Những suy nghĩ gây hại sức khỏe
Những suy nghĩ tiêu cực rất có hại cho hệ thần kinh và gây ra những ảnh hưởng xấu về mặt thể chất.
Hoạt động não bộ diễn ra liên tục trong ngày, kể cả khi con người đi vào giấc ngủ. Mỗi suy nghĩ diễn ra trong đầu đều cần tới rất nhiều hoạt động của các tế bào não và các khu vực thần kinh trong não.
Theo kết quả nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc trung tâm y học, trường đại học Duke (Bắc Carolina, Mỹ), những suy nghĩ tiêu cực lại có hại rất lớn đến hệ thần kinh.
Trong nghiên cứu của mình. Giáo sư Stephen Boyle, trường Đại học Duke (Bắc Carolina, Mỹ), khẳng định: Những suy nghĩ tiêu cực rất có hại cho hệ thần kinh và từ đó gây ra những ảnh hưởng xấu khác về mặt thể chất. Đó là lý do vì sao những người mắc phải các chứng bệnh về thần kinh rất dễ rơi vào trạng thái suy nhược và mắc thêm nhiều vấn đề khác về mặt thể chất.
Tương tự như vậy, những người hay lo lắng, suy tư hay những người có ý nghĩ tiêu cực thường có sức khỏe kém, hệ miễn dịch suy giảm, dễ mắc các chứng mất ngủ, stress, trầm cảm… Một số dạng ý nghĩ tiêu cực ảnh hưởng lớn tới sức khỏe đã được các nhà khoa học thống kê như sau:
Tính hoài nghi: Những người hoài nghi luôn nghi ngờ và thiếu tin tưởng người khác. Những lo lắng thường trực của sự nghi ngờ khiến cho họ có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Theo các nhà khoa học, tính hoài nghi không có lợi cho những người nóng tính vì nó khiến cho tâm trạng họ trở nên căng thẳng, nhịp tim đập nhanh, và nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn 25% so với bình thường.
Những lo lắng thường trực của sự nghi ngờ khiến cho họ có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. (ảnh minh họa)
Giáo sư Boyle và các đồng nghiệp cho rằng: Sự hoài nghi cũng là nguyên nhân khiến cho thần kinh căng thẳng, dễ dẫn tới stress, khiến cho cơ thể giải phóng ra protein hệ miễn dịch có tên gọi C3 là nhân tố liên quan đến sự gia tăng của nhiều bệnh tật, chẳng hạn như bệnh tiểu đường. Kết quả so sánh một nhóm những người có tâm lý hoài nghi với những người sống lạc quan cho thấy ở những người hay hoài nghi có nồng độ C3 trong cơ thể cao hơn nhiều so với những người khác.
Sống thiếu mục đích: Nếu bạn là người làm mọi việc không có mục đích, bạn sẽ giống như một người tàn tật.
Một nghiên cứu mới đây đối với 1.200 người già không hề có dấu hiệu mắc chứng suy giảm trí nhớ đã cho thấy: Những người lười suy nghĩ và sống thiếu mục đích có tuổi thọ thấp hơn hẳn và dễ có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ hơn nhiều so với những người tích cực hoạt động trí não. Trong khi đó những người dù cao tuổi luôn sống có mục đích và năng động thì nồng độ hormone stress thấp hơn và hệ miễn dịch của họ cũng được cải thiện hơn.
Lo âu: Những người hay lo nghĩ rất dễ rơi vào tình trạng buồn chán, lo lắng. Khi gặp một vấn đề gì đó họ hay suy nghĩ, điều này khiến cho tâm trạng của họ thường xuyên bị ức chế, căng thẳng.
Những người hay lo nghĩ rất dễ rơi vào tình trạng buồn chán, lo lắng (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Nghiên cứu 1.800 nam giới trên 30 tuổi ở Mỹ cho thấy, người hay suy nghĩ lo âu thường nghiện thuốc lá nặng và việc hút thuốc dường như giúp cho họ giảm bớt sự căng thẳng đầu óc. Theo tiến sĩ Dainel Mroczek, trường Đại học Purdue (Indiana, Mỹ), sự suy nghĩ lo âu có nguy cơ làm cho con người sớm lão hóa và suy giảm tuổi thọ.
Suy nghĩ thiếu tự chủ: Hơn 20 cuộc nghiên cứu với gần 9.000 người tình nguyện tham gia đã cho kết quả: Những người thiếu tự chủ trong suy nghĩ thường phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn bình thường.
Tiến sĩ Howard S.Friedman, Đại học California (Mỹ), đã cùng đồng nghiệp tiến hành khảo sát về tuổi thọ và tình trạng sức khỏe của những người hay suy nghĩ thiếu tự chủ. Ông rút ra kết luận: Tỉ lệ trầm cảm và ý muốn tự sát ở nhóm người này cao hơn so với nhóm người sống tự tin gấp 2 lần.
Suy nghĩ bảo thủ: Những người bảo thủ rất dễ rơi vào trạng thái stress và trầm cảm. Khi đó, não bộ có thể bị tổn hại một lượng rất lớn các nơron thần kinh, đồng thời làm gia tăng nguy cơ đau tim đột quị…
Những người bảo thủ rất dễ rơi vào trạng thái stress và trầm cảm (ảnh minh họa)
Ý nghĩ bi quan: Những người có ý nghĩ bi quan, luôn trong tâm trạng buồn rầu, lo âu khắc khoải thì có tuổi thọ trung bình thấp hơn so với những người sống lạc quan, vui vẻ.
Một cuộc kiểm tra sức khỏe đối với 190 bệnh nhân tại Mỹ cho thấy: Những bệnh nhân có suy nghĩ bi quan về tình trạng sức khỏe và các vấn đề khác trong cuộc sống thường chậm hồi phục sức khỏe hơn so với những bệnh nhân khác. Một kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Journal Archives of Surgery của Mỹ mới đây đã chứng minh: Người hay suy nghĩ bi quan thường có hệ miễn dịch kém và sức đề kháng cơ thể suy giảm.
Theo Eva
Bài tập dưỡng sinh nhẹ nhàng đuổi tật bệnh
Kiên trì theo những bài tập đơn giản cả về thể chất và tinh thần dưới đây sẽ giúp chống lão hóa, phòng bệnh đốt sống cổ, bệnh mắt....
Kiện não công
Động tác:
- Xoa 2 tay vào nhau cho ấm, rồi chà sát lên mặt từ dưới lên trên, từ trong sang hai bên 8 lần.
- Dùng tay chải đầu từ trước ra sau 8 lần.
- Dùng lòng bàn tay vỗ vào đầu từ trước ra sau 8 lần, vỗ 2 bên 8 lần.
Mỗi ngày làm tổ hợp các động tác trên 2-3 lần.
Hô hấp: hít thở tự nhiên.
Ý niệm:
- Khi dùng tay chà sát mặt, trong đầu nghĩ các nếp nhăn trên mặt đang phẳng ra, làn da mềm mại, sắc mặt hồng nhuận.
- Khi chải tóc, nghĩ đến mái tóc dày, mềm mượt.
- Khi vỗ đầu nghĩ đến các kinh mạch được lưu thông, trí não minh mẫn, tăng cường trí nhớ, khai nguồn trí tuệ.
Công hiệu: Kiện não, giúp trí não minh mẫn, có tác dụng trị các chứng đau đầu, chóng mặt.
Kiện cảnh công
Động tác: Ngồi thăng bằng, từ vai trở xuống giữ nguyên bất động, phần từ cổ trở lên cúi xuống phía dưới rồi ngẩng lên như thiên nga uống nước. Mỗi lần thực hiện 24-36 lượt động tác trên, ngày có thể làm vài lần.
Hô hấp: Hít thở tự nhiên.
Ý niệm: Nhắm mắt nghĩ đến đốt sống cổ đang nhẹ nhàng làm theo động tác.
Công hiệu: Phòng các bệnh liên quan đến đốt sống cổ
Kiện nhãn công
Động tác:
- Dùng 2 ngón tay cái ấn vào 2 bên huyệt thái dương, ngón trỏ uốn cong, dùng lực mát xa 2 bên lông mày 8 lần.
- Sau đó dùng đốt ngón trỏ ấn huyệt mắt 10 giây, rồi lại uốn cong ngón trỏ mát xa vùng khung mắt 8 lần.
- Chà sát 2 tay vào nhau cho ấm lòng bàn tay, rồi úp vào mắt. 2 mắt nhắm.
Chờ đến khi cảm giác ấm giảm, bắt đầu làm lại 2-3 lần. Mỗi ngày có thể làm vài lần.
Hô hấp: hít thở tựnhiên.
Ý niệm: Khi dùng lòng bàn tay úp vào 2 mắt, nghĩ đến lòng bàn tay làm ấm đôi mắt.
Công hiệu: Kiện nhãn, giúp sáng mắt, có tác dụng đối với các chứng giả cận thị, hoa mắt...
Theo Dân Trí
Thức ăn cải thiện trí não Có thể cải thiện trí nhớ đáng kể nhờ chế độ ăn uống. Điều này thực sự cần thiết cho những người trẻ hay quên. Có một khả năng ghi nhớ tốt là ước vọng của mọi người, đặc biệt đối với học sinh, sinh viên và những người lao động trí óc. Nhưng, điều đó không phải bao giờ cũng có được...