Những tác động chiến lược của mối quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria đối với Trung Đông
Việc Thổ Nhĩ Kỳ thắt chặt quan hệ với Syria có thể định hình lại cán cân quyền lực khu vực, ảnh hưởng đến nhiều bên gồm Israel, Iran, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO).
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (phải) và Tổng thống lâm thời Syria Ahmed al-Sharaa tại cuộc gặp ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 4/2/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Tổng thống lâm thời Syria Ahmed al-Sharaa, đã có cuộc gặp mang tính bước ngoặt với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vào ngày 4/2. Đây là chuyến công du nước ngoài thứ hai của ông Sharaa kể từ khi chính quyền Bashar al-Assad sụp đổ hôm 8/12.
Mối quan hệ Syria – Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều khía cạnh phức tạp, nhưng bất kỳ động thái mới nào của Ankara tại Syria đều có thể gây lo ngại cho Israel và khu vực. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ ký một thỏa thuận quốc phòng với Damascus, cho phép sử dụng nhiều hơn không phận Syria, triển khai hệ thống phòng không hoặc gia tăng hiện diện quân sự, phạm vi ảnh hưởng của Ankara sẽ mở rộng đáng kể.
Điều này có thể kéo Thổ Nhĩ Kỳ đến gần cao nguyên Golan hơn, làm gia tăng nguy cơ xung đột với Israel.
Thổ Nhĩ Kỳ vốn là một trong những quốc gia có lập trường đối địch nhất với Israel, thể hiện qua các tuyên bố công khai và sự ủng hộ mạnh mẽ dành cho phong trào Hồi giáo Hamas. Trong khi đó, Qatar, nước bảo trợ cho Hamas, là đồng minh thân cận của Ankara, đồng thời đóng vai trò trung gian trong thỏa thuận con tin và lệnh ngừng bắ.n tại Gaza hồi cuối tháng 1 vừa qua.
Thay đổi trật tự quyền lực khu vực
Ngày 4/2, hãng tin Reuters đưa tin rằng quan hệ Syria – Thổ Nhĩ Kỳ có thể đang tiến xa hơn so với những gì công khai.
Trước đây, Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn lực lượng đối lập Syria, nhưng không trực tiếp hỗ trợ nhóm Hay’at Tahrir al-Sham ( HTS), lực lượng do ông Sharaa lãnh đạo để lật đổ chính phủ cũ. Ankara đóng vai trò phức tạp tại Syria khi vừa hỗ trợ phe đối lập, vừa thành lập một nhóm vũ trang có tên Quân đội Quốc gia Syria (SNA) để đối phó với lực lượng dân quân người Kurd YPG, mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là một nhánh của PKK, tổ chức bị Ankara liệt vào danh sách khủn.g b.ố.
Video đang HOT
Giờ đây, Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều lý do để xem Syria như một cơ hội chiến lược. Nước này đã đưa quân vào miền Bắc Syria trong giai đoạn 2015 – 2019 với danh nghĩa chống tổ chức khủn.g b.ố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng nhưng thực chất chủ yếu là để đối đầu YPG. Sau sự sụp đổ của chính phủ Assad, Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục hỗ trợ SNA trong cuộc chiến chống lại Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), nhóm do Mỹ hậu thuẫn để tiê.u diệ.t IS.
Theo Reuters, trong cuộc gặp với Tổng thống Erdogan, ông Sharaa có thể thảo luận về một thỏa thuận quốc phòng và khả năng Thổ Nhĩ Kỳ thiết lập các căn cứ quân sự mới tại miền Trung Syria.
Nếu Ankara có thể sử dụng không phận Syria và tham gia huấn luyện quân đội Syria, điều này sẽ đán.h dấu sự thay đổi lớn trong cán cân quyền lực khu vực.
Sau ngày 8/12/2024, Israel đã tiến hành nhiều cuộc không kích làm suy yếu đáng kể hệ thống phòng không, lực lượng không quân và hải quân của Syria. Giờ đây, chính quyền mới tại Damascus cần một quân đội và các khí tài quân sự mới, nhưng phương Tây có thể sẽ không sẵn lòng cung cấp vũ khí. Trong bối cảnh đó, Thổ Nhĩ Kỳ trở thành đối tác phù hợp nhất.
Reuters cũng cho biết Ankara có thể thiết lập các căn cứ tại sa mạc Syria hoặc tại căn cứ không quân chiến lược T-4 gần Palmyra, nơi trước đây Iran từng triển khai hệ thống phòng không Khordad-3 vào năm 2018. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ thế chỗ Iran và Nga tại các cơ sở quân sự này, điều đó có thể thay đổi hoàn toàn bức tranh địa chính trị khu vực.
Nếu kịch bản trên thành hiện thực, Syria sẽ thay thế Nga và Iran bằng Thổ Nhĩ Kỳ trong vai trò đồng minh chủ chốt. Trên thực tế, Ankara có thể còn có ảnh hưởng lớn hơn, vì nước này vừa là thành viên NATO, vừa duy trì quan hệ với Nga, Iran, Trung Quốc và các cường quốc mới nổi khác.
Một khi Thổ Nhĩ Kỳ củng cố vị thế tại Syria, nước này có thể mở rộng vai trò của mình tại Liban, đồng nghĩa với việc Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar có thể hợp tác chặt chẽ hơn trong việc hỗ trợ Hamas. Việc Hamas có thể di chuyển giữa Doha, Ankara và Damascus sẽ tạo điều kiện cho lực lượng này phối hợp chiến lược chống lại Israel. Điều này cũng có thể làm gia tăng ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar đối với Hamas tại Bờ Tây, qua đó gây áp lực lên Chính quyền Palestine (PA).
Nếu các quốc gia vùng Vịnh như Saudi Arabia, UAE, không có động thái ngăn chặn xu hướng này, Hamas và các lực lượng hậu thuẫn có thể ngày càng mạnh hơn nhờ sự hiện diện của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria.
Tác động đến NATO và Israel
Sự can thiệp ngày càng sâu của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria cũng có thể ảnh hưởng đến NATO. Là thành viên liên minh quân sự này, Ankara có thể tận dụng các mối quan hệ của mình để gây áp lực lên Israel. Trước đây, chính quyền Tổng thống Erdogan từng tìm cách gia tăng ảnh hưởng tại Địa Trung Hải bằng cách ký thỏa thuận với Libya, đối đầu với Hy Lạp và đảo Síp.
Nếu Thổ Nhĩ Kỳ mở rộng hiện diện quân sự gần biên giới phía Bắc của Israel, dù chỉ là triển khai hệ thống phòng không hay căn cứ không quân, điều đó có thể đặt ra thách thức mới đối với Tel Aviv. Đây cũng có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng Israel – Iran, đồng thời hạn chế khả năng hoạt động quân sự của Israel tại khu vực.
Trong bối cảnh Trung Đông vẫn đang diễn biến phức tạp, việc Thổ Nhĩ Kỳ thắt chặt quan hệ với Syria có thể thay đổi đáng kể bức tranh chiến lược của khu vực, tạo ra những thách thức mới không chỉ với Israel mà còn với cả NATO và các quốc gia Vùng Vịnh.
Thủ lĩnh lực lượng HTS ở Syria cam kết không can thiệp vào Liban
Thủ lĩnh lực lượng đối lập Syria Hayat Tahrir al-Sham (HTS), ông Ahmed al-Sharaa, ngày 22/12 khẳng định với lãnh đạo cộng đồng người Druze ở Liban rằng Syria sẽ không can thiệp tiêu cực vào Liban và cam kết tôn trọng chủ quyền của nước láng giềng.
Lãnh đạo cộng đồng Druze, ông Walid Jumblatt (giữa) có chuyến thăm Damascus gặp thủ lĩnh HTS. Ảnh: JP
Trong cuộc gặp với nhà lãnh đạo Walid Jumblatt của cộng đồng Druze ở Liban, ông Sharaa tuyên bố: "Syria sẽ không còn can thiệp tiêu cực vào Liban. Chúng tôi tôn trọng chủ quyền của Liban, sự thống nhất lãnh thổ, độc lập trong các quyết định và ổn định an ninh của nước này".
Đây là lần đầu tiên Walid Jumblatt, một nhân vật chính trị hàng đầu của Liban, gặp gỡ thủ lĩnh Sharaa kể từ khi lực lượng HTS và các nhóm đối lập đồng minh tiến hành cuộc tấ.n côn.g thần tốc vào tháng trước, chiếm giữ Damascus ngày 8/12 và lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad.
Ông Sharaa cam kết Syria sẽ duy trì "khoảng cách cân bằng" với tất cả các phe phái tại Liban, đồng thời thừa nhận rằng Syria từng là "nguồn gốc của nỗi sợ hãi và lo âu" cho người dân Liban.
Ông Walid Jumblatt dẫn đầu phái đoàn các nghị sĩ từ khối nghị viện của mình cùng các lãnh đạo tôn giáo thuộc cộng đồng Druze đến Damascus ngày 22/12. Ông đã gặp thủ lĩnh Sharaa tại dinh tổng thống.
HTS bị nhiều nước phương Tây, bao gồm Mỹ, coi là tổ chức khủn.g b.ố và gần đây đã thay đổi quan điểm, cam kết bảo vệ các tôn giáo cũng như sắc tộc thiểu số tại Syria.
Quân đội Syria tiến vào Liban năm 1976 nhằm chấm dứt cuộc nội chiến bắt đầu một năm trước đó. Tuy nhiên, thay vì giải quyết xung đột, Syria lại trở thành thế lực quân sự và chính trị chi phối mọi mặt đời sống tại Liban.
Lực lượng Syria chỉ rút khỏi Liban vào năm 2005, sau áp lực lớn từ cộng đồng quốc tế sau vụ á.m sá.t cựu Thủ tướng Rafic Hariri, một vụ án được cho là có liên quan đến Damascus và đồng minh là nhóm Hezbollah.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan (trái) gặp thủ lĩnh HTS, ông Ahmed al-Sharaa. Ảnh: aa
Trong một diễn biến liên quan tới tình hình Syria, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan đã gặp thủ lĩnh HTS cùng ngày 22/12.
Theo các nguồn tin ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, Thứ trưởng Ngoại giao Nuh Yilmaz và Đại biện lâm thời tại Đại sứ quán Damascus, ông Burhan Koroglu, cũng tham gia cuộc họp. Ông Esaad Hassan Shaibani, tân Ngoại trưởng chính phủ lâm thời Syria, cũng gặp gỡ phái đoàn Thổ Nhĩ Kỳ.
Trước đó, một nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ tại Trung Đông đã tới Damascus hôm 20/12, theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Mỹ. Ông đã gặp các quan chức từ HTS để thảo luận về sự cần thiết của một tiến trình chính trị toàn diện tại Syria.
Cuộc gặp này đán.h dấu lần đầu tiên các quan chức Mỹ chính thức tiếp xúc với HTS, chỉ vài ngày sau khi ông Assad rời Syria sang Nga khi lực lượng đối lập kiểm soát hoàn toàn Damascus.
Tranh giành ảnh hưởng tại Syria: Thổ Nhĩ Kỳ vượt mặt Iran Sự sụp đổ đột ngột của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad tại Syria không chỉ khiến đồng minh chủ chốt của ông là Iran rơi vào thế bị động mà còn đưa Thổ Nhĩ Kỳ lên vị trí dẫn đầu trong một Trung Đông đang biến đổi sâu sắc. Một thành viên của lực lượng đặc nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: iranintl...