Những sự thật quái đản trong lịch sử chiến tranh
Với ngoại hình nhỏ thó, nhanh nhẹn, những “chú khỉ thuốc súng” được tận dụng triệt để trong các trận thủy chiến thời xưa.
Coup counter: Các chiến binh thổ dân da đỏ Bắc Phi muốn đoạt được danh hiệu, uy tín trong các trận chiến buộc phải thực thi những nhiệm vụ táo bạo, dũng cảm trước mặt kẻ thù. Hành động này được người thổ dân gọi là “Counting coup”. Ví dụ như họ phải chạm vào kẻ thù bằng tay, gậy, cung… và sau đó trốn thoát mà không bị thương tích. Phần thưởng giành cho những người hùng trong trận chiến là một chiếc lông đại bàng trên đầu.
Nếu bạn bị thương, chiếc lông chim mà bạn nhận được sẽ bị sơn màu đỏ, chứng tỏ bạn mất điểm trong mắt mọi người. Hoặc thậm chí bạn có thể bị quân địch giết chết. Có nhiều cách khác để ghi điểm như ăn trộm vũ khí của quân địch hoặc chạm vào ngựa của quân địch khi chúng được buộc cẩn thận trong doanh trại.
Cậu bé đánh trống: Một vấn để nổi cộm trong nhiều trận chiến là giao tiếp giữa chỉ huy và quân lính do bị ảnh hưởng của tiếng động như tiếng gào thét, tiếng súng đạn, bom mìn nổ. Trong nhiều trường hợp, binh lính không thể nghe được mệnh lệnh của chỉ huy hay thông tin từ đồng đội. Vì vậy, họ đã nảy ra ý tưởng những cậu bé đánh trống có nhiều tiện lợi.
Thứ nhất, tiếng trống tăng nhuệ khí cho binh lính. Thứ hai, họ có thể hiểu được hiệu lệnh của chỉ huy qua tiếng trống. Mỗi một hồi trống biểu trưng cho những hiệu lệnh khác nhau. Vì vậy, người đánh trống cực kì hữu ích. Tuy nhiên, họ phải rất dũng cảm vì hỏa mai bay vèo vèo qua đầu mà vẫn phải đánh trống. Nhiều cậu bé mới chỉ 8 tuổi cũng đã đồng hành cùng các binh lính trong cuộc nội chiến Mỹ.
Trên hình là cậu bé John Clem – một trong những tay trống nổi tiếng trong nội chiến. Cậu bỏ nhà ra đi vào năm 11 tuổi và xin gia nhập quân đội Chính phủ Liên bang. Nhưng họ đã không đồng ý do cậu bé còn quá nhỏ tuổi. Cuối cùng, họ đã mủi lòng vì họ không thể bỏ mặc cậu. Trên thực tế, John trông thật dễ thương trong bộ quân phục nhỏ xíu.
“Khỉ thuốc súng”: Trong suốt các cuộc chiến thời xưa, các thủy thủ phải làm nhiều nhiệm vụ khác nhau. Họ không có thời gian để làm những công việc chiếm nhiều thời gian và tốn sức, điển hình như nạp đạn vào các ống pháo.
Vì vậy, một số người nghĩ ra việc dùng các bé trai vào nhiệm vụ này trong những trận thủy chiến ngoài biển. Đó là những cậu bé vô cùng nhanh nhẹn, thấp nhỏ và có thể dễ dàng nấp vào mép tàu để tránh được súng đạn của tàu địch. Chúng được gọi là “Powder monkey”.
Những cậu bé này thực chất chỉ khoảng 9 tuổi. Chúng bị bắt cóc và ép phải phục vụ cho các cuộc chiến và dường như hy vọng được trở về nhà là quá mong manh. Chúng sẽ phải trèo lên trèo xuống trong tàu và mang vác những túi hay thùng thuốc súng trên lưng. Công việc chính của chúng là vận chuyển thuốc súng từ các kho của tàu lên các nòng súng hỏa mai và pháo.
Đàm Thị Lan
Theo Kiến thức
Chile vẫn nóng
Tình hình Chile tiếp tục căng thẳng do người biểu tình tiếp tục xuống đường.
Ngày 8/11, Reuters phát đi bức ảnh 2 nữ cảnh sát chống bạo động sử dụng hơi cay và vòi rồng để giải tán đám đông biểu tình thì bị trúng bom xăng của người biểu tình và bốc cháy. Sự việc xảy ra vào ngày 4/11 gần ga tàu điện ngầm Baquedano (thủ đô Santiago, Chile).
Binh sỹ Chile tuần tra trên đường phố ở thủ đô Santiago.
Cảnh sát Santiago cho biết, đó là Maria José Hernandez Torres (25 tuổi) và Abigail Catalina Aburto Cardenas (20 tuổi), đều là thành viên của đội đặc nhiệm thủ đô. Họ vẫn đáng phải chữa trị tại bệnh viện với tình trạng hết sức nghiêm trọng. Bộ trưởng Nội vụ Chile ông Gonzalo Blumel đã chỉ trích cuộc tấn công hoàn toàn xuất phát từ "động cơ bạo lực, không xuất phát từ nhu cầu chính đáng của công dân" và hứa sẽ "trừng trị thích đáng" những hành động bạo lực.
Theo Henry Romero- phóng viên ảnh của Reuters có mặt tại hiện trường cho biết: "Từ thời điểm đó, mọi chuyện đã căng thẳng hơn. Dự đoán tình hình còn tiếp tục căng thẳng khi cả người biểu tình lẫn Chính phủ đều không xuống thang".
Chile rơi vào một cuộc khủng hoảng xã hội nghiêm trọng sau khi Chính phủ của Tổng thống Sebastian Pinera quyết định tăng giá vé tàu điện ngầm. Các nhóm xuống đường đã coi đây là cái cớ để biểu tình phản đối những chính sách xã hội mà họ cho là bất công, trong khi nền kinh tế đất nước gặp khó khăn.
Để lập lại trật trự, ngày 7/11, Tổng thống Pinera ngày 7/11 đã công bố một loạt biện pháp được coi là cứng rắn, khi Chính phủ "không chấp nhận các cuộc biểu tình kéo dài tới 3 tuần lễ, khiến 20 người thiệt mạng. Trước đó, ngày 19/10, Tổng thống Pinera đã ban bố lệnh giới nghiêm ở thủ đô Santiago nhằm ngăn chặn nguy cơ leo thang của các hành động đập phá và bạo động, đặc biệt là ở khu vực trung tâm. Các xe bọc thép và binh sỹ quân đội đã được huy động phong tỏa Quảng trường trung tâm để giải tán đám đông người biểu tình từ các nơi kéo về. Toàn bộ hệ thống tàu điện ngầm ở thủ đô Santiago với 7 tuyến đường đã buộc phải tạm ngừng hoạt động khiến hàng triệu người dân thường xuyên sử dụng dịch vụ vận tải công cộng này phải chuyển sang sử dụng các phương tiện khác.
Cùng với lệnh giới nghiêm ở thủ đô Santiago thì tình trạng khẩn cấp quốc gia cũng được ban bố. "Mục đích của lệnh tình trạng khẩn cấp này rất đơn giản, nhưng rất lớn lao là để đảm bảo trật tự công cộng, trả lại yên bình cho Santiago, bảo vệ tài sản công và tư"- Tổng thống Pinera nói, đồng thời cho biết theo các luật lệ an ninh đặc biệt, những người gây ra thiệt hại sẽ bị khởi tố. Riêng trrong ngày 18/10, có ít nhất 180 người đã bị bắt và 57 sĩ quan cảnh sát bị thương. Chỉ huy Cảnh sát Chile Mario Rozas cho biết, cảnh sát đã nhân nhượng nhưng "không thể nhân nhượng hơn nữa".
Tuyên bố này tương tự với tuyên bố của Bộ trưởng Nội vụ Andres Chadwick khi cho biết "vụ việc đã ở mức nghiêm trọng liên quan đến bạo lực", trong đó có cả 40 vụ cướp siêu thị và các cửa hàng, khiến cho tình hình trở nên bất ổn, đời sống người dân bị đe dọa. "Chúng tôi đang đối mặt với một cuộc leo thang thực sự được tổ chức nhằm gây thiệt hại cho đất nước và cuộc sống của mỗi người dân"- ông A.Chadwick nói. "Chúng tôi nhận thức rất rõ rằng (những người đứng sau các cuộc bạo loạn) là có tổ chức, điển hình của một tổ chức tội phạm". Còn Tổng thống Pinera nhấn mạnh: "Chúng ta đang trong cuộc chiến tranh chống lại một kẻ thù mạnh, họ là những người không tôn trọng bất cứ thứ gì và bất cứ ai, sẵn sàng sử dụng bạo lực không giới hạn và các hành động phạm pháp".
Ông Pinera - tái đắc cử Tổng thống vào tháng 3/2018 sau thời kỳ làm Tổng thống từ năm 2010 đến năm 2014.
Tới nay, giới quan sát vẫn tiếp tục mổ xẻ nguồn gốc của những cuộc biểu tình bạo loạn ở đất nước Nam Mỹ này. Vậy, nguồn gốc của nó là gì? Nhiều người cho rằng tình trạng bất ổn đã bộc lộ những chia rẽ trong quốc gia này - một trong những nước giàu nhất khu vực. Tuy nhiên, khi nền kinh tế gặp khó khăn thì đã xuất hiện những lời kêu gọi cải cách kinh tế, điều đó thổi bùng những âm ỉ trong lòng xã hội khi phải "thắt lưng buộc bụng". Và nói như Tổng thống Pinera thì "đồng bào tôi đã bị những phần tử xấu lợi dụng".
Thế Tuấn
Theo daidoanket.vn/Reuters
Câu chuyện về cuộc hôn nhân 10 năm giá 300 nghìn: Chúng ta sau này sẽ có tất cả, chỉ tiếc rằng không thể có nhau như 2 chữ "đã từng" Hân cầm trên tay đống giấy tờ mà lòng chua chát, nhắn tin cho chồng: "Cuộc hôn nhân 10 năm của chúng ta có giá 300 nghìn thôi anh ạ". Hân vừa trở về từ tòa án. Mệt mỏi, uể oải, cuộc hôn nhân này cứ dai dẳng và không biết bao giờ mới có hồi kết. Chưa bao giờ cô thèm được...