Những sự thật thú vị chưa chắc mẹ bầu đã biết hết về hiện tượng vỡ túi ối
Vỡ túi ối là tín hiệu của việc sinh nở. Đây là một biểu hiện quan trọng trong thai kỳ của bạn, đặc biệt là quá trình chuyển dạ.
Khi mang thai, bên trong tử cung của bạn, thai nhi được bao quanh bởi một túi đầy dịch màng gọi là túi ối. Túi ối bảo vệ em bé trong suốt thai kỳ, chất lỏng này chủ yếu là nước tiểu của em bé. Khi túi ối này vỡ ra, nước ối chảy qua cổ tử cung và âm đạo. Nước ối cùng với một vài loại hoóc-môn trong cơ thể phản ứng tạo nên các cơn co thắt, sau một vài giờ khi túi ối vỡ, bạn sẽ cảm nhận được và em bé sẽ có thể ra ngoài. Bên cạnh đó,nước ối này có rất nhiều tác dụng như:
- Giúp thai nhi di chuyển trong bụng mẹ.
- Duy trì nhiệt độ không đổi xung quanh thai nhi.
- Giúp phổi của trẻ phát triển đúng cách.
Túi ối giúp bao bọc và giữ trẻ an toàn khi ở trong bụng mẹ (Ảnh minh họa).
Khi đến thời điểm, nước ối giúp cho cơ thể bạn sẵn sàng đưa trẻ đến với thế giới này. Tuy nhiên, vỡ túi ối không phải lúc nào cũng là biểu hiện của việc trẻ sắp được sinh ra vì đôi khi nó có thể diễn ra sớm.
Nguyên nhân vỡ túi ối trong thai kỳ
Dưới đây là một số nguyên nhân gây vỡ túi ối trong thời kỳ mang thai:
1. Khi bạn trải qua đầy đủ thời gian của một thai kỳ, túi ối sẽ tự vỡ ra và bạn sẽ sinh con vào thời điểm đó. Điều này sẽ diễn ra rất tự nhiên và chậm rãi, nước ối sẽ từ từ chảy nhẹ nhàng qua âm đạo của bạn một cách bình thường.
2. Trường hợp túi ối vỡ sau 37 tuần, điều này được gọi là vỡ túi ối sớm. Nguyên nhân có thể là do âm đạo bị nhiễm trùng, tử cung và cổ tử cung mở rộng do nước ối quá nhiều hay bạn mang nhiều hơn một thai nhi, bạn đã từng phẫu thuật hoặc có tiền sử vỡ ối sớm. Trong trường hợp này, hầu hết các bà mẹ sẽ sinh con trong vòng 24 giờ sau khi vỡ túi ối.
3. Nếu một phụ nữ vỡ túi ối trước tuần 37 của thai kỳ, đó được gọi là sinh non. Tình trạng này xảy ra trong khoảng 3% những người mang thai và là 1/3 trong những lý do của những người sinh non. Tình trạng này dễ xảy ra ở những trường hợp: phụ nữ sống với điều kiện kinh tế hạn hẹp, người hút thuốc, người có tiền sử mắc bệnh lây truyền qua đường quan hệ giao hợp, người đã sinh non trước đó, những người đã từng bị ra máu âm đạo và tử cung.
Video đang HOT
Vỡ túi ối là một trong những nguyên nhân gây sinh non, do đó bạn cần phải cẩn trọng khi phát hiện túi ối vỡ sớm (Ảnh minh họa).
Nếu như túi ối của bạn vỡ trong khoảng từ tuần thứ 34-37, bác sĩ sẽ sắp xếp cho bạn sinh con. Tuy nhiên nếu điều này xảy ra trước tuần thứ 34, bác sĩ sẽ cố gắng trì hoãn thời điểm sinh con của bạn bằng cách đề nghị nghỉ ngơi tại chỗ. Bạn sẽ được kê đơn thuốc kháng sinh để tránh nhiễm trùng, corticosteroids cho sự phát triển của phổi của trẻ. Khi phổi của trẻ đã phát triển đầy đủ, quá trình sinh nở có thể diễn ra bình thường.
Khi túi ối bị vỡ, em bé của bạn sẽ không được bao bọc nữa, tuy nhiên cơ thể bạn vẫn tiếp tục sản xuất ra nước ối để tạo điều kiện khi sinh. Do đó, bạn cần phải nắm bắt được những biểu hiện khi bị vỡ túi ối. Nếu như bạn cảm nhận thấy sự phun trào đột ngột của chất lỏng làm ướt quần bạn, đó có thể là nước ối.
Bạn có thể tự kiểm tra túi ối bị vỡ bằng cách:
- Làm cho bàng quang của bạn trống rỗng.
- Thử kiểm tra loại chất lỏng đó, nếu nó có mùi hôi và màu vàng, đó có thể là nước tiểu. Nếu không có màu và mùi, đó có thể là nước ối.
- Giữ tư thế ngồi xổm để kiểm soát dòng chảy. Nếu dòng chảy dừng lại là nước tiểu, nếu nó tiếp tục bị rò rỉ có nghĩa là túi ối đã bị vỡ.
- Xác định thời gian, màu sắc và mùi của loại chất lỏng đó.
- Bạn có thể bị sốt hoặc tăng nhiệt độ cơ thể sau khi bị vỡ nước ối.
- Kiểm tra các chuyển động của bé trong cơ thể bạn khi cảm thấy dòng chảy của nước quá nhiều.
Khi bạn đã xác định được rằng túi ối đã bị vỡ, đừng hoảng sợ. Thay vào đó, hãy gọi cho bác sĩ của bạn để có thể được tư vấn, giúp đỡ thực hiện một số biện pháp giữ an toàn cho đến khi nhận được sự trợ giúp.
Khi phát hiện vỡ nước ối, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn giải quyết (Ảnh minh họa).
Một số biện pháp khắc phục khi phát hiện túi ối bị vỡ:
1. Gọi cho bệnh viện hoặc bác sĩ thông báo tình hình và làm theo hướng dẫn của họ.
2. Việc vỡ nước ối có thể làm cho em bé của bạn bị nhiễm trùng. Nếu như bác sĩ yêu cầu bạn đợi thêm, họ sẽ chỉ cho bạn cách để bảo vệ em bé và bản thân khỏi bị nhiễm trùng. Việc của bạn là phải giữ cho âm đạo thật sạch sẽ và nghe theo lời dặn của bác sĩ.
3. Nếu bạn đang ở nhà hoặc đi đến bệnh viện, hãy đặt một tấm nhựa trên giường hoặc ghế xe hơi để tránh bị ướt.
4. Sử dụng một miếng băng hoặc khăn để thấm hút nước ối khi nó vỡ ra. Điều này giúp cho quần áo bạn được sạch sẽ và sẽ giúp lấy mẫu để bác sĩ kiểm tra.
Nguồn: Mom
Đây là những gì xảy ra với cơ thể sản phụ trong quá trình giãn nở cổ tử cung
Chắc hẳn mẹ bầu nào cũng đã từng nghe về quá trình giãn nở cổ tử cung nhưng liệu các mẹ có hiểu rõ về nó và biết phải làm những gì chưa?
Trong giai đoạn sắp sinh, cổ tử cung của các mẹ bầu sẽ giãn nở và đây là một dấu hiệu tốt cho thấy bé đã sẵn sàng chào đời. Thời gian để cổ tử cung mở từ 1 cm đến 10 cm thường dao động và không phải mẹ bầu nào cũng giống nhau. Một vài người phải mất đến hàng tiếng đồng hồ, thậm chí là mấy ngày. Sự giãn mở hoàn toàn phụ thuộc vào thể trạng của người mẹ và khả năng mở rộng của cơ thể.
Bài viết này sẽ chỉ ra các mốc của quá trìnhgiãn nở cổ tử cungvà ý nghĩa của chúng để các mẹ bầu có thể biết rõ và có sự chuẩn bị:
1 cm - mẹ bầu cần nhanh chóng đến bệnh viện
Cổ tử cung mở 1 cm có nghĩa là cơ thể bạn đã sẵn sàng để sinh nhưng không có nghĩa là bạn sẽ lâm bồn ngay lập tức. Bác sĩ Robert Atlas đến từ khoa sản Trung tâm Y tế Mercy, Mỹ cho biết mỗi thai phụ đều khác nhau. Trong sinh nở, quá trình giãn nở cổ tử cung có thể diễn ra lâu hơn với những mẹ bầu mang thai bé đầu tiên bởi vì cơ thể sẽ cần thời gian để thích ứng với những giai đoạn ban đầu lúc lâm bồn.
5 cm - bắt đầu xuất hiện các cơn co thắt
Khi cổ tử cung mở 5 cm và bạn bắt đầu cảm thấy những cơn co thắt là lúc bạn bắt đầu bước vào giai đoạn đầu tiên của quá trình lâm bồn. Theo bác sĩ Robert, dù cổ tử cung đã mở đến 5 cm nhưng điều đó không nhất thiết đồng nghĩa với việc em bé sẽ chuẩn bị ra đời.
Mốc giãn mở này cũng là dấu hiệu cho biết cổ tử cung của bạn đang dài hơn và trở nên mềm hơn để "mở đường" cho em bé ra khỏi tử cung đến âm đạo và cuối cùng là chào đời.
6 cm - em bé đang sẵn sàng ra đời
Bác sĩ sẽ theo dõi bạn sát sao khi cổ tử cung của bạn mở rộng hơn 5 cm, có nghĩa là từ 6 cm trở đi. Lý do là bởi vì ở thời điểm này, quá trình lâm bồn sẽ diễn ra nhanh hơn, quá trình mở cổ tử cung diễn ra sau đó cũng sẽ nhanh hơn so với trước.
Bạn cũng sẽ cảm nhận được những cơn co thắt đau hơn và dữ dội hơn khi cổ tử cung mở rộng hơn 5 cm.
10 cm - đẩy nào!
Cổ tử cung mở đến 10 cm được xem là đã mở hết. Điều đó có nghĩa là ống sinh đã mở hoàn toàn và bạn có thể bắt đầu đẩy em bé ra khỏi cơ thể. Cổ tử cung đã được kéo dài ra và tử cung đã co thắt hết mức để bạn có thể sinh.
Bác sĩ sẽ bắt đầu hướng dẫn bạn cách rặn và đẩy em bé ra ngoài. Tuy nhiên, nếu cổ tử cung đã mở hết nhưng em bé vẫn chưa ra sau một khoảng thời gian nhất định thì bác sĩ thường sẽ can thiệp để đẩy nhanh quá trình sinh, ví dụ như dùng kẹp forceps, giác hút, rạch âm hộ...
Quá trình giãn nở cổ tử cung là khác nhau ở mỗi sản phụ
Bác sĩ Robert nhấn mạnh rất nhiều lần rằng quá trình giãn nở cổ tử cung của mỗi mẹ bầu không giống nhau nên bạn không cần phải lo lắng quá nhiều về mức độ mở tử cung của bản thân. Có nhiều trường hợp mẹ bầu thậm chí còn không trải qua quá trình mở tử cung hay co thắt nhưng vẫn có thể sinh rất nhanh và ngược lại.
Nếu bạn đang mang bầu và sắp sinh, hãy cứ thư giãn tinh thần. Đừng tự gây áp lực cho bản thân và nhớ rằng mọi người đều trải qua những mức độ mở cổ tử cung khác nhau nên bạn cũng cần phải chuẩn bị cho tất cả những khả năng có thể xảy ra lúc lâm bồn sau này.
Nguồn: Parent, APA
Người mẹ sinh thường chỉ mất 30 giây và đây là 9 mẹo sinh con nhanh chóng, ít đau đớn Dưới đây là những mẹo vặt đơn giản giúp cho quá trình sinh thường của mẹ diễn ra nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn. Khi nói về việc sinh con tự nhiên tất cả các bà mẹ đều muốn nó sẽ diễn ra thật nhanh chóng và không quá đau đớn. Một số bà mẹ may mắn có thể trải qua việc này...