Những tác động tiêu cực của sự cô đơn đến sức khỏe con người
Dưới đây là những bằng chứng về tác động tiêu cực của cô đơn lên sức khỏe của con người thông qua các nghiên cứu lâm sàng được thực hiện gần đây. Theo các nghiên cứu này, những tác động do cô đơn gây ra còn tệ hại hơn cả thuốc lá hay béo phì, vì vậy, mọi người nên tìm cách tạo ra cuộc sống tốt hơn cho bản thân để hạn chế những tác động tiêu cực do cô đơn mang lại.
Cô đơn nhìn từ góc độ y học
Sự cô đơn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người
Cô đơn là một trong số rất nhiều cảm xúc mang tính tiêu cực mà con người phải đối mặt và cũng giống như bất kỳ cảm xúc nào khác, nó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Mọi hoạt động của con người đều mang tính xã hội và mối giao tiếp giữa con người với con người được xem là quy luật tự nhiên. Trong khi nhiều người sống hòa đồng, duy trì cuộc sống ôn hòa thì có những người lại duy trì cách sống khép kín. Thậm chí có người sống trong gia đình đông đúc nhưng vẫn cảm thấy cô đơn hoặc những người giàu có nhưng không vui, luôn cảm thấy buồn tẻ… Tuy ở hoàn cảnh nào thì cảm giác cô đơn, nhất là cô đơn kinh niên sẽ tạo ra những tác động tiêu cực, ảnh hưởng tới thể chất lẫn tinh thần, làm rút ngắn tuổi thọ và nhiều tác hại khôn lường khác. Cô đơn thể chất khác với cô đơn tinh thần nhưng tổng thể, nó làm cho người trong cuộc luôn cảm thấy buồn, trống trải, không hứng thú với những công việc mà xưa nay rất thích làm, khó khăn trong việc giao tiếp, nhất là khi chuyển đến môi trường sống mới hoặc người thân qua đời, sau ly hôn hoặc cũng có người lại quá tự ti, ngại tiếp xúc, thiếu niềm tin, quay lưng lại với cuộc sống.
Những ảnh hưởng của cô đơn đến sức khỏe con người
Theo nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý ở ĐH Chicago, Mỹ (UOC) thì cô đơn gây ra rất nhiều tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe con người, trong số này phải kể đến các tác động dưới đây:
- Tác động trực tiếp đến sức khỏe tim mạch: Theo nghiên cứu của UOC thì cô đơn có mối quan hệ rất mật thiết với bệnh tăng huyết áp. Cụ thể, theo nghiên cứu dài 5 năm của UOC ở 24 người tuổi từ 50 – 68 cho thấy, những người mắc bệnh cô đơn mạn tính thường có huyết áp cao hơn 10% so với những người không cô đơn, đây chính là thủ phạm làm gia tăng các cơn đau tim, đột quỵ và chứng bệnh về thận.
- Sức khỏe tâm thần: Như đã đề cập, cô đơn liên quan đến nhận thức nên nó có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe tâm thần. Nó làm cho con người có cảm giác lúc nào cũng bị cách ly khỏi xã hội nên lại càng tăng stress và nhiều nỗi lo vô cớ khác. Cô đơn và trầm cảm được xem là cặp bài trùng, trầm cảm càng cao thì ảnh hưởng đến sức khỏe thần kinh càng lớn. Trường hợp mạn tính, thể nặng có thể làm tăng bệnh Alzheimer (sa sút trí tuệ) và làm tăng tỷ lệ quyên sinh. Người cô đơn thường có ý nghĩ cho rằng bản thân không còn giá trị, cuộc sống trở nên vô nghĩa, thiếu tự tin, mất lòng tin, giảm trí nhớ, tính cách thay đổi sang chiều tiêu cực và cuối cùng dễ mắc bệnh tâm thần, thần kinh, làm giảm chất lượng cuộc sống, giảm tính ngon miệng, mất ngủ và lâu ngày sức khỏe sẽ xuống cấp trầm trọng.
- Hiệu ứng di truyền: Theo nghiên cứu của các chuyên gia ĐH California, Mỹ thì cảm giác cô đơn làm thay đổi các hoạt động của gen trong cơ thể, làm tăng viêm nhiễm. Đây là phản ứng đầu tiên của hệ thống miễn dịch cơ thể, nó làm triệt tiêu chức năng của các gen khác liên quan đến hệ thống miễn dịch, kể cả cơ chế kháng virut và mầm bệnh. Nói cụ thể hơn là làm giảm quá trình sản xuất các chất kháng thể, vì vậy, cô đơn càng trầm trọng thì sức khỏe hệ miễn dịch càng suy yếu, rủi ro mắc bệnh lại càng cao.
- Gây gián đoạn giấc ngủ: Căng thẳng, stress, trầm cảm và ý nghĩ cô đơn xâm lấn tâm hồn càng nhiều thì khả năng ngủ càng kém. Chính vì vậy mà những người suốt ngày buồn rầu, tự cho mình là cô đơn thì giấc ngủ không được sâu. Mất ngủ kéo dài làm đảo lộn đồng hồ sinh học của cơ thể, làm cho chức năng của cơ thể bị ảnh hưởng, gây mệt mỏi, suy nhược tinh thần, hiệu quả công việc thấp, chất lượng cuộc sống bị suy giảm nghiêm trọng.
- Gây lão hoá: Cô đơn phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực cho sức khỏe như stress, trầm cảm, kém ăn, kém ngủ… và đây là những yếu tố làm cho người ta chóng già, chóng lão hoá. Hiện tượng thường gặp là mắt thâm, da xấu, tóc bạc, cơ thể thiếu sinh lực.
Làm gì để khắc phục sự cô đơn?
Như đã đề cập, cô đơn là một cảm xúc thường gặp của con người. Mọi người cần “vượt lên chính mình” để tạo ra cuộc sống tích cực, sống vui, sống khỏe, tự tìm cho mình một hướng đi, một công việc yêu thích, bạn bè phù hợp để kết thân, loại bỏ những ý nghĩa tiêu cực, tăng cường giao tiếp xã hội, tăng cường cuộc sống vận động nhằm khám phá những cái mới lạ, yêu đời, tự yêu quý bản thân, yêu quý những người xung quanh và cuối cùng sẽ tìm được niềm vui trong cuộc sống.
Video đang HOT
Theo VNE
Thay đổi thi tốt nghiệp THPT: Lo nảy sinh tiêu cực
Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố hai phương án cải tiến kỳ thi tốt nghiệp THPT dự kiến áp dụng từ năm 2014, các giáo viên trực tiếp đứng lớp và học sinh đã có những góp ý rất sát thực.
Phần đông học sinh lớp 12 Trường THPT Lương Thế Vinh (TP.HCM) phấn khởi trước thông tin giảm môn thi tốt nghiệp - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Ủng hộ 4 môn nhưng xem lại cách tự chọn
Hầu như học sinh nào cũng tỏ ra hồ hởi trước thông tin đổi mới thi tốt nghiệp, đặc biệt là mong muốn Bộ sẽ chọn phương án chỉ thi 4 môn, trong đó 2 môn học sinh được chủ động chọn.
Bảo Ngân, học sinh lớp 12 Trường THPT Yên Hòa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội, cho biết: "Dù đã chuẩn bị sẵn tinh thần để thi tốt nghiệp 6 môn nhưng được thi 4 môn mà có 2 môn tự chọn thì em sẽ lựa chọn những môn mà mình có sở trường hơn".
Nhiều học sinh ở Hà Nội cho biết vẫn sẽ thi môn ngoại ngữ dù trong phương án 1 môn ngoại ngữ chỉ là môn thi để cộng điểm khuyến khích. H.L, học sinh Trường THPT Kim Liên, cho hay: "Vì em thi khối D nên chắc chắn sẽ thi ngoại ngữ để được cộng thêm điểm".
Xung quanh vấn đề này, bà Phạm Hà Thanh, giáo viên Trường THPT Lê Quý Đôn, Q.Hà Đông, Hà Nội, cho rằng phương án thi 4 môn là vừa phải. Ngày trước chúng tôi cũng chỉ thi có 4 môn mà giáo dục ngày ấy đâu có gì đáng lo ngại về chất lượng đâu.
Ủng hộ việc cho phép học sinh tự chọn hai môn còn lại, ông Vũ Quốc Lịch, giáo viên Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, đề xuất nên có quy định khung trong 2 môn đó có một môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, một lĩnh vực khoa học tự nhiên. Nếu không học sinh sẽ chỉ chọn những môn theo khối thi ĐH mà thôi.
Tranh luận về môn ngoại ngữ
Trong khi số lượng môn thi được sự đồng tình cao thì việc đưa môn ngoại ngữ bắt buộc hay tự chọn hoặc nhiệm ý lại có nhiều ý kiến trái chiều.
Bà Hà Thanh cho rằng: "Tôi rất muốn vẫn thi 4 môn nhưng toán, văn, ngoại ngữ là 3 môn bắt buộc và chỉ có thêm một môn tự chọn thôi". Bà Thanh cũng nói thêm, nếu chờ đến khi kiểm tra được cả 4 kỹ năng nghe nói đọc viết như Bộ mong muốn thì mới tổ chức thi ngoại ngữ bắt buộc thì không biết bao giờ mới thực hiện được. Ông Ngô Tuấn Anh, nêu quan điểm: "Bỏ thi ngoại ngữ là một bước thụt lùi khi mà chúng ta đã bỏ ra rất nhiều tiền của cho Đề án dạy học ngoại ngữ bắt buộc". Tuy nhiên, ông Vũ Quốc Lịch lại cho rằng ngoại ngữ là môn học ngày càng thiết yếu với học sinh, học để sử dụng, đi du học, làm việc sau này... nên không lo việc học sinh không học môn đó vì không thi tốt nghiệp THPT.
Băn khoăn mở rộng miễn thi 20%
Nhiều giáo viên cũng tỏ ra khá băn khoăn xung quanh việc Bộ dự kiến mở rộng đối tượng được miễn thi tốt nghiệp THPT và nhấn mạnh tới tỷ lệ không quá 20% ở mỗi địa phương.
Bà Phạm Hà Thanh lo ngại: "Có một thời chúng ta tuyển thẳng học sinh giỏi vào ĐH và đã xảy ra rất nhiều tiêu cực. Nếu lại cho học sinh giỏi được miễn thi tốt nghiệp thì phải có những tiêu chí thật cụ thể, rõ ràng và giám sát chặt chẽ". Nhiều ý kiến cho rằng có trường đánh giá chặt chẽ, trường lỏng lẻo. Như vậy, quy định cứng 20% sẽ xảy ra hiện tượng ở nơi có chất lượng giáo dục tốt phải chấp nhận bỏ những trường hợp học sinh xứng đáng được miễn, còn địa phương có mặt bằng giáo dục thấp không tránh khỏi có hiện tượng được miễn... vớt.
Cùng quan điểm, ông Vũ Quốc Lịch nói: "Như Trường chuyên Hà Nội - Amsterdam phần lớn là học sinh giỏi, liệu tất cả số đó có được miễn thi tốt nghiệp hay không?". Vì thế ông Lịch cho rằng nếu có tiêu chí và giám sát chặt chẽ thì hãy để tỷ lệ này phù hợp với chất lượng giáo dục của từng địa phương. Bà Phạm Hà Thanh cũng cho rằng, bản chất của thi tốt nghiệp chỉ đưa ra những yêu cầu tối thiểu nên thay vì miễn thi cho 20% thì Bộ nên tiến tới việc công nhận tốt nghiệp cho học sinh có mức học trung bình trở lên, học sinh có học lực gì thì được công nhận tốt nghiệp loại tương đương. Việc thi cử nên tập trung cho công tác tuyển sinh có chọn lọc.
Ý kiến:
Phương án 1 hợp lý hơn
Dù chỉ mới là dự thảo nhưng việc giảm số môn thi tốt nghiệp đúng là một tín hiệu vui cho nhiều học sinh. Theo tôi, nếu Bộ GD-ĐT áp dụng phương án 1 thì sẽ hợp lý hơn và sẽ tạo nhiều điều kiện hơn cho học sinh những vùng còn khó khăn.
Thạc sĩ Hà Thị Kim Sa(Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Hồng Hà, Q.Gò Vấp, TP.HCM)
Vui nhưng lo
Việc giảm các môn thi là hợp lý vì trước đây cũng thi có 4 môn mà vẫn tốt nhưng vấn đề băn khoăn là việc Bộ cho học sinh được tự chọn các môn thi. Nếu cho tự chọn, chắc chắn học sinh chỉ học 2 môn văn và toán, cùng với 2 môn thi ĐH. Học sinh không quan tâm, thậm chí không chịu học các môn khác.Lê Thị Thúy Hồng(Phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Khuyến, Q.10, TP.HCM)
Học sinh sẽ học lệch
Tôi cảm thấy rất lo vì giảm môn thi chưa chắc đã giảm tải cho học sinh. Nếu cho học sinh tự chọn môn thi, chắc chắn sẽ học lệch. Nếu giảm môn thi và cho học sinh tự chọn thì chẳng khác nào đi ngược lại điều mà chúng ta từng làm, chống học lệch. Hiệu trưởng một trường THPT tại TP.HCM
Nên quyết định sớm
Hai phương án này đều không mới. Phương án 1 trước đây đã thực hiện còn phương án 2 thì tương tự hình thức đang triển khai. Khi Bộ GD- ĐT chưa quyết định bỏ kỳ thi nào, tiếp tục kỳ thi nào thì hiện tại nên nhanh chóng đưa ra phương án cuối cùng để học sinh năm nay yên tâm và ổn định tâm lý.Đỗ Thị Bích Duyên(Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn, TP.HCM)
Cần có môn ngoại ngữ
Tôi thích phương án 2 có môn ngoại ngữ. Khi chưa thay đổi toàn diện về kỳ thi, tốt nhất là cứ học gì thi nấy và việc công nhận, xếp loại tốt nghiệp nên đánh giá của 3 năm THPT nếu không dễ dẫn đến học sinh học lệch, coi thường môn không thi.Hồ Hoàng Minh(Hiệu trưởng Trường THPT Trí Đức, Q.Tân Phú, TP.HCM)
Ngoại ngữ nên là môn lựa chọn
Phương án 1 với 4 môn thi là vừa phải nhất. Tuy nhiên ngoài 2 môn toán, văn bắt buộc thì nên đưa ngoại ngữ vào các môn để học sinh lựa chọn chứ không nên coi đó là môn khuyến khích. Về tỷ lệ học sinh được miễn thi, để công bằng và chính xác thì phải tổ chức khảo sát kết quả thi của trường trong vòng 5 năm.Võ Anh Dũng(Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM)
Điểm quá trình chỉ một năm là quá ít
Tôi thấy phương án 1 là hợp lý. Trong quy định về công nhận và xếp loại tốt nghiệp thì nếu chỉ lấy điểm trung bình của năm lớp 12 thì quá ít. Đây được coi như là điểm quá trình trong công thức tính thì ít nhất phải xét 2 năm như vậy mới loại bỏ được việc có thể vì thương học trò mà giáo viên đẩy kết quả lên. Hiệu trưởng một trường quốc tế tại TP.HCM
Mong chỉ thi 4 môn
Với áp lực bài vở như hiện nay, việc giảm môn thi là cần thiết. Em thích phương án 1 vì em không thích học môn ngoại ngữ lắm. Em chỉ mong muốn thi những môn mà mình thích học. Vinh Long(lớp 12A2 Trường THPT Bùi Thị Xuân, TP.HCM)
Thích thi môn ngoại ngữ
Giảm môn thi là giảm áp lực nên em rất ủng hộ. Nhưng em mong là thi 3 môn bắt buộc như từ trước tới giờ, nghĩa là Anh văn là môn thi bắt buộc, vì em học rất khá môn này.
Phương Nhung(lớp 12A12, Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM)
Thi ngoại ngữ bắt buộc để học sinh chịu học
Em cho rằng phương án 2 là phù hợp. Vì toán và văn chắc chắn phải bắt buộc học còn môn ngoại ngữ thì rất cần. Vậy thì nên bắt buộc thi ngoại ngữ, để học sinh chịu học.
Huy Tùng(lớp 12D1 Trường THPT Marie Curie, TP.HCM)
Theo TNO
Bộ trưởng Tiến nói về những "tiêu cực cá biệt" 'Bộ Y tế mong nhận được sự chia sẻ của cộng đồng và xã hội cùng chung tay với ngành y tế nâng cao đạo đức nghề nghiệp". Chiều 31/12, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có cuộc giao lưu với độc giả qua chuyên mục "Gặp nhau cuối năm" do báo Tuổi trẻ tổ chức. Bộ trưởng Bộ...