Những sự thật rùng rợn về vũ khí hạt nhân
Mỹ từng thử bom nguyên tử trong vũ trụ hay đánh mất 11 bom hạt nhân là những sự thật rùng rợn về vũ khí hạt nhân trong lịch sử.
Tsutomu Yamaguchi là người đàn ông Nhật Bản duy nhất đã may mắn sống sót sau hai vụ Mỹ thả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản năm 1945. Đây là lần đầu tiên và duy nhất vũ khí hạt nhân được sử dụng để tàn sát dân thường và gây ra tổn thất to lớn.
Shigeki Tanaka là nạn nhân may mắn thoát chết sau khi Mỹ thả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima. sau đó, Tanaka đã đến Mỹ và giành chiến thắng trong cuộc thi marathon ở Boston năm 1951.
Cây bonsai được trồng vào năm 1626 sống sót sau sự kiện Mỹ thả bom hạt nhân xuống Hiroshima. Hiện cây bon sai lâu đời này được lưu giữ trong một bảo tàng ở Mỹ.
10% sản lượng điện của Mỹ được tạo ra từ việc tháo dỡ bom nguyên tử.
Video đang HOT
Năm 1962, Mỹ đã cho phát nổ một quả bom nguyên tử có sức công phá mạnh gấp 100 lần so với bom hạt nhân đã thả xuống Nhật Bản năm 1945. Vào thời điểm đó, Mỹ cho nổ bom nguyên tử trong vũ trụ, phía trên Thái Bình Dương.
Cho đến năm 1988, chính phủ Mỹ đã cất trữ 2 tỷ USD ở núi Pony để sử dụng trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân.
Mỹ được cho là đã thả một quả bom hạt nhân lên Mặt trăng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh nhằm phô diễn sức mạnh của mình.
Nga là quốc gia có lượng vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới với con số lên đến 8.400. Đứng thứ hai là Mỹ với 7.650 vũ khí hạt nhân.
Theo thống kê, Mỹ đã làm mất 11 bom hạt nhân trong những vụ tai nạn và chưa tìm thấy tung tích số vũ khí nguy hiểm này.
Bom neutron là một loại vũ khí hạt nhân được thiết kế để tiêu diệt con người nhưng chỉ gây tổn hại tối thiểu tới các công trình của đối phương. Theo đó, các sinh vật sống trong phạm vi bom nổ sẽ bị tiêu diệt nhưng tài sản sẽ vẫn nguyên vẹn.
Theo_Kiến Thức
Nga dọa trả đũa nếu Mỹ đưa 20 quả bom hạt nhân đến Đức
Truyền thông Đức đưa tin Mỹ sắp đưa 20 quả bom hạt nhân B61 mới đến căn cứ không quân Bchel của Đức. Nga tuyên bố sẽ trả đũa nếu thông tin này là thật.
Bốn quả bom hạt nhân B61 treo dưới giá lắp bom của một máy bay ném bom của Mỹ - Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ
Căn cứ Bchel ở bang Rhineland-Palatinate (miền tây nước Đức) là nơi bố trí các máy bay tiêm kích đa chức năng Panavia Tornado của Đức có khả năng mang bom hạt nhân B61 của Mỹ, kênh truyền hình ZDF (Đức) đưa tin ngày 22.9. Đây là căn cứ quân sự duy nhất ở Đức có vũ khí hạt nhân, và những quả bom hạt nhân của Mỹ được lưu trữ tại đây theo thỏa thuận chia sẻ vũ khí hạt nhân Mỹ - Đức.
Mỹ đang phát triển phiên bản mới của B61 mang tên Mod 12 (gọi tắt B61-12). Kênh truyền hình ZDF (Đức) cho hay vào cuối năm 2015, căn cứ Bchel sẽ nhận những quả bom hạt nhân B61-12 từ Mỹ, đồng thời được cấp ngân sách nâng cấp các máy bay Panavia Tornado.
Bom hạt nhân B61-12 có sức công phá mạnh gấp bốn lần quả bom mà Mỹ từng xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản), theo ZDF.
Bộ Quốc phòng Đức hiện vẫn chưa có bình luận gì về thông tin của ZDF. Trong khi đó, cựu Quốc vụ khanh Bộ Quốc phòng Đức Willy Wimmer cho ZDF biết động thái nâng cấp kho vũ khí hạt nhân tại căn cứ Bchel giúp NATO mở rộng khả năng đối phó với Nga.
Nga lâu nay luôn chỉ trích chương trình chia sẻ vũ khí hạt nhân giữa Mỹ và các quốc gia châu Âu, cho rằng điều này vi phạm tinh thần Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân, theo đó cấm chuyển vũ khí hạt nhân đến những quốc gia không có vũ khí hạt nhân.
Trong khi đó, Washington khẳng định Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân không cấm Mỹ cất giữ vũ khí hạt nhân ở châu Âu, miễn là vũ khí hạt nhân nằm dưới sự kiểm soát của Mỹ.
Máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ thử nghiệm ném bom hạt nhân B61 không có đầu đạn hạt nhân - Ảnh: Không quân Mỹ
Trả lời phỏng vấn ZDF, bà Maria Zakharova, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga cho biết Nga quan ngại trước việc Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân ở các nước châu Âu, huấn luyện binh sĩ những nước này cách sử dụng vũ khí hạt nhân, đe dọa an ninh khu vực và đe dọa an ninh quốc gia của Nga.
Bình luận về thông tin mà ZDF đưa ra, ông Dmitry Peskov, người phát ngôn của Tổng thống Nga Vladimir Putinngày 23.9 cho biết nếu thông tin trên là chính xác thì "động thái này có thể đe dọa cán cân quyền lực ở châu Âu, và buộc Nga sẽ phải có biện pháp đáp trả cần thiết để tái lập sự cân bằng và bình đẳng về mặt chiến lược".
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Lạnh người chuyện quân đội Mỹ 8 lần làm rơi bom nguyên tử Trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã làm rơi bom nguyên tử đến 8 lần trong với tổng đương lượng nổ gấp 2.200 lần quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima. Lần đầu tiên quân Mỹ làm rơi bom nguyên tử là vào ngày 13/2/1950 khi một chiếc B-36 trên đường từ Alaska đến Texas trong một cuộc huấn luyện thì hỏng động cơ...