Những sự thật thú vị về “bà đầm thép” nước Đức
Angela Dorothea Merkel là nữ Thủ tướng đầu tiên của Đức. Ở người phụ nữ quyền lực nhất thế giới này, ngoài sự thông minh, sắc sảo còn có nhiều điều thú vị khác mà có thể nhiều người chưa biết đến.
Bà Angela Merkel trong chuyến thăm Indonesia
Merkel là người phụ nữ vô cùng tham vọng: Năm 1999, khi Merkel vẫn còn chưa được biết nhiều tới trong giới chính trị, bà đã góp phần kết thúc sự nghiệp của Thủ tướng Đức lúc bấy giờ – Helmut Kohl – người đã giúp đỡ bà khá nhiều trên con đường chính trị:
Sau cuộc tổng tuyển cử thất bại của chính phủ Kohl, bà trở thành Tổng thư ký Đảng CDU, (Đảng của Kohl). Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn, bà đã nói: “Đảng của chúng ta cần tự học cách đi ngay bây giờ và can đảm đương đầu với những thử thách trong tương lai, với nhiều địch thủ mà không cần “con ngựa chiến già” – cách mà cựu Thủ tướng Kohl hay gọi bản thân”. “Bây giờ, chúng ta phải có trách nhiệm đối với Đảng, và không cần quá nhiều Helmut Kohl để quyết định cách tiếp cận cho kỷ nguyên mới”.
Trong vài tháng sau, Merkel được bầu làm Chủ tịch Đảng và đây cũng là thời điểm ông Kohl dần lui vào lịch sử. “Bà ấy đã đâm vào lưng Kohl và xoáy dao 2 lần”, theo lời Feldmeyer – nhà báo chính trị nổi tiếng của Đức.
Đây cũng là thời điểm nhiều người Đức lần đầu biết tới Angela Merkel. Vài năm sau, Michael Numann (cựu Bộ trưởng Văn hóa Đức), trong một bữa tối, ngồi cạnh Helmut Kohl và đã hỏi ông ta rằng Angela Merkel thực sự muốn điều gì. Kohl chỉ trả lời 1 từ ngắn gọn: “Quyền lực”. Cựu Thủ tướng Đức cũng từng thừa nhận rằng việc giúp đỡ Angela Merkel là sai lầm lớn nhất của ông và ông đã “nuôi ong tay áo”.
Merkel nói tiếng Nga khá lưu loát: Không như hàng triệu người dân khác cố gắng tìm đến phương Tây trong thời kỳ “Bức màn sắt”, cha của bà Merkel lại chuyển gia đình tới phía Đông. Kết quả là bà nói tiếng Nga rất trôi chảy, vô hình trung sau này đã giúp bà rất nhiều trong việc giải quyết các vấn đề với Nga, tạo cho bà một vị trí đặc biệt và duy nhất trong quan hệ với Tổng thống Putin.
Video đang HOT
Merkel ghét chó: Trong cuộc nói chuyện với ông Putin vào năm 2007, Tổng thống Nga đã mang con chó của mình vào phòng. Bà Merkel vốn được biết là người sợ chó, vì vậy, một số ý kiến cho rằng đây là tình huống để thử và dọa bà. Và đây là câu trả lời rất tuyệt vời sau đó của Merkel: “Tôi hiểu vì sao ông ấy (Putin) lại làm như vậy – để chứng tỏ rằng ông ấy là một người đàn ông”, bà nói với một nhóm phóng viên. “Ông ấy sợ những yếu điểm của mình. Nga chả có gì, một nền chính trị không lấy gì làm thành công, và cả nền kinh tế cũng vậy. Tất cả những gì họ có là thứ này đây”.
Angela Merkel và Vladimir Putin cùng chú chó Koni của ông vào năm 2007
Merkel và Obama khá giống nhau: Theo hồ sơ cá nhân, cả 2 người đều được coi là thấp về ý thức hệ, cao về tính toán giải quyết vấn đề, ngay cả khi chính quyền của họ gặp nhiều vấn đề với các chính sách kinh tế. Thủ tướng Đức đánh giá cao ông Obama về cách phân tích, sự thận trọng, tính tuy hơi khô khan nhưng cũng có lúc hài hước khá giống với bà.
Obama và Merkel giống như “2 kẻ đánh thuê trong cùng một căn phòng. Họ không cần phải nói chuyện, cả 2 đều im lặng, cả 2 đều như những sát thủ”. Trong thời gian từ năm 2011 đến 2012, khi Mỹ đang chỉ trích mạnh các chính sách của Đức trong khủng hoảng khu vực đồng Euro, cả Merkel và Obama đều không liên lạc với nhau trong nhiều tuần.
Theo Benjamin Rhodes – phó cố vấn an ninh quốc gia của ông Obama có nói: “Tổng thống nghĩ rằng không có nhà lãnh đạo nào mà ông làm việc gần hơn là Angela Merkel”. Rhodes cũng nói thêm rằng: “Họ rất khác nhau nhưng đồng thời lại có rất nhiều điểm tương đồng”. Chồng cũ của Angela Merkel, ông Ulrich Merkel từng nói đùa rằng “Obama chính là Merkel trong bộ suit bảnh bao”.
Merkel rất giỏi trong việc nhại lại các nhà lãnh đạo trên thế giới:
Thủ tướng Đức đôi khi cũng là người khá hài hước. Trong buổi nói chuyện với giới báo chí Đức, bà đã diễn lại rất nhiều cuộc trò chuyện trước đó với nhiều nguyên thủ quốc gia. Những người bà thích bắt chước nhất bao gồm Tổng thống Nga Putin, vua Abdullah của Arập Xêút, cựu giáo hoàng Benedict XVI. Sau một cuộc gặp với Nicolas Sarkozy, khi đó vẫn là Tổng thống Pháp, trong thời kỳ khủng hoảng khu vực eurozone, bà đã nói với một nhóm nhà báo rằng bàn chân Sarkozy luôn đung đưa một cách khá căng thằng trong suốt cuộc trò chuyện và bà cũng lặp lại hành động như vậy.
Nhiếp ảnh gia Herlinde Koelbl chụp ảnh cho Angela Merkel từ năm 1991 đến nay. Bà nhận xét rằng ở Merkel luôn có một chút gì đó lúng túng, ngượng nghịu nhưng “bạn có thể cảm thấy sự mạnh mẽ của bà ấy ngay từ lần gặp đầu tiên”.
Merkel muốn biết vì sao lại không có “Facebook” của Đức: Theo Stefan Reinecke – nhà báo của tờ Die Tageszeitung, trong hầu hết cả buổi nói chuyện, bà Merkel luôn dành gần như một nửa thời gian để nói về phúc lợi xã hội Đức và nói rằng nó cần được thay đổi. Bà từng tỏ ra khá bực bội khi hỏi vì sao Đức lại không có những nơi như thung lũng Silicon, tại sao lại không sản xuất ra những sản phẩm như Amazon hay Facebook.
Merkel làm bánh khá giỏi: Trong cuộc sống thường ngày, Thủ tướng Đức cũng rất thích thể hiện tài nấu nướng và làm bánh của mình. Món súp khoai tây và đặc biệt là bánh ngọt nho khô của bà được nhận nhiều lời khen ngợi. Món bánh này dường như đã trở thành giải pháp tuyệt vời giúp bà phần nào cân bằng được cuộc sống gia đình và công việc. Khi còn là bộ trưởng dưới thời Helmut Kohl, Merkel vẫn dành thời gian làm bánh 2-3 lần mỗi tuần. Cho đến nay, bà vẫn duy trì sở thích này mặc dù không được thường xuyên như trước nữa.
Theo Hà My/The New Yorker
PetroTimes
Cựu Tổng thống Pháp Sarkozy trở lại lãnh đạo đảng đối lập
Trong cuộc bầu cử nội bổ đảng UMP đối lập tại Pháp, cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy đã giành được 64,5% số phiếu bầu để chính thức trở lại lãnh đạo đảng này, chuẩn bị cho cuộc tranh cử Tổng thống năm 2017.
Ông Nicolas Sarkozy chính thức trở lại lãnh đạo đảng UMP
Ông Sarkozy đã giành số phiếu cao nhất dù tỷ lệ ủng hộ không được cao như mong muốn, trong bối cảnh đảng UMP đang bị chia rẽ sâu sắc, nhưng hy vọng có thể xoay chuyển tình hình trong đảng sau những tranh cãi về người lãnh đạo cùng những bê bối tài chính.
Chính trị gia 59 tuổi này tuyên bố sẽ tái đoàn kết UMP và đưa đảng này trở lại nắm quyền. "Cuộc bầu cử này đánh dấu một sự khởi đầu mới cho gia đình chính trị của chúng tôi. Chúng ta phải đoàn kết và cống hiến mình cho việc tìm những giải pháp mới cho nước Pháp", ông Sarkozy viết trên trang Facebook của mình sau khi kết quả được công bố.
Hiện chính phủ của Tổng thống Pháp Hollande đang bị chỉ trích nhiều sau khi kinh tế trì trệ, thất nghiệp cao kỷ lục trong khi hàng hoạt bê bối khác đã khiến tỷ lệ ủng hộ của vị Tổng thống đảng Xã hội xuống thấp kỷ lục.
"Việc đứng trong hậu trường trong khi mọi thứ đang diễn tiến rất tệ sẽ là hèn nhát, trái ngược với ý tưởng của chúng tôi về sự cam kết chính trị", ông Sarkozy tuyên bố tại một cuộc mít tinh chính trị trước cuộc bỏ phiếu trong đảng.
Mặc dù vẫn chưa tuyên bố chính thức, nhưng ít ai nghi ngờ mục tiêu của ông Sarkozy đó là giành lại điện Elysee, sau khi đã đánh mất về tay ông Hollande trong một thất bại đau đớn năm 2012.
Andrew Knapp, một chuyên gia chính trị Pháp tại đại học Reading của Anh cho biết, nỗ lực tranh cử Tổng thống của ông Sarkozy "có một phần là để báo thù cho thất bại mà ông chưa bao giờ chấp nhận hoàn toàn". Chiến thắng của ông tại đảng UMP mới chỉ là trận thắng đầu tiên trong cuộc chiến.
"Vẫn còn rất nhiều người không thể chịu đựng nổi người đàn ông này, và đó từng là một phần lý do vì sao ông Hollande đắc cử", Knapp nói. "Nhưng theo tôi Sarkozy đã nhận ra một logic tàn nhẫn đó là việc nắm giữ được một đảng chưa chắc giúp mình trở thành tổng thống, nhưng việc không kiểm soát được đảng nào sẽ khiến bạn hầu như không còn cơ hội".
Thanh Tùng
Theo Dantri/ AFP
Chính phủ mới tại Pháp "thoát hiểm" gang tấc Chính phủ mới của tân Thủ tướng Manuel Valls đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại quốc hội với tỷ lệ sít sao, bất chấp những bất đồng trong nội bộ gần đây về những biện pháp kinh tế khắc khổ. Tổng thống Hollande và thủ tướng Valls đang chịu nhiều chỉ trích Các nghị sỹ tại quốc hội Pháp...