Những tác dụng tuyệt vời của rau má
Rau má rất lành, có thể ăn hằng ngày. Nhưng rau má không chỉ là một loại rau mà còn là vị thuốc quý, chữa được nhiều chứng bệnh như: mụn nhọt, rôm sảy, sốt nóng, thiếu sữa sau sinh, táo bón, hư lao, nhuận gan mật, bí tiểu tiện…
Cách dùng rất đơn giản, có thể ăn rau sống hoặc nấu canh, luộc hay giã nhuyễn vắt lấy nước uống. Số lượng và thời gian sử dụng không hạn chế.
Đối với những người thừa cân (béo phì), xơ vữa động mạch máu nếu ăn rau má lâu dài sẽ có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu và do đó làm cho các mạch máu mềm mại trở lại, hạn chế được những tai biến do xơ vữa động mạch máu gây ra (như co thắt động mạch vành tim hay nhồi máu cơ tim, co thắt mạch máu não hay vỡ mạch máu não).
Nền y học hiện đại đã chiết xuất lấy hoạt chất từ rau má làm thuốc chống sẹo lồi, làm vết thương mau lành, giảm bớt chứng giãn tĩnh mạch chi dưới… Tuy lấy từ rau má nhưng loại thuốc này khá đắt vì phải qua nhiều công đoạn chế biến khá phức tạp.
Video đang HOT
Cần lưu ý là các hoạt chất nằm ở trong chất xơ (cellulose) của rau má, nếu chúng ta chỉ giã vắt lấy nước thì sẽ mất đi các hoạt chất này. Một số công trình nghiên cứu cho thấy các chất xơ có thể “kéo” cholesterol ra khỏi cơ thể, vì vậy nếu ăn các loại rau có nhiều chất xơ sẽ giúp cơ thể đào thải dần lượng cholesterol ra khỏi cơ thể.
Theo PNO
Cha mẹ sai lầm, con dễ viêm phổi!
Khí hậu mùa hè nóng bức, khó chịu và dễ gây nhiều bệnh ngoài da cho trẻ em như rôm sảy, mụn nhọt, viêm da, dị ứng da... Do vậy, các bậc cha mẹ đã chuẩn bị rất nhiều thực phẩm cũng như làm nhiều việc để trẻ giải nhiệt trong ngày hè như sử dụng điều hòa, quạt điện, cho trẻ đi bơi, ăn kem, ăn chè lạnh. Tuy nhiên, giống như con dao hai lưỡi, những việc làm này của phụ huynh nếu không đúng mực hoặc không dừng đúng lúc sẽ dễ khiến trẻ mắc một số bệnh về đường hô hấp.
Những nguy cơ cần cảnh giác
Đồ ăn lạnh: Mùa hè là mùa nóng nực, vì vậy, một số sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày có nhiều thay đổi so với các mùa khác trong năm. Điều đáng quan tâm là thói quen trong sinh hoạt ăn, uống đồ lạnh như dùng nước đá trong các cốc nước giải khát như nước cam, chanh hoặc luôn luôn dùng nước mát lạnh mỗi khi khát nước, tắm, sử dụng quạt gió cũng như máy điều hoà nhiệt độ. Nhiều gia đình vào mùa hè luôn chuẩn bị sẵn các loại quả hoặc các loại chè (chè lam, chè đỗ đen...) để sẵn trong tủ lạnh để cho trẻ ăn mỗi lúc trẻ có nhu cầu. Nếu trẻ dùng đồ ăn, nước uống lạnh liên tục trong nhiều ngày thì rất có thể làm cho trẻ khó thích nghi và đặc biệt các bộ phận rất nhạy cảm ở họng, miệng, hầu, thanh quản cũng như các bộ phận khác của đường hô hấp dưới cũng bị tổn thương. Biểu hiện của sự nhiễm lạnh là viêm họng, hầu hoặc viêm thanh quản hoặc viêm amiđan, viêm VA. Và từ các bệnh này, trẻ sẽ bị viêm phổi từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng nếu không phát hiện kịp thời.
Sử dụng máy điều hòa:
Thói quen trong mùa hè của hầu hết bậc phụ huynh và được trẻ rất hưởng ứng là sử dụng điều hoà. Nếu sử dụng máy điều hoà mà nhiệt độ quá chêch lệch giữa nhiệt độ ngoài trời và nhiệt độ trong phòng thì sẽ không thích hợp với sức khoẻ của trẻ do trẻ khó thích nghi (ngay cả người lớn cũng bị ảnh hưởng). Qua nghiên cứu cho thấy nếu trẻ ở trong phòng có máy điều hoà nhiệt độ liên tục trên 4 giờ thì da, họng hầu, đường hô hấp của trẻ sẽ bị khô và rất dễ để các loại vi sinh vật tấn công, nhất là các loại vi khuẩn đã có sẵn ở đường hô hấp trên của trẻ như H. influenzae, phế cầu... Nếu cho trẻ ra vào phòng điều hoà liên tục nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định thì trẻ cũng dễ bị cảm lạnh do thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột quá mức, nhất là đang lạnh đột ngột lại bị nóng làm xuất hiện viêm đường hô hấp trên, thậm chí cả viêm phổi cấp tính.
Tắm lâu: Trời nóng nực cho nên trẻ thường được tắm, thậm chí tắm nhiều lần trong ngày, đặc biệt là khi trẻ được đi tắm biển. Nếu tắm nhiều lần trong ngày hoặc ngâm mình dưới nước biển với thời gian lâu thì trẻ cũng rất dễ bị cảm lạnh gây viêm họng, viêm amiđan hoặc nặng hơn là viêm phổi. Nếu không phát hiện kịp thời và có biện pháp xử trí thích đáng thì bệnh tình của trẻ sẽ nặng thêm mà biểu hiện là thân nhiệt tăng cao, ho cũng tăng lên, li bì, khó thở nhiều, liên tục. Nếu trẻ còn bú mẹ sẽ xuất hiện tình trạng trẻ bú ít hoặc bỏ bú. Tình trạng viêm hô hấp nặng lên khi trẻ có các dấu hiệu môi tím, các kẽ liên sườn bị co kéo, môi và các đầu ngón tay, ngón chân bị tím lại. Trẻ bị viêm phổi cũng có thể kèm theo triệu chứng tiêu chảy. Vì vậy, khi có các dấu hiệu sốt, ho, khó thở, tím tái và có tiêu chảy thì chớ hiểu lầm là trẻ không phải bị viêm phổi, đặc biệt quan tâm là trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Một điều cần lưu ý là trẻ càng nhỏ tuổi khi bị cảm lạnh gây viêm đường hô hấp thì phụ huynh rất khó để nhận biết.
Mùa hè, trẻ thích bơi nhưng tránh để trẻ ngâm mình lâu dưới nước.
Đối phó thế nào?
Để hạn chế trẻ mắc bệnh trong mùa hè, nhất là bệnh viêm phổi thì cần hạn chế trẻ dùng nước mát, nước đá, hoa quả và các thực phẩm chế biến sẵn để trong tủ lạnh. Về việc này, các bậc phụ huynh cần kiểm soát được hành vi sử dụng của trẻ, nhất là các trẻ lớn. Mỗi khi sử dụng máy điều hoà nhiệt độ, nên có sự điều chỉnh nhiệt độ hợp lý (chênh lêch nhiệt độ trong phòng và ngoài trời khoảng 2 - 3 độ là vừa). Không nên để gió của máy điều hoà quạt thẳng vào cơ thể trẻ. Ngoài giờ trẻ ngủ thì không nên để trẻ trong phòng máy điều hoà nhiệt độ quá nhiều giờ trong một ngày bởi vì trẻ sẽ bị cảm lạnh và rất có thể bị thiếu ánh sáng mặt trời làm cho trẻ dễ bị còi xương. Mùa hè, không nên mặc quần áo quá dày hoặc quấn tã lót chặt làm cho trẻ dễ bị cảm lạnh do quần áo hoặc tã lót thấm mồ hôi làm cho trẻ cảm lạnh. Khi trẻ chơi hoặc trẻ ngủ, không nên cho quạt quạt xoáy vào trẻ và chỉ nên dùng tốc độ của quạt ở mức độ thấp hoặc trung bình. Trong phòng trẻ chơi hoặc trẻ ngủ, không được có khói thuốc lá hoặc khói bếp (bếp dầu, bếp củi, rơm rạ, bếp than). Mặc dù là mùa nắng nóng nhưng khi tắm cho trẻ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi, nên dùng nước ấm là tốt nhất và không nên cho trẻ tắm nước lạnh. Khi trẻ có biểu hiện viêm đường hô hấp trên như ho, hắt xì hơi, chảy nước mũi hoặc có kèm theo sốt thì cần nhanh chóng cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám bệnh, không nên chần chừ làm bệnh của trẻ nặng thêm gây khó khăn cho việc xử trí khi được khám bệnh.
Theo SKĐS
Nhiễm độc vì chữa bệnh bằng sừng tê giác Nhiều người lùng mua sừng tê giác chữa bệnh vì tin đó là vị thuốc quý. Ảnh minh họa: Treehugger.com. Được mách sừng tê giác là vị thuốc quý, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chị Hằng mua về uống. Sau khi dùng, chưa đỡ đau miệng, chị đã thấy mặt mọc đầy mụn mủ, ngứa, rát. Chị Hằng, 21 tuổi, quận...