Những tác hại “ẩn nấp” đằng sau máy điều hòa mà bạn chưa biết
Vào những ngày hè oi ả hầu như ai cũng chọn cho mình những nơi “ẩn nấp” khỏi ánh nắng mặt trời. Bạn chắc hẳn sẽ thấy thật hạnh phúc khi được làm việc trong phòng điều hòa mát rượi bỏ mặc cái nóng 40 độ bên ngoài. Liệu bạn đã biết những tác hại “ẩn nấp” đằng sau máy điều hòa chưa?
1. Làm khô da.
Làn da bạn sẽ trở nên thô ráp nếu như ngồi quá lâu trong phòng điều hòa
2. Làm giảm hệ miễn dịch
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, hệ miễn dịch của bạn cũng sẽ giảm đi nếu chỉ sống trong điều hòa.
3. Ô nhiễm tiếng ồn:
Một số máy điều hòa tạo ra những tiếng ồn vô cùng khó chịu cho người sử dụng, gây ra bệnh đau đầu cả ngày.
4. Bệnh truyền nhiễm đường hô hấp:
Một trong số nguy cơ sức khỏe là việc lan truyền các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp, vốn do khả năng lưu thông không khí trong phòng điều hòa rất kém.
Video đang HOT
5. Dị ứng:
Bụi và nấm di chuyển trong bầu không khí kém lưu thông của phòng sử dụng điều hòa dễ gây ra các bệnh dị ứng.
6.Cảm cúm:
Trong phòng điều hòa, virus gây bệnh cúm dễ lan truyền từ người bệnh sang mọi người xung quanh.
7. Các vấn đề về mắt:
Người ngồi trong phòng bật điều hòa dễ mắc các bệnh về mắt như viêm mí mắt và viêm màng kết, ngoài ra những người sử dụng kính áp tròng cũng dễ mắc nhiều vấn đề khác.
8. Giảm khả năng chịu nhiệt:
Với những người đã quá quen với môi trường mát mẻ trong phòng điều hòa, cơ thể giảm hẳn khả năng chịu đựng với nhiệt độ ngoài trời và do đó hay đổ mồ hôi hơn.
9. Mệt mỏi và đau đầu:
Là một trong những tác hại dễ gặp ở những người thường xuyên dùng điều hòa.
10. Nguy cơ các bệnh về phổi:
Đây là một trong những nguy cơ lớn nhất. Điều hòa làm thay đổi đột ngột nhiệt độ và độ ẩm trong phòng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thống hô hấp.
Để tránh khỏi những tác hại kể trên, bạn hãy thường xuyên ra ngoài hít thở không khí trong lành nhiều hơn hoặc tắt bỏ điều hòa nếu thời tiết không quá nóng hoặc quá lạnh nhé!
Theo www.phunutoday.vn
Bệnh nhân đột quỵ khi bước ra khỏi phòng điều hòa
Tầm 5 giờ sáng, khi vừa bước ra khỏi phòng điều hòa để vệ sinh cá nhân, chuẩn bị quay lại phòng bà N.T.X (54 tuổi, Quốc Oai, Hà Tây) đột nhiên ngã quỵ. Chẩn đoán ban đầu cho thấy bệnh nhân có thể bị đột quỵ do chênh lệnh nhiệt độ.
TS.BS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng cấp cứu tổng hợp, khoa Cấp cứu (BV Bạch Mai) cho biết, bà X. được gia đình đưa vào viện sáng sớm 4/7 trong tình trạng hôn mê.
Theo lời kể của con gái, trước thời điểm bị ngã, bà vẫn khỏe mạnh bình thường. Tối đó bà vẫn không có dấu hiệu gì bất thường, đi ngủ vẫn bật điều hòa như mọi hôm.
TS Nguyễn Anh Tuấn khám cho bệnh nhân X. Bà đột quỵ ngay sau một vài phút bước ra khỏi phòng điều hòa. Ảnh: H.Hải
Đến khoảng 5 giờ sáng 4/7, bà X. tỉnh giấc, rời khỏi phòng điều hòa để đi vệ sinh, rửa mặt. Lúc trở lại phòng bà bất ngờ ngã quỵ. Người nhà vội vàng gọi xe cấp cứu đưa thẳng bà tới Bệnh viện Bạch Mai. Tại đây bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán bị đột quỵ.
BS Tuấn cho biết, tại thời điểm nhập viện bệnh nhân trong tình trạng hôn mê, huyết áp tăng cao. Trước đó bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp. Với những trường hợp này nếu không được xử lý kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Bác sĩ Tuấn cho biết trong những ngày nắng nóng vừa qua BV tiếp nhận khá nhiều trường hợp bị đột quỵ. Nguyên nhân do thời tiết nắng nóng ảnh hưởng đến cơ chế điều hòa thân nhiệt, làm cho nhiệt độ cơ thể tăng cao từ 39 đến 41 độ. Lúc này bệnh nhân sẽ bị chóng mặt, lơ mơ, rối loạn ý thức. Thân nhiệt tăng cao cũng ảnh hưởng lớn đến chức năng tim phổi, hệ thần kinh... và tình trạng này đặc biệt nguy hiểm với những trường hợp có bệnh mãn tính như tăng huyết áp, phổi mãn tính là nguy cơ đột quỵ, thậm chí tử vong.
Theo các bác sĩ, thời tiết nắng nóng như hiện nay rất bất lợi đối với người cao tuổi, nhất là những người mắc bệnh mãn tính (tim mạch, huyết áp...). Khi nhiệt độ tăng cao, người già rất khó thích ứng kịp vì "trung tâm điều nhiệt" không còn nhạy cảm như thời trẻ, dẫn đến việc điều chỉnh thân nhiệt không kịp thời. Đồng thời, "trung tâm báo khát" ở người già cũng hoạt động kém đi, nên cơ thể bị thiếu nước nhưng không cảm thấy khát, không kịp thời bổ sung nước cho cơ thể.
Từ đó, dễ dẫn đến tình trạng say nóng, dễ mắc bệnh hoặc bệnh tình trở nặng hơn trong những ngày nhiệt độ tăng cao. Vì thế, con cháu hãy luôn nhớ nhắc nhở các cụ uống nước, cho các cụ ăn các loại thức ăn mềm, loãng, nhiều nước như cháo, bún... Việc bổ sung đủ nước sẽ giúp các cụ khỏe khoắn, tỉnh táo, hoạt bát hơn.
Nhất là sự chênh lệch nhiệt độ có thể gây nên tình trạng sốc nhiệt nguy hiểm. Vì thế, trong những ngày này, mọi người cũng cần chú ý sự chênh lệch nhiệt độ đột ngột. Ví dụ, vừa đi ngoài nắng về không vào ngay phòng điều hòa, mà hãy để cơ thể được mát từ từ, mở cửa phòng, đứng khoảng 1 phút để cái nóng hầm hập trong người thích nghi dần với sự mát lạnh bên trong rồi mới bước vào phòng.
Nhiệt độ trong phòng nên điều chỉnh ở 25-28 độ C và trong phòng nên có quạt thông gió để đảm bảo môi trường trong phòng thoáng khí, tránh tình trạng phòng quá kín, cảm giác không khí mát nhưng có thể tích trữ vi khuẩn, vi rút gây bệnh.
Tương tự, khi ra khỏi phòng điều hòa không đột ngột bước ra ngoài ngay, mà nâng dần nhiệt độ, mở cửa bước ra từ từ để cơ thể thích nghi với nền nhiệt bên ngoài.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Rong biển có chứa tới 6 lợi ích dành cho sức khỏe mà bạn không thể bỏ qua Bạn sẽ rất bất ngờ khi biết rằng loại thực phẩm này lại chứa nhiều lợi ích đặc biệt dành cho sức khỏe đến vậy. Rong biển được biết tới là nguồn thực phẩm giàu vitamin B12 nên hỗ trợ cung cấp máu và giúp mô thần kinh luôn ổn định, khỏe mạnh. Bên cạnh đó, rong biển cũng là nguồn giàu canxi,...