Những tác dụng bất ngờ của cam thảo
Cam thảo thường được biết đến như một loại gia vị trong thực phẩm và đồ uống. Nhưng rễ của loại cây này cũng có một số tác dụng với sức khỏe mà bạn nên biết.
Cây cam thảo có tên khoa học là Glycyrhiza glabra là cây họ đậu có nguồn gốc từ phía Nam của Châu Âu và một vài quốc gia ở Châu Á. Cây này được trồng chủ yếu để lấy rễ và rễ cây dùng để tạo ra chiết xuất cam thảo. Chiết xuất này sau đó được sử dụng để làm hương liệu cho kẹo, và một vài loại thực phẩm, đồ uống khác.
Những lợi ích cho sức khoẻ của cam thảo
Làm giảm các triệu chứng cảm lạnh và các bệnh về đường hô hấp
Cam thảo là một phương thuốc thảo dược đối với một số bệnh thông thường như: cảm lạnh, viêm họng và viêm phế quản. Cam thảo là một loại thuốc long đờm, nó giúp long đờm và làm loãng dịch nhầy trong đường hô hấp và do đó dễ dàng tống xuất chúng ra ngoài. Nó cũng có những hiệu quả tương tự trong điều trị các bệnh dị ứng, hen phế quản và viêm mũi dị ứng. Chiết xuất cam thảo cũng có thể được sử dụng để hạ sốt và làm giảm đau đầu.
Làm lành các vết loét dạ dày
Cam thảo có thể giúp đẩy nhanh quá trình làm lành các vết loét dạ dày. Nó được sử dụng như một thảo dược cho các vết loét dạ dày, tá tràng lâu năm. Tuy nhiên, các nghiên cứu liên quan đến vấn đề này có nhiều kết quả khác nhau. Một số nghiên cứu cho rằng, cam thảo deglycyrthizinate kết hợp với chất kháng acid giúp chữa lành các vết loét dạ dày mặc dù khó có thể đánh giá một cách cụ thể là khi sử dụng riêng biệt, cam thảo deglycyrhizinate đóng góp nhiều tác dụng.
Các chuyên gia sức khỏe tin rằng cam thảo có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng cách thúc đẩy quá trình hoạt động của các tế bào tăng tiết dịch nhầy dạ dày. Nó có thể giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi axit dạ dày và từ đó đẩy nhanh quá trình làm lành các vết loét. Các chất flavonoid được tìm thấy trong chiết xuất cam thảo có thể giúp ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn Hellicobacter pylori – một loại vi khuẩn gây loét dạ dày ở đa số các bệnh nhân.
Rễ của cây cam thảo cũng có một số tác dụng với sức khỏe mà bạn nên biết. Ảnh minh họa
Ngăn ngừa nhiễm virus
Cam thảo giúp tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách kích hoạt các interferon trong cơ thể – Interferon là loại protein do tế bào cơ thể sinh ra khi bị virus tấn công nhằm ngăn không cho virus phát triển. Vì vậy, cam thảo có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và tăng khả năng phòng ngừa các bệnh do virut đặc biệt là herpes môi và herpes sinh dục do virus herpes simplex gây ra. Ở châu Âu, cam thảo được sử dụng rộng rãi để điều trị viêm gan siêu vi chủ yếu là viêm gan B và C.
Làm giảm các triệu chứng thời kỳ mãn kinh
Cam thảo chứa flavonoid và estrogen hoặc kích thích tố nữ. Các kích thích tố nữ được tìm thấy trong cam thảo có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu liên quan tới thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh. Cam thảo cũng có thể làm giảm đau trước kỳ kinh nguyệt.
Bảo vệ tim
Cam thảo có khả năng giúp kiểm soát nồng độ cholesterol bằng việc tăng lưu lượng mật trong cơ thể. Acid mật được coi là nhân tố để loại bỏ cholesterol dư thừa ra khỏi cơ thể. Hơn nữa, cam thảo có thể ngăn chặn quá trình oxy hoá của cholesterol gây hại LDL- một nhân tố chính gây ra các bệnh tim mạch.
Cải thiện chức năng của tuyến thượng thận
Hợp chất acid glycyrhizic có trong rễ cây cam thảo có tác dụng tăng cường chức năng của tuyến thượng thận. Acid glycyrhizic làm chậm quá trình phân huỷ các hóc môn cortisol và do đó đảm bảo sự ổn định trong thời gian dài – Cortisol có đặc tính kháng viêm, sự thiếu hụt cortisol có thể dẫn tới trầm cảm, mệt mỏi mãn tính và lo lắng. Như vậy rễ cam thảo rất có lợi cho các bệnh nhân mắc chứng trầm cảm và căng thẳng thần kinh.
Video đang HOT
Làm mềm và dịu da
Cam thảo có tác dụng làm mềm và dịu da vì thế nó được sử dụng để điều trị một số bệnh về da. Loại thảo dược này cũng được biết đến là có đặc tính kháng viêm nên nó được dùng trong các trường hợp viêm da sau đây: chàm hoặc viêm da dị ứng, viêm da thông thường, bệnh vảy nến, ngứa và khô da.
Cam thảo thường được biết đến như một loại gia vị trong thực phẩm và đồ uống. Ảnh minh họa
Tác dụng phụ của cam thảo
Sử dụng cam thảo quá liều đặc biệt là loại chứa glycyrthizin có thể gây ra một số các tác dụng phụ trong đó có những tác dụng ẩn chứa những nguy cơ có hại cho sức khoẻ. Các tác dụng phụ của cam thảo là:
- Cao huyết áp
- Phù hoặc giữ nước
- Tiêu chảy và một số vấn đề tiêu hoá khác
- Hạ kali máu (lượng kali trong máu thấp)
Sử dụng quá nhiều cam thảo cũng có thể gây hại cho gan và hệ thống tim mạch. Rễ cam thảo hay chiết xuất cam thảo không được chỉ định cho một số bệnh nhân bị mắc các bệnh như tiểu đường, phù, cao huyết áp, tim mạch, tăng nhãn áp và các bệnh về gan, thận… Phụ nữ mang thai cũng nên tránh sử dụng loại chiết xuất thảo dược này.
Cam thảo cũng có thể tương tác với một số thuốc khác và gây ra một số tác dụng không mong muốn. Các loại thuốc không nên kết hợp với cam thảo là:
- Corticosteroid (Loại hormone steroid do vỏ thượng thận tổng hợp.)
- Thuốc cao huyết áp
- Một số thuốc chống trầm cảm
- Thuốc tránh thai bằng đường uống
- Warfarin (Loạt thuốc kháng đông chủ yếu tổng trị huyết khối u mạch vành hay tĩnh mạch để giảm cơ nghẽn mạch)
- Thuốc lợi tiểu
Theo VNE
Những dấu hiệu chứng tỏ bạn bị tổn thương gan
Gan là một cơ quan quan trọng của cơ thể con người . Bất kỳ rối loạn hay tổn thương gan cũng có thể cản trở hoạt động bình thường của cơ thể.
Vai trò của gan trong cơ thể
Gan đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể. Nó tích cực tham gia vào quá trình chuyển hóa vitamin, khoáng chất, protein, chất béo và carbohydrate trong cơ thể. Nó chuyển đổi glucose thành glycogen và giúp trong việc lưu trữ glycogen, vitamin và khoáng chất. Nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc làm sạch máu và giải độc. Nó còn tổng hợp protein huyết tương và góp phần trong quá trình đông máu...
Gan còn sản xuất và tiết ra nước mật giúp phá vỡ và tiêu thụ chất béo. Khi gan bị hư hỏng và không thể lọc mật trong máu, vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra. Sự hiện diện của mật dư thừa trong máu có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe ở da, mắt và móng tay...
Vì vậy, việc sớm nhận ra các triệu chứng tổn thương gan để có biện pháp điều trị kịp thời là rất quan trọng và cần thiết.
Ảnh minh họa
Các triệu chứng tổn thương gan
- Các triệu chứng sớm của tổn thương gan bao gồm mệt mỏi, suy nhược, biếng ăn, mất năng lượng, giảm cân và buồn nôn.
- Gan bị tổn thương sẽ không thể loại bỏ bilirubin trong máu nên sẽ dẫn tới những triệu chứng bên ngoài là vàng da, lòng trắng của mắt cũng bị vàng.
- Nếu bị tổn thương gan, móng tay của bạn có thể thay đổi màu sắc và biểu hiện. Móng tay trở nên cong hơn và trông nhợt nhạt chứ không phải màu hồng.
- Trong trường hợp bị tổn thương gan, bạn cũng có thể bị mất cảm giác ngon miệng và cuối cùng dẫn đến giảm cân và thiếu máu. Đó là do chứng khó tiêu hoặc chuyển hóa protein, chất béo và carbohydrate diễn ra không phù hợp trong cơ thể vì gan không làm tốt chức năng của nó.
- 20% bệnh nhân mắc bệnh gan sẽ thấy da bị xỉn màu.
- Phân có màu nhạt, thường xuyên gặp hội chứng kích thích ruột... cũng là các biểu hiện của người bị tổn thương gan.
- Ở nhiều bệnh nhân tổn thương gan, gan nở rộng dẫn đến sự giãn nở của phần bụng bên dưới xương sườn dưới bên phải.
- Mức độ nghiêm trọng của các vấn đề nêu trên có thể làm tăng áp lực lên cơ hoành. Điều này có thể tiếp tục dẫn đến các biến chứng hô hấp.
- Các hội chứng như Polydipsia (khát nước quá mức) và đi tiểu thường xuyên cũng có thể là triệu chứng quan trọng khác khi gan bị tổn thương.
- Một chức năng quan trọng của gan là để loại bỏ các chất lỏng khỏi cơ thể với sự giúp đỡ của thận. Khi gan bị hư hỏng, cơ thể bắt đầu giữ lại chất lỏng và gây ra chứng đầy hơi.
Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của tổn thương gan là sự hình thành của hơn dấu sao mạch (với ít nhất 5 mạch máu li ti). Dấu sao mạch là một điểm màu đỏ được bao quanh bởi các mạch máu ngay dưới da . Điều này có nghĩa là gan không có khả năng giải độc hormone estrogen trong máu, dẫn đến sự giãn nở của một số các tiểu động mạch dưới da.
- Bệnh nhân bị tổn thương gan thường khó đông máu vì gan là không thể sản xuất một protein quan trọng trong quá trình đông máu là fibrinogen.
- Hơn 50 % bệnh nhân nam bị tổn thương gan thường có dấu hiệu ngực nở và co rút tinh hoàn.
- Tổn thương gan cũng có thể dẫn đến não và gây rối loạn hệ thống thần kinh như thay đổi tâm trạng, dễ kích động, lú lẫn, có ảo giác, tê ở cánh tay và chân...
Ảnh minh họa
Nguyên nhân gây tổn thương gan
- Nghiện rượu
- Lắng đọng quá mức chất sắt trong các tế bào gan .
- Có cục máu đông trong tĩnh mạch
- Rối loạn chuyển hóa
- Rối loạn di truyền
- U tuyến gan, u nang hay ung thư gan
- Do virus lây nhiễm
- Do viêm gan, xơ gan...
Điều trị và phòng ngừa tổn thương gan
Để chẩângn bị tổn thương ra sao, bạn cần đi khám để được bác sĩ tìm ra nguyên nhân và mức độ tổn thương. Việc điều trị sẽ được bác sĩ quyết định sau khi chẩn đoán và phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Để tránh bất kỳ tổn thương nào cho gan, bạn cần hạn chế tiêu thụ rượu và các thức uống có chứa chất kích thích. Ngoài ra, ăn uống lành mạnh cũng là một biện pháp bảo vệ gan rất tốt.
Theo VNE
Những "thủ phạm" gây ra triệu chứng vàng lưỡi Cũng giống như hầu hết các vấn đề về răng miệng, chứng bệnh vàng lưỡi thường gặp ở những người không tuân theo chế độ vệ sinh răng miệng hợp lý. Lưỡi là một khối cơ linh hoạt nhất trong cơ thể con người, là cơ quan cảm giác giúp chúng ta cảm nhận được mùi vị và kết cấu của các loại...