Những tác dụng của việc ngâm chân trong nước ấm và một số lưu ý giúp đạt hiệu quả tốt
Người bị cao huyết áp, giãn tĩnh mạch, tiểu đường và nhiễm trùng da cần hết sức cẩn trọng nếu ngâm chân nước ấm để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
Ngâm chân trong nước ấm đúng cách sẽ có tâm trạng thoải mái và thư giãn. (Nguồn: True Natural)
Người xưa có câu: Muốn giữ sức khỏe, trước tiên phải chăm sóc đôi chân; nếu chăm sóc đôi chân thì bạn sẽ không bao giờ già đi.
Năm loại củ, quả có thể để nguyên vỏ khi chế biến giúp tăng dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe
Là bộ phận xa tim nhất nên bàn chân thường thiếu nhiệt. Da ở mắt cá chân mỏng và nhiều mạch máu, dễ tản nhiệt nên bàn chân thường là bộ phận dễ bị lạnh nhất trên cơ thể. Ngâm chân là cách làm ấm trực tiếp và nhanh chóng nhất.
Khi chân được ngâm trong nước ấm, các mạch máu tại đây giãn nở và tốc độ lưu thông máu tăng lên. Hơi ấm được truyền đến toàn bộ cơ thể theo các mạch máu, đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, giúp tản nhiệt tốt hơn ở vùng lõi, từ đó cơ thể bước vào trạng thái thoải mái, thư giãn.
Mặc dù việc ngâm chân có lợi và vô hại với hầu hết mọi người nhưng đối với 4 nhóm sau, cần cân nhắc thật kỹ việc ngâm chân nước ấm để tránh hậu quả nghiêm trọng.
Bốn nhóm bệnh không nên ngâm chân trong nước nóng
Bệnh nhân cao huyết áp thường có vấn đề về kích thích thần kinh giao cảm và co mạch. Nhiệt độ nước quá cao hoặc thời gian ngâm chân quá lâu có thể khiến dây thần kinh giao cảm bị kích thích, làm tăng lượng máu và co mạch máu, từ đó tăng huyết áp.
Đồng thời, hầu hết bệnh nhân tăng huyết áp đều có diễn biến phức tạp về tim mạch, mạch máu não nên việc ngâm chân có thể khiến họ đổ mồ hôi nhiều, máu ứ lại, càng làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu máu cơ tim, não, thiếu oxy.
Video đang HOT
Bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch
Giãn tĩnh mạch thường đi kèm với các vấn đề về mạch máu. Khi ngâm chân, nhiệt độ nước quá nóng có thể làm giãn mạch máu, tăng lưu lượng máu, từ đó làm trầm trọng thêm các triệu chứng giãn tĩnh mạch và khiến tình trạng ứ máu trở nên nghiêm trọng hơn.
Bệnh nhân tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường có thể bị bệnh thần kinh ngoại biên và khả năng cảm nhận nhiệt độ thấp, khiến họ dễ bị bỏng khi ngâm chân nước nóng.
Nếu bàn chân hoặc chi dưới bị bỏng, do không đủ máu, không đủ dinh dưỡng… nhiễm trùng vết thương sẽ lâu lành.
Nếu lượng đường trong máu được kiểm soát kém, bệnh lý thần kinh mạch máu ở chi dưới có thể ảnh hưởng đến sự lưu thông máu và dẫn truyền cảm giác, khiến khả năng cảm nhận nhiệt độ thấp và tăng nguy cơ bỏng.
Bệnh nhân nhiễm trùng da
Nếu bạn có vết thương hở, vết loét, nhiễm nấm hoặc các vấn đề về da khác ở bàn chân, việc ngâm chân có thể tạo ra vi khuẩn và khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên trầm trọng hơn.
Nước không quá nóng
Da chân thường mỏng manh, không thể chịu được nhiệt độ cao. Khi nhiệt độ nước vượt quá mức chịu đựng của da, màng bã nhờn sẽ bị tổn thương, khiến da chân trở nên khô và nứt nẻ.
Với một số người, nhiệt độ nước cao có thể rất nguy hiểm. Chẳng hạn, đối với những người mắc bệnh tắc nghẽn động mạch chi dưới và biến chứng bàn chân do tiểu đường, việc ngâm chân ở nhiệt độ cao có thể gây tàn tật.
Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, nên kiểm soát nhiệt độ nước dưới 40C. Trước khi đặt chân xuống, hãy kiểm tra nhiệt độ bằng tay.
Không thêm các thành phần
Các loại dược liệu thường có tác dụng khác nhau. Nhiều người không có kiến thức dược lý nhất định và không hỏi ý kiến bác sĩ đã tự thêm các thành phần thảo dược vào nước ngâm chân.
Điều này khiến việc ngâm chân không những vô ích mà còn có thể bị tổn thương do sử dụng không đúng cách.
Mực nước ngâm nên cao hơn mắt cá chân
Khi ngâm chân, đừng để nước chỉ ngập phần trên bàn chân. Độ sâu của nước nên khoảng 30cm, tương đương với vị trí huyệt Tam Âm Giao trên mắt cá chân, nếu có thể chạm tới bắp chân thì càng tốt.
Để đạt được yêu cầu này, chậu ngâm chân phải đủ sâu và một chiếc xô sẽ phù hợp hơn.
Không ngâm quá lâu
Tuy ngâm chân mang lại cảm giác rất thoải mái nhưng bạn thực sự không nên ngâm quá lâu. Mỗi lần ngâm chân có thể kéo dài 20 phút, không quá 30 phút, chỉ cần hơi đổ mồ hôi là có thể dừng lại.
Nguyên nhân là do sức nóng từ việc ngâm chân sẽ được truyền đến toàn bộ cơ thể theo các mạch máu, bao gồm cả não. Nếu ngâm quá lâu, lượng máu cung cấp lên não không đủ gây ra triệu chứng chóng mặt, tức ngực.
Nhiều món ăn người Việt ưa chuộng chống cao huyết áp hiệu quả
Một nghiên cứu từ Trung Quốc chỉ ra một thứ bất ngờ trong nhiều món ăn phổ biến ở châu Á có thể khống chế mức huyết áp hiệu quả gần như thuốc: men vi sinh
Theo Daily Mail, các nhà khoa học Trung Quốc đã sử dụng ba nhóm chuột thí nghiệm, một nhóm nhận được một loại nước giàu fructose làm cho chúng bị cao huyết áp, nhóm thứ 2 cũng bị làm cho cao huyết áp nhưng nhận thêm men vi sinh, nhóm thứ 3 khỏe mạnh để đối chứng.
Vi sinh được sử dụng trong thí nghiệm bao gồm Lactobacillus lactis và Bifidobacterium rhamnosus, là những chủng lợi khuẩn cực kỳ phổ biến trong các loại thực phẩm lên men.
Các thực phẩm phổ biến ở châu Á
Nghiên cứu trên các con chuột bị làm cho mắc tình trạng tương tự người bị cao huyết áp, những con nhận được men vi sinh có mức huyết áp thấp hơn đến 20% so với những con không được dùng bất cứ thứ gì.
Đó là mức huyết áp tương tự với những con chuột đối chứng khỏe mạnh.
So sánh với con người, tình trạng của những con chuột cao huyết áp có dùng men vi sinh có thể tương tự bệnh nhân cao huyết áp được kiểm soát tốt bằng thuốc.
Tác động có lợi này được quan sát ở cả chỉ số huyết áp tâm thu lẫn huyết áp tâm trương.
"Chế phẩm sinh học mang lại một con đường đầy hứa hẹn trong y học dự phòng, mang lại tiềm năng trong việc điều chỉnh chứng tăng huyết áp và định hình lại cách tiếp cận của chúng ta đối với sức khỏe tim mạch" - TS Zhihong Sun, nhà vi trùng học tại Đại học Nông nghiệp Nội Mông (Trung Quốc), tác giả chính của công trình, cho biết.
Điều thú vị nhất là các loại thực phẩm chứa lợi khuẩn nói trên cực kỳ phổ biến trong ẩm thực nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là châu Á.
Các loại lợi khuẩn được dùng trong nghiên cứu chính là thứ tạo nên men vi sinh để người Việt làm món dưa cải và các rau lên men khác, chao... Nó cũng tạo nên các món ăn lên men từ rau và đậu nành đặc trưng của nhiều quốc gia khác như kim chi, miso, natto, tempeh...
Ngoài ra, có thể tìm thấy trên khắp thế giới, là các món lên men từ sữa như sữa chua và phô mai. Sữa chua cũng là món cực kỳ phổ biến ở Việt Nam và các nước châu Á, nơi khá nhiều người mắc hội chứng không dung nạp lactose nên không thể uống sữa tươi, nhưng hoàn toàn có thể dùng chế phẩm sữa lên men.
Mặc dù vẫn cần thêm các nghiên cứu lâm sàng để thiết kế chế độ dinh dưỡng đặc biệt, cụ thể, có ứng dụng men vi sinh cho bệnh nhân cao huyết áp, nhưng những bằng chứng sơ bộ này đủ để bạn thử thêm vào khẩu phần vài món có men vi sinh nếu đang mắc bệnh.
Thực phẩm chứa các lợi khuẩn probiotics cũng được nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh là tốt cho cơ thể theo nhiều mặt, nhờ vào tác động tích cực đến hệ vi sinh vật đường ruột - vốn liên quan mật thiết đến một loạt quá trình khác như tuần hoàn, chuyển hóa, thậm chí cả tâm trạng.
Trong khi đó, cao huyết áp là một trong những vấn đề sức khỏe có tỉ lệ mắc cao nhất trong dân số khắp thế giới, có thể là tiền đề cho các biến chứng tim mạch chết người như đột quỵ cùng một loạt rủi ro sức khỏe khác.
Uống nước lạnh hay nước ấm tốt cho sức khỏe hơn? Nước ở nhiệt độ nào cũng có tác dụng giải nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa, giảm cân. Tuy nhiên, bạn nên chọn uống nước ấm với nhiều ưu điểm hơn. Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia Mỹ khuyến nghị nam giới từ 19 tuổi trở lên nên uống 3,7 lít nước/ngày và phụ nữ từ 19 tuổi...