Tôi luôn bị cuốn vào giữa – nơi các nghệ sĩ tạo ra những tác phẩm không hoàn toàn dễ thương, nhưng cũng không thực sự kỳ cục, đáng sợ”, Lim cho biết.
Nhà điêu khắc 28 tuổi nói rằng cô không bao giờ định hình sẵn thông điệp cho các tác phẩm của mình. Tất cả đều phụ thuộc vào cách cảm nhận, cách hiểu của người xem. “Một cô gái từng gửi tin nhắn rất dài để cảm ơn tôi. Cô ấy nói rằng các tác phẩm của tôi giúp cô đối mặt với vấn đề mình trốn tránh lâu nay. Dù rất đau đớn, vết thương tâm hồn đã được chữa lành. Tôi không biết trả lời như thế nào vì chưa bao giờ nghĩ đến điều đó khi tạo ra các tác phẩm. Nhưng tình cờ, nghệ thuật của tôi đã được người khác cảm nhận theo cách tôi chưa bao giờ nghĩ đến”.
Năm 2013, Lim bắt đầu tạo ra các tác phẩm điêu khắc. Cô coi đây là sở thích còn công việc chính của 9X là UX Designer (tạm dịch: thiết kế trải nghiệm người dùng). Công việc này đòi hỏi tính logic, trong khi nghệ thuật cho Lim cảm giác bay bổng và thường xuyên được thay đổi.
Lim có buổi triển lãm đầu tiên vào năm 2013 tại Trung tâm nghệ thuật ở Eindhoven, Hà Lan, nơi cô theo học thạc sĩ về thiết kế thông tin. Các tác phẩm của cô cũng đã được trưng bày tại nhiều thành phố như Melbourne, Tokyo, Los Angeles và New York. Triển lãm gần đây nhất của 9X diễn ra ở Phòng trưng bày Vanilla, Tokyo.
Các tác phẩm có một không hai của Lim được bán độc quyền thông qua các phòng trưng bày mà cô cộng tác. Giá thường dao động từ 700 USD đến 2.400 USD, trong đó một tác phẩm mô phỏng món dimsum của cô được bán với giá khoảng 1.400 USD một mảnh. Dù nổi tiếng và thành công với các tác phẩm điêu khắc, Lim cho biết cô không có kế hoạch chuyển sang sản xuất hàng loạt vì cảm thấy nghệ thuật của mình “chưa sẵn sàng cho điều đó”.
Giống Việt Nam, Singapore cũng có bài hát chống virus corona
Khi dịch viêm phổi cấp do Covid-19 bùng phát ở Singapore, Bộ Giáo dục nước này đã phát hành bài hát tuyên truyền các cách phòng chống, ngăn ngừa dịch bệnh.
Giữa mùa dịch corona bùng phát, Bộ Giáo dục Singapore đã cho ra mắt bài hát Bye Bye Viru s để giúp học sinh nâng cao nhận thức về cách phòng chống virus Covid-19.
Với những ca từ giản dị, dễ hiểu, nhịp điệu vui tươi, bài hát phòng chống dịch corona của Bộ Giáo dục Singapore khiến người nghe dễ thuộc và hát theo.
Nội dung bài hát xoay quanh các cách phòng ngừa cho trẻ con trong mùa dịch như rửa tay thường xuyên, hạn chế chạm vào vùng mắt, mũi, miệng, đeo khẩu trang khi ra đường...
MV chính thức của ca khúc được hỗ trợ diễn xuất bởi các học sinh ở trường Tiểu học Teck Whye. Ngoài phần rap, Bộ Giáo dục nước này còn xây dựng 5 nhân vật siêu anh hùng, tên là Soaper 5, mỗi nhân vật mang một thông điệp khác nhau.
Super Soaper Soffy - rửa tay bằng xà phòng, Hands Down Hana - tránh chạm vào mặt, Mask Up Mei Mei - đeo khẩu trang Virus Screener Varun - gặp bác sĩ nếu thấy không khỏe và Wipe Up Wilson - làm sạch bề mặt để giúp mọi người xung quanh tránh nhiễm bệnh.
Bộ Giáo dục Singapore cho rằng với ca từ dễ hiểu và động tác đơn giản, bài hát này sẽ giúp ích trong công cuộc chống lại sự bùng phát virus. Ảnh: CNA.
Bài hát này đã được triển khai rộng rãi tại các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở và nhanh chóng được cộng đồng mạng ủng hộ.
Nhiều diễn đàn, dân mạng đã chia sẻ lại bài hát kèm theo lời động viên mọi người cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh này.
Theo CNA, hiện Singapore vẫn chưa có kế hoạch cho học sinh, sinh viên nghỉ học để tránh dịch. Bộ trưởng Bộ Giáo dục Ong Ye Kung cho biết đây là một quyết định rất khó khăn bởi có nhiều ưu và nhược điểm. Dịch bệnh vẫn có thể lây nhiễm dù ở nhà, tuy nhiên, nếu ở trường, học sinh sẽ liên tục được nhắc nhở phải rửa tay, tránh chạm vào mặt và không đến trường nếu bị bệnh.
"Chúng tôi đang cố gắng hết sức để kêu gọi tất cả 33.000 nhà giáo dục biến trường học thành một trong những nơi an toàn nhất chống lại virus này. Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã nâng cao các tiêu chuẩn vệ sinh cá nhân và trường học. Vì vậy, chúng ta không cần phải cho con nghỉ học", ông Ong Ye Kung nói với CNA.
Bài hát tuyên truyền chống corona của Singapore. Trong bối cảnh dịch corona bùng phát, Bộ Giáo dục Singapore đã cho ra mắt bài hát "Bye Bye Virus" để giúp học sinh nâng cao nhận thức về cách phòng chống virus Covid-19.
Theo Zing
Hai bé gái tặng bữa sáng cho nhân viên y tế đang chống virus corona Rui'en (10 tuổi) và Ruirui (6 tuổi) tự tay đóng gói các phần ăn và viết lời động viên cho đội ngũ nhân viên y tế đang làm nhiệm vụ chống dịch cúm do virus corona gây ra. Trước nhiều thông tin về việc tích trữ hàng hóa và phân biệt đối xử với các nhân viên y tế, một ông bố người...