Những tác nhân gây nếp nhăn
Có những yếu tố khách quan về môi trường và thói quen hằng ngày khiến cho da bị tổn thương, lão hóa nhanh dẫn đến những nếp nhăn trên da.
Ảnh: shutterstock
Đứng đầu là sự tấn công từ mặt trời. Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng sẽ khiến da nhanh lão hóa và gây nhăn. Tia UV có thể phá vỡ collagen và phá vỡ các chức năng tái tạo của da. Để ngăn ngừa các nếp nhăn trên da mặt bạn nên dùng kem chống nắng hằng ngày và suốt năm, kể cả những ngày âm u hoặc mưa.
Thuốc lá và khói thuốc lá cũng là tác nhân phá hủy collagen và hạn chế hiệu quả của các mạch máu, khiến cho oxygen không được tưới đầy đủ và dưỡng chất mà cơ thể cung cấp cho da cũng bị hạn chế.
Các độc tố và ô nhiễm từ không khí tiếp xúc với các hóa chất trong thuốc trừ sâu, các chất tẩy rửa gia dụng cũng làm hại và mai một sợi collagen và elastin khiến cho da bị mất tính đàn hồi và hình thành nếp nhăn.
Đường, khi kết hợp với protein gây tăng hấp thụ đường trong máu, theo thời gian có thể ngăn cản tái tạo collagen và elastin, dẫn đến lão hóa sớm.
Video đang HOT
Tư thế nằm ngủ nghiêng xem ra đơn giản, nhưng cũng gây vết hằn rõ ràng quanh vòng mắt, miệng và cả vùng cổ hở. Chế độ ăn giảm cân quá khắt khe và nhanh chóng sẽ làm cho da chùng xuống và nhăn. Theo đà giãn và co lại liên tục da có khả năng mất cấu trúc dẻo. Cho nên khi giảm cân nên chọn chế độ nhẹ nhàng mà bạn có thể theo đuổi trong thời gian dài.
Theo Thanh niên
Tại sao sử dụng kem chống nắng mà vẫn bị đen
Kem chống nắng dường như là vật bất ly thân của phái đẹp trong mùa hè nhưng nếu sử dụng chúng không đúng cách bạn vẫn có thể đen đi như thường.
Chuyên gia da liễu John Ashworth từng có một tuyên ngôn gây sốc rằng: "Nằm dài dưới nắng mà không có sự bảo vệ nào thì chẳng khác gì hút 80 điếu thuốc lá một ngày". Nói như vậy để thấy sử dụngkem chống nắng có tầm quan trọng như thế nào đối với cả đàn ông và phụ nữ. Nhất là khi mùa hè đang tới gần và dịp nghỉ lễ 30/4 kéo dài 4 ngày với những kế hoạch đi chơi xa sẽ khiến nhiều chị em lo lắng làn da bị đen sạm đi.
Có không ít chị dù đã sử dụng kem chống nắng thường xuyên mỗi khi ra ngoài nhưng làn da vẫn bị đen sạm đi vì cháy nắng. Vậy hãy cùng chúng tôi trả lời 3 câu hỏi dưới để tìm ra nguyên nhân tại sao da vẫn bị đen đi khi đã bôi kem chống nắng đầy đủ nhé!
Trước khi đi vào câu hỏi đầu tiên, chúng tôi muốn khẳng định một điều rằng kem chống nắng không chống được 100% tia nắng mặt trời vì vậy cho dù bạn sử dụng sản phẩm chống nắng đắt tiền bao nhiêu đi chăng nữa thì làn da của chúng ta vẫn sẽ bị đen đi. Vấn đề là nếu bôi kem chống nắng đúng cách thì làn da chúng ta sẽ được bảo vệ tới 80% khỏi tia UVA và UVB_ hai tác nhân chủ yếu gây sạm da và lão hóa.
Kem chống nắng đã đủ chuẩn chưa?
Bạn có dùng lại kem chống nắng của mùa cũ không? Nếu câu trả lời là có thì chúng ta đã tìm ra nguyên nhân đầu tiên khiến làn da đen đi trông thấy khi mà vẫn bản thân vẫn kiên trì bôi kem chống nắng rồi.
Các chuyên gia khuyên rằng một lọ kem chống nắng khi mở nắp nên sử dụng luôn trong vòng 6 tháng, nếu ngoài thời gian này tác dụng của nó sẽ giảm đi đáng kể cho dùng vẫn còn hạn sử dụng. Đặc biệt một lọ kem chống nắng dùng cho cả mặt và body sẽ tiêu hao rất nhanh. 6 tháng mà không dùng hết 1 lọ kem thì đừng hỏi tại sao da lại đen đi nhé.
Bạn bôi kem chống nắng mấy lần 1 ngày?
Đừng bao giờ nghĩ rằng buổi sáng sử dụng kem chống nắng rồi thì có thể an tâm dãi nắng cả ngày. Thực tế thì kem chống nắng chỉ có tác dụng trong 1 thời gian nhất định, điều này phụ thuộc vào chỉ số SPF ghi trên vỏ chai. Thông thường 1SPF tương đương với 10 phút bảo vệ da dưới ánh nắng. Như vậy ta có một bài toán đơn giản, nếu kem chống nắng chỉ số SPF 30 tức là nó có thể bảo vệ da trong vòng 5h. Như vậy tùy thuộc vào độ SPF mà chúng ta sẽ phải bôi lại 2-3 lần kem chống nắng 1 ngày.
Đặc biệt với những người hoạt động thể thao liên tục hoặc bơi lội thì sẽ phải bôi lại kem chống nắng trong vòng 1-2 giờ và hãy luôn nhớ lựa chọn loại kem chống được cả nước nhé.
Bạn có bôi đủ lượng kem chống nắng cần thiết không?
Có một lời khuyên là bạn có thể tiết kiệm bất cứ thứ gì nhưng riêng kem chống nắng thì không. Nếu bôi kem chống nắng mà hời hợt và tiết kiệm thì tốt nhất là đừng bôi gần như chẳng tác dụng gì và mang tiếng oan cho kem chống nắng.
Vậy bôi kem chống nắng bao nhiêu thì đủ. Thông thường cho mặt sẽ tiêu tốn khoảng 2-3ml (tương đương với khoảng 5 hạt đậu) còn cho cơ thể thì phải cần đến một lượng kem chống nắng bằng 1 chén rượu mắt trâu mà chúng ta thường hay nhậu. Vì vậy đừng ngạc nhiên gì khi một chai chống nắng được xài hết trong vòng có vài ngày đi biển.
Ngoài ra, mỗi người sẽ có độ bắt nắng khác nhau phụ thuộc vào màu da và độ khỏe của da. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nếu da càng trắng sẽ càng dễ bắt nắng và dễ bị ảnh hưởng xấu từ ô nhiễm môi trường. Bởi vì làn da trắng thường mỏng manh và yếu ớt hơn so với làn da có màu sẫm. Những người đã từngtắm trắng, lột da,... làm bề mặt da mỏng và yếu đi cũng dễ bị bắt nắng hơn người khác.
Kết luận: Sử dụng kem chống nắng không chỉ giúp giảm thiểu tối đa các tác hại có thể nhìn bằng mắt thường như bỏng nắng, sạm da, lão hóa da mà còn là biện pháp vô cùng hữu hiệu để bảo vệ làn da một cách lâu dài, bền vững khỏi căn bệnh ung thư da.
Theo Emđep
Bí quyết chăm sóc da mặt bị nám Nám da là hiện tượng thường gặp khi phái đẹp bước vào độ tuổi bắt đầu lão hóa hoặc không được chăm sóc kỹ càng, đúng cách. Sau đây là 3 bí quyết giúp các nàng chăm sóc da mặt bị nám và bảo vệ làn da từ bây giờ: Bổ sung các thực phẩm chống oxy hóa Lão hóa là một trong...