Những sự thực về quân đội Trung Quốc (Kỳ 4)
Ngày 3/7, tờ The Washington Free Beacon (Mỹ) cho biết, quân đội Trung Quốc đã thiết lập Trung tâm Nghiên cứu Tình báo mạng Chiến lược (26/6) với chức năng nghiên cứu tình báo mạng, trao đổi thông tin tình báo mạng, xây dựng hệ thống nghiên cứu theo dõi không gian máy tính hiệu quả cao, cung cấp các dịch vụ tối tân cho các vấn đề lớn và nóng hổi, và khám phá các phương pháp phân tích thông tin tình báo.
Kỳ IV: Quân đội kiểm soát chiến tranh mạng
Trung tâm Nghiên cứu Tình báo mạng Chiến lược do các chuyên gia tình báo mạng, chuyên gia phân tích tình báo, chuyên gia công nghệ thông tin và lý luận chiến lược vận hành, sẽ hậu thuẫn cho điệp viên mạng trong việc thu thập kết quả các nghiên cứu tình báo chất lượng cao, đồng thời giúp Trung Quốc có thêm nhiều lợi thế về vấn đề an ninh thông tin quốc gia.
Trung tâm kể trên được thành lập đúng thời điểm Đại sứ Mỹ ở Trung Quốc Max Baucus cảnh báo, gián điệp mạng Trung Quốc là mối đe dọa chính đối với kinh tế và an ninh quốc gia Mỹ. Trước đó, Công ty an ninh Mỹ Crowdstrike cho biết, một đơn vị quân đội Trung Quốc đã ấn nút chiến dịch tin tặc, trong đó có gửi thư điện tử ma nhằm chặn các liên lạc vệ tinh và bí mật hàng không vũ trụ của phương Tây. Đơn vị này có trụ sở ở Thượng Hải với tên gọi Putter Panda và hoạt động từ năm 2007 bằng việc gửi thư điện tử độc hại nhằm vào Microsoft Outlook, Adobe Reader và các phần mềm thông dụng khác.
Crowdstrike cho rằng, Putter Panda có quan hệ với Đơn vị 61486 thuộc Cục của quân đội Trung Quốc. Theo cáo buộc của Crowdstrike, Đơn vị 61486 đã tấn công mạng nhằm vào hệ thống máy tính của các cơ quan chính phủ Mỹ và các nhà thầu quốc phòng kể từ năm 2007. Giới truyền thông cho rằng, nhân sự chủ chốt của Đơn vị 61486 được lấy từ Đơn vị 61398, cũng có trụ sở tại Thượng Hải.
Ảnh minh họa
Cách đây không lâu (19/5), Bộ Tư pháp Mỹ cho biết, một bồi thẩm đoàn của nước này đã cáo buộc 5 sĩ quan quân đội Trung Quốc hoạt động gián điệp mạng đối với các công ty của Mỹ trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, kim loại và các sản phẩm năng lượng mặt trời. Đây là lần đầu tiên Washington công khai cáo buộc Bắc Kinh do thám qua mạng và cũng là lần đầu tiên Mỹ truy tố quan chức nước ngoài liên quan tới hoạt động gián điệp mạng.
Video đang HOT
Tại bản luận tội hôm 19/5, các công tố viên Mỹ cho biết, trong giai đoạn 2006-2014, 5 sĩ quan kể trên đã tấn công mạng máy tính của các công ty Westinghouse Electric, US subsidiaries of SolarWorld AG, United States Steel, Allegheny Technologies Inc. (ATI), Paper and Forestry, Rubber, Manufacturing, Energy, Allied Industrial & Service Workers International Union (USW), Alcoa hoạt động trong lĩnh vực điện hạt nhân, luyện kim, năng lượng mặt trời.
Theo cáo buộc của Washington, 5 sĩ quan bị cáo buộc thuộc Đơn vị 61398 của quân đội Trung Quốc. Đơn vị 61398 là lực lượng tấn công mạng ưu tú của quân đội Trung Quốc, từng bị cáo buộc tấn công ít nhất 141 công ty thuộc 20 ngành công nghiệp lớn của Mỹ trong năm 2013 như Lockheed Martin, tập đoàn Chertoff, Coca-Cola… Các nhà làm luật Mỹ ước tính, chỉ riêng trong năm 2012, các doanh nghiệp Mỹ đã tổn thất trên 300 tỷ USD do các vụ đánh cắp bí mật thương mại, trong đó phần lớn được thực hiện bởi “gián điệp mạng” có xuất sứ từ Trung Quốc. Tình báo Mỹ và các công ty an ninh mạng từng khuyến cáo, trung bình mỗi ngày phát hiện hơn 20 nỗ lực tấn công an ninh mạng từ Trung Quốc.
Gần 1,5 năm trước (19-2-2013), dư luận và giới chuyên môn từng bàn tán xung quanh báo cáo dài 74 trang của Công ty an ninh mạng Mandiant có trụ sở tại bang Virginia, Mỹ khi cáo buộc quân đội Trung Quốc đứng sau các vụ tấn công mạng, ăn cắp thông tin nhạy cảm tại nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ. Khi đó, Mandiant cho rằng, quân đội Trung Quốc đã thành lập và chỉ đạo Đơn vị 61398 đánh cắp thành công hàng trăm terabyte dữ liệu từ ít nhất 141 tổ chức kể từ năm 2006. Bởi họ có tài liệu chứng minh rằng: các cuộc tấn công mạng đều xuất phát từ một tòa nhà 12 tầng ở khu Phố Đông, ngoại ô thành phố Thượng Hải, Trung Quốc. Toà nhà này do quân đội Trung Quốc làm chủ (gắn biểu tượng Bát Nhất của quân đội Trung Quốc và được canh gác cẩn mật với tấm bảng “cấm chụp hình” viết bằng tiếng Anh và tiếng Trung). Đơn vị 61398 thuộc Phòng 2, Cục 3 và là một đơn vị tình báo kỹ thuật-công nghệ của quân đội Trung Quốc
Công ty an ninh mạng Mandiant cho rằng, Đơn vị 61398 tuyển dụng trực tiếp người từ các trường đại học, ưu tiên những kỹ sư máy tính trình độ cao và giỏi tiếng Anh. Thậm chí họ còn cấp học bổng có điều kiện cho những sinh viên chấp nhận về làm việc cho Đơn vị 61398 sau khi tốt nghiệp. Công ty an ninh mạng Mandiant cũng đưa ra nhiều bằng chứng thuyết phục cho nhận định của mình như tài liệu nội bộ của China Telecom thảo luận về quyết định cài đặt đường dây cáp quang tốc độ cao cho Đơn vị 61398. Hợp đồng giữa China Telecom với Đơn vị 61398 nói rõ: China Telecom đồng ý cung cấp với giá do quân đội Trung Quốc đưa ra vì đây là vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia.
Giám đốc phụ trách các mối đe dọa tình báo của Công ty an ninh mạng Mandiant cho biết, trước khi công bố một phần đáng kể trong báo cáo về Đơn vị 61398 họ đã phải cân nhắc kỹ bởi đây là một đơn vị đặc biệt, siêu bí mật được PLA thành lập để tiến hành các vụ tấn công mạng. Ông Richard Bejilitch, Trưởng phòng bảo mật Công ty an ninh mạng Mandiant cho biết, sau 6 năm nghiên cứu, điều tra hoạt động của nhóm hacker mang biệt danh Comment Crew (còn gọi là nhóm hacker Thượng Hải), Công ty an ninh mạng Mandiant mới đưa ra kết luận gây chấn động dư luận. Để phát hiện ra Đơn vị 61398, Công ty an ninh mạng Mandiant phải thuê một đội ngũ chuyên gia giỏi về phần mềm, phần cứng… trong một thời gian dài mới phát hiện ra sự liên quan gián tiếp của Đơn vị 61398 tới những vụ tấn công mạng thời gian qua. Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ Mike Rogers cho rằng, báo cáo của Công ty an ninh mạng Mandiant hoàn toàn phù hợp với các tin tình báo đã thu thập được.
Để phát hiện ra Đơn vị 61398, Công ty an ninh mạng Mandiant phải thuê một đội ngũ chuyên gia giỏi về phần mềm, phần cứng… trong một thời gian dài mới phát hiện ra sự liên quan gián tiếp của Đơn vị 61398 tới những vụ tấn công mạng thời gian qua. Công ty an ninh mạng Mandiant phát hiện ra rằng, có 2 loạt địa chỉ IP được sử dụng trong các vụ tấn công đều được đăng ký trong cùng một khu vực là tòa nhà của Đơn vị 61398. Công ty an ninh mạng Mandiant không phải là hãng tư nhân đầu tiên theo dõi Đơn vị 61398. Bởi năm 2011, ông Joe Stewart, nhà nghiên cứu của hãng Dell SecureWorks đã phân tích phần mềm độc hại được sử dụng trong vụ tấn công RSA và phát hiện ra rằng, các hacker đã sử dụng một công cụ tin tặc để che giấu vị trí thật sự của mìnhphần lớn dữ liệu bị mất cắp đều được chuyển tới các địa chỉ IP ở Thượng Hải.
Theo Năng Lượng Mới
Những sự thực về quân đội Trung Quốc (Kỳ 3)
Giới phân tích cho rằng, bóng ma của cuộc chiến Trung-Ấn năm 1962 vẫn in sâu trong tâm trí hai quốc gia này, đặc biệt là Ấn Độ.
Gần 3 năm trước (26/10/2011), tờ China News từng dự kiến, trong 50 năm tới, Trung Quốc sẽ phát động 6 cuộc chiến tranh. Thứ nhất, thống nhất Đài Loan (giai đoạn 2020-2025). Thứ hai, thu hồi các đảo tại Biển Đông (giai đoạn 2025-2030). Thứ ba, thu hồi Nam Tây Tạng (giai đoạn 2035-2040). Thứ tư, thu hồi đảo Điếu Ngư và Lưu Cầu (giai đoạn 2040-2045). Thứ năm, thống nhất Ngoại Mông (giai đoạn 2045-2050). Thứ sáu, thu hồi lãnh thổ bị Nga xâm chiếm (giai đoạn 2055-2060). Và sau khi kết thúc 6 cuộc chiến tranh kể trên, Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc kinh tế và quân sự duy nhất trên thế giới, tái lập trật tự thế giới mới do Bắc Kinh làm chủ.
Từ cuộc chiến TrungẤn năm 1962
Chiến tranh Trung-Ấn (còn gọi là xung đột biên giới Trung-Ấn), bùng phát bởi những tranh chấp tại khu vực biên giới Aksai Chin và bang Arunachal Pradesh (Trung Quốc gọi là Nam Tây Tạng). Ngoài ra, còn những nguyên nhân khác như Ấn Độ trao qui chế tị nạn chính trị cho Đạt Lai Lạt Ma, thiết lập một số tiền đồn dọc biên giới, bao gồm một số vị trí nằm ở phía Bắc tuyến McMahon, là phần phía Đông của đường kiểm soát trên thực tế do Trung Quốc tuyên bố năm 1959.
Cuộc chiến khai hoả ngày 20/10/1962 (là cuộc chiến sơn cước quy mô lớn ở độ cao trên 4250 mét, cả 2 bên đều không sử dụng không quân và hải quân) khi Trung Quốc phát động 2 cuộc tấn công với chiều dài hơn 1000 km từ Đông sang Tây cùng một lực lượng áp đảo. Và kết thúc khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố ngưng bắn vào ngày 20/11/1962, đồng thời rút khỏi phần lớn các khu vực chiếm được trước đó. Trung Quốc tuyên bố ngừng bắn ngay sau khi Ấn Độ yêu cầu Mỹ hỗ trợ không quân (19/11/1962) và các tàu sân bay của Mỹ đã nhận lệnh áp sát bờ biển Ấn Độ.
Sau cuộc chiến kể trên, Ấn Độ đã thay đổi toàn diện quân đội để chuẩn bị cho các xung đột trong tương lai. Nhưng những nguyên nhân địa-chính trị dẫn đến cuộc chiến Trung-Ấn vẫn chưa được giải quyết. Giới phân tích cho rằng, bóng ma của cuộc chiến Trung-Ấn năm 1962 vẫn in sâu trong tâm trí hai quốc gia này, đặc biệt là Ấn Độ. Hạ tuần tháng 3/2014, tờ India Today và một số tờ báo của Ấn Độ đã đăng phần lớn trong báo cáo Henderson BrooksBhagat, lấy từ trang web cá nhân của nhà báo Australia Neville Maxwell.
Ông Neville Maxwell là phóng viên khu vực Nam Á của tờ The Times of London vào năm 1962, và là một trong rất ít người từng đọc báo cáo Henderson BrooksBhagat (dài khoảng 200 trang).
Tàu khu trục tên lửa Thanh Đảo
Ngày 23/2/1972, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã đề cập đến cuốn sách của nhà báo Neville Maxwell khi có cuộc thảo luận với Tổng thống Mỹ Richard Nixon và Tiến sĩ Henry Kissinger tại Bắc Kinh. Tác phẩm mà Thủ tướng Chu Ân Lai đề cập đến là cuốn sách "Cuộc chiến với Trung Quốc của Ấn Độ" được ông xuất bản năm 1970. Thông tin trong cuốn sách "Cuộc chiến với Trung Quốc của Ấn Độ" chủ yếu lấy từ báo cáo Henderson BrooksBhagat.
Báo cáo Henderson BrooksBhagat được cho là bản cáo trạng gay gắt về những thất bại tình báo và tính toán chính trị sai lầm dẫn đến chiến tranh của chính phủ Ấn Độ khi đó. Theo nhận định của nhà báo Neville Maxwell, chính sách tiến tới (Forward Policy) của chính phủ Ấn Độ khi đó đã khiêu khích Trung Quốc sử dụng vũ lực và là điều Thủ tướng Jawaharlal Nehru không lường trước do tin tức tình báo lạc hậu. Và đó là một trong những lý do dẫn đến thất bại của Ấn Độ trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1962. Theo nhà báo Neville Maxwell, chính sách tiến tới đã được vận dụng lần đầu tháng 12/1961 tại Phân khu Đông và đặc biệt là gần Dhola Post, nơi Trung Quốc cũng coi là lãnh thổ của họ.
Năm 2007, R.D. Pradhan, thư ký của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Y.B. Chavan (dưới thời Thủ tướng Jawaharlal Nehru), đã xuất bản một tài liệu khái quát lịch sử ra đời của báo cáo Henderson BrooksBhagat. Theo đó, ông Y.B. Chavan đã thành lập Ủy ban điều tra về thất bại ở Vùng biên giới Đông Bắc (NEFAbây giờ là bang Arunachal Pradesh) và Trung tướng Henderson Brooks cùng Chuẩn tướng P.S. Bhagat là người thực hiện. Ngày 12/5/1963, báo cáo của họ được trình lên Bộ tham mưu Lục quân và ngày 2/7/1963, báo cáo Henderson BrooksBhagat xuất hiện trên bàn làm việc của ông Y.B. Chavan. Theo báo cáo Henderson BrooksBhagat, Thủ tướng Jawaharlal Nehru đã quá gắn bó với Hiệp định Panchsheel (năm 1954) nên để bỏ qua ý đồ đen tối của Trung Quốc.
Đến bài học khó quên
Theo tờ Times of India, ngày 2/7, Chính phủ Ấn Độ tuyên bố sẽ tổ chức các khóa huấn luyện quân sự cho người dân sống ở khu vực gần biên giới với Trung Quốc để đề phòng nguy cơ xâm lấn. New Delhi có thể cung cấp vũ khí cho người dân để họ sử dụng trong tình huống khẩn cấp. Theo tờ India Express, Ấn Độ dự tính chi khoảng 830 triệu USD để thực hiện kế hoạch này.
Trước đó (30/6), tờ India Today đưa tin về lễ kỷ niệm 60 năm ngày Trung Quốc và Ấn Độ ký 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, nhưng có người nói rằng, 5 nguyên tắc chung sống hòa bình này là sự nhạo báng của Trung Quốc. Bởi ngày 20/10/1962, chiến tranh biên giới Trung-Ấn đã nổ ra cho dù trước đó 2 nước ký 5 nguyên tắc chung sống hòa bình.
Ngày 29/6, tờ Daily India News (Ấn Độ) đăng bài viết của chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề quan hệ quốc tế Rajeev Sharma, đánh giá về việc Trung Quốc phát hành bản đồ mới và những thách thức đặt ra cho Ấn Độ. Trong đó cho rằng, Ấn Độ đã hết ảo tưởng về Trung Quốc sau khi Bắc Kinh phát hành bản đồ mới và đây là thách thức không nhỏ đối với tân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Bởi việc phát hành bản đồ mới diễn ra tại thời điểm Phó Tổng thống Ấn Độ Hamid Ansari có chuyến thăm chính thức tới Trung Quốc (từ 26 đến 30/6), dự lễ kỉ niệm 60 năm Trung Quốc tuyên bố "5 nguyên tắc chung sống hòa bình" với Ấn Độ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Syed Akbaruddin đã chỉ trích hành động kể trên của Trung Quốc, đồng thời khẳng định, mọi mô tả trên bản đồ không thể thay đổi thực tế trên thực địa. Sự thực Arunachal Pradesh là một phần không thể tách rời của Ấn Độ.
Theo PetroTimes
Những sự thực về quân đội Trung Quốc (Kỳ 2) Theo giới quân sự, quân đội Trung Quốc từng có thời điểm nuôi tới 6 triệu người và tuy đã trải qua nhiều đợt cắt giảm, nhưng quân số hiện vẫn khoảng 2,3 triệu và là lực lượng quân đội đông nhất thế giới. Kỳ II: Đội quân khổng lồ Theo giới quân sự, quân đội Trung Quốc từng có thời điểm nuôi...