Những sự thật lịch sử rợn người ẩn trong tựa game Assassin’s Creed Syndicate
Từ trước tới nay, nếu là một fan trung thành của series, chắc chắn bạn cũng chẳng lạ gì việc Assassin’s Creed có mối tương quan vô cùng mật thiết với những chi tiết lịch sử.
Đối với các nhà sử học , thời kỳ Victoria trị vì nước Anh vào thế kỷ XIX chính là thời điểm tội phạm hiện đại ra đời. Giữa cuộc cách mạng công nghiệp, những người dân, những công nhân ùn ùn kéo đến London, sống trong những khu ổ chuột tối tăm bẩn thỉu và làm việc để nhận những đồng lương còm cõi. Và trong nỗ lực cố gắng kiếm sống, một số người đã trở thành tội phạm . Những băng đảng tràn ngập thủ đô hoa lệ nước Anh. Những nhà tù thì đông không kể xiết.
Đây chính là bối cảnh của Assassin’s Creed Syndicate, phiên bản được Ubisoft ra mắt năm 2015. Từ trước tới nay, nếu là một fan trung thành của series, chắc chắn bạn cũng chẳng lạ gì việc Assassin’s Creed có mối tương quan vô cùng mật thiết với những chi tiết lịch sử. Assassin’s Creed Syndicate cũng không phải ngoại lệ. Thế giới ngầm của thủ đô London đã được các nhà làm game nghiên cứu đủ sâu để tái tạo lại một thế giới trong game ấn tượng đến hết mức có thể.
Tội phạm hoành hành
Từ móc túi, trộm xe ngựa cho tới đột nhập để trộm cắp, những hành vi phạm pháp là một thứ quá quen thuộc trong Assassin’s Creed Syndicate. Và thực tế, trong thời kỳ Victoria, đó cũng là một vấn nạn đáng sợ cho bất kỳ cư dân nào. Lấy ví dụ Fagin, kẻ trộm đã từng xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết Oliver Twist của Charles Dickens là một nhân vật được dựa trên hình mẫu của Ikey Solomon, một kẻ chuyên ăn trộm để kiếm sống.
Những tên tội phạm trong thời kỳ đó cũng liều lĩnh một cách khủng khiếp. Lấy ví dụ vụ trộm vàng trên tàu hỏa mang tên Great Gold Robbery đã khiến ngân hàng Anh Quốc mất đi số vàng trị giá 12.000 Bảng. Quy đổi theo tỷ lệ lạm phát ngày nay, số vàng đó có giá trị hơn 1 triệu Bảng Anh, hơn 32 tỷ Đồng.
Những hiện tương siêu nhiên
Trong số những nhiệm vụ phụ của game, đại văn hào Charles Dickens đã nhờ tới sự trợ giúp của Jacob và Evie để tóm lấy những sinh vật siêu nhiên khét tiếng nhất London. Trong một tựa game như Assassin’s Creed, nơi những hiện tượng siêu nhiên xuất hiện như cơm bữa, điều này nghe có vẻ bình thường, nhưng điều đáng ngạc nhiên là tất cả những nhiệm vụ phụ đó đều dựa trên những câu chuyện và nhân vật có thật trong lịch sử,
Video đang HOT
Căn nhà số 50 Berkeley Square ngày nay
Trong Syndicate, bộ đôi nhà Frye bị một gã điên sống ở số nhà 50 Berkeley Square tấn công. Nếu tra Google, bạn sẽ tìm ra những kết quả cho thấy số nhà này có thật, và nó là căn nhà bị ma ám đáng sợ nhất thành phố London. Vậy “gã điên” đó là ai? Rất có thể đó chính là ngài Myers, một cư dân sống ở căn nhà số 50, với thói quen ở lỳ trên căn gác xép cả ngày và chỉ ra ngoài vào ban đêm. Khi Myers bị kiện bởi chủ nhà vào năm 1873 vì không trả tiền thuê, các nhà chức trách đã ngay lập tức dẹp bỏ vụ kiện trên. Tại sao? Vì Myers sống ở một căn nhà ma ám, chấm hết.
Những băng đảng đường phố
Một khía cạnh không hề nhỏ trong Syndicate chính là việc game thủ điều hành băng đảng The Rooks chiếm lại địa bàn của The Blighters, do tay sai của Starrick, kẻ thù chính trong Syndicate. Giống như Grand Theft Auto: San Andreas hay Middle-earth: Shadow of Mordor, cuộc chiến giành lãnh địa đã chẳng còn mới mẻ gì, nhưng với Syndicate, cuộc chiến này lại có cơ sở lịch sử rõ ràng.
Những tên tội phạm trong sổ sách lưu trữ của cảnh sát London
Đối với những người dân London thời đó, cuộc chiến giành địa bàn của những băng đảng xã hội đen là một chủ đề rất đáng sợ. Những băng đảng có thật như Peaky Blinders, Tiger Bay hay Fitzroy Place Boys (tên các băng đảng thường lấy theo khu vực chúng thường hoạt động) đã chiếm không ít những trang báo thời đó với những cuộc chiến đẫm mùi bạo lực. Thế nhưng thời đó những băng đảng tại London đều có thành viên rất nhỏ tuổi chứ không giống trong game.
Thế nhưng không thể chỉ đánh giá do những băng đảng này toàn “trẻ trâu” mà chúng bớt bạo lực đi. Những món vũ khí như tay gấu, dao, và thậm chí là cả súng đã được sử dụng. Vào những năm 1890, hay băng đảng Somers Town Boys và Clerkenwell Boys đã có những cuộc chiến với những khẩu súng ru lô có giá chỉ 10 shilling.
Một điều khác mà game không giống với thực tế chính là quy mô của những băng đảng. Chúng không to đến mức lũng đoạn cả nền kinh tế London như trong Syndicate. Những đứa trẻ chỉ dám ăn trộm xe chở bưu phẩm và những xe chở hàng để kiếm đồ nuôi sống băng nhóm. Nhiều băng đảng cũng chỉ dám đi móc túi dù rằng chúng có quy mô tổ chức khá lớn.
Những món thuốc đầy độc hại
Đầu game, bạn gặp hẳn Charles Darwin huyền thoại, người giới thiệu cho bạn món thuốc Soothing Syrup, một thứ chất gây nghiện đầy độc hại nhưng được bán ra như một món thuốc chữa bách bệnh. Cuộc điều tra của riêng Jacob Frye dẫn người chơi đến John Elliotson, một bác sỹ tại nhà thương điên Lambeth, và là một kẻ có máu mặt trong hàng ngũ Thập Tự.
Thực tế, câu chuyện tưởng chừng như hư cấu này lại chính xác và có thật đến mức đáng sợ. Bỏ qua tất cả những gì liên quan đến Templars, thì mọi thứ đều có thật. Vào thời bấy giờ một món “thuốc” có tên Mrs. Winslow Soothing Syrup đã tràn ngập khắp các khu phố nghèo của London. Đó là một thứ dược phẩm được tạo ra bởi Charlotte N. Winslow tại Mỹ năm 1849, và được quảng bá rộng rãi bởi hai ông con rể của bà là Jeremiah Curtis và Benjamin A. Perkin. Ban đầu, món Soothing Syrup này được quảng cáo là giúp trẻ nhỏ hay quấy khóc hay đang sốt mọc răng ngủ ngon lành ngoan ngoãn. Nhưng rồi người lớn cũng bắt đầu thích sử dụng chúng.
Thứ ma túy độc hại có thật trong lịch sử
Vì sao? Vì một lý do rất đơn giản, thành phần chính của thứ độc dược này là morphine sulphate, một thứ chất giảm đau nhưng gây nghiện, rất có hại cho sức khỏe người sử dụng.
Kết quả là, không ít trẻ sơ sinh và thậm chí cả người lớn đã bị ngộ độc do dung quá liều. Đến năm 1911, Hiệp hội Y học Mỹ đã liệt món Soothing Syrup này vào những thứ độc dược, nhưng mãi đến năm 1930, món thuốc đầy nguy hại đó mới biến mất khỏi thị trường Anh Quốc, tồn tại gần 80 năm ròng rã.
Những lỗi, bug trong GTA và nhiều tựa game gây ra các thiệt hại về kinh tế lớn chưa từng thấy trong lịch sử
Chắc không nhiều người có thể ngờ rằng các bug, lỗi game lại có thể gây thiệt hại về mặt tiền bạc nhiều tới vậy.
Lỗi game đơn giản là một phần không thể thiếu của thế giới game. Khi mà các trò chơi ngày càng trở nên phức tạp hơn, thì các lập trình viên cũng khó khăn hơn trong việc loại bỏ hoàn toàn các lỗi. Nhưng chúng ta có thể thấy nhiều lỗi game là vô hại, đôi khi có những lỗi còn tạo nên nhiều điều thú vị, có tính giải trí cao. Nhưng không thể phủ nhận thực tế rằng cũng có nhiều bug gây ra thiệt hại về kinh tế vô cùng to lớn, bởi ngành công nghiệp game giờ đây đang là một nghành kinh doanh vô cùng lớn mạnh. Để chứng minh điều này, chúng ta hãy cùng xem dưới đây là những lỗi game gây ra thiệt hại kinh tế lớn nhất từng được biết.
Vụ kiện Hot Coffee gây thiệt hại 20 triệu USD cho Take-Two Interactive
Các trò chơi của loạt game nổi tiếng Grand Theft Auto luôn được biết đến với nhiều yếu tố nhạy cảm và bạo lực, đây cũng là lý do khiến tựa game này được gắn mác M, nghĩa là trò chơi chỉ dành cho người trưởng thành. Tuy nhiên, Grand Theft Auto: San Andreas đã đi quá giới hạn của một trò chơi gắn mác M, và đã khiến công ty mẹ của Rockstar là Take-Two Interactive phải trả một khoản tiền khổng lồ 20 triệu đô la.
Nguyên nhân của câu chuyện nằm ở việc các nhà lập trình của GTA San Andreas đã tạo ra một mini game có liên quan đến tình ái . Mini game này cho phép người chơi điều khiển nhân vật chính của trò chơi là CJ có hành động nhạy cảm với bạn gái của anh ấy. Mặc dù Rockstar đã ra quyết định cắt đoạn mini game này ra khỏi bản phát hành chính thức, nhưng các lập trình viên đã không làm chính xác như vậy, họ chỉ ẩn nó đi. Và mọi chuyện chỉ bị bung bét khi PatrickW, một hacker đã đưa ra bản mod GTA có tên Hot Coffee vào tháng 6 năm 2005, cho phép người chơi trải nghiệm tất cả những bí mật bị giấu kín trong GTA San Andreas.
Vụ việc đã khiến Grand Theft Auto: San Andreas không còn giữ được mác M nữa,mà phải chuyến sang gắn mác AO ( nghĩa là chỉ dành cho người lớn), và khiến Take-Two Interactive mất 20 triệu USD cho vụ kiện này. Đến tháng 8 năm 2005 Rockstar mới đưa ra bản vá lỗi và hoàn toàn loại bỏ các mini game ra khỏi GTA San Andreas, qua đó kéo mác M trở lại với tựa game này.
For Honor gặp lỗi khiến người chơi đánh mất giải thưởng giá trị
Loạt game anh hùng có tên For Honor đã gây nên một trong những thiệt hại đáng tiếc nhất cho người chơi tham gia vào giải đấu của trò chơi này.Với bug có tên "Unlock tech", khiến các cuộc tấn công trở nên khó kiểm soát hơn, và người được hưởng lợi từ lỗi này trong một cuộc chiến tranh giải thưởng trị giá 10.000 USD là Jakub Palen, sau khi đã có một trận chiến dễ dàng với đối thủ của mình.
Như chúng ta có thể hiểu, các cuộc tấn công không thể chống đỡ là một lợi thế quá lớn với người chơi các video game đối kháng dựa trên kỹ năng. Palen sau khi giành thắng lợi đã thú thực với mọi người rằng không ngờ mình lại có một trận đấu dễ dàng đến thế, điều này khẳng định tầm quan trọng của các lỗi công nghệ đến các giải đấu esports.
Mặc dù sau đó Giám đốc sáng tạo Roman Campos Oriola cảnh báo Palen rằng anh sẽ cần phải thay đổi lối chơi khi chỉ 2 ngày sau, Ubisoft đã tung ra một bản cập nhật lớn để vá lỗi Unlock tech, nhưng điều đó là quá muộn,Palen đã giành giải, và mọi chuyện đã chỉ còn là quá khứ.
Lỗi game Counter-Strike: Global Offensive khiến Fnatic mất giải thưởng 250.000 USD
Tại giải đấu CSGO-DreamHack Winter có giải thưởng lên đến 250.000 USD vào năm 2014, đội esports có tên Fnatic đã khai thác một bug của game này để đưa được một thành viên trong nhóm mình vào một khu vực đặc biệt trong bản đồ, nơi mà anh ta có thể quan sát và bắn vào mọi nơi trên map chơi đó, một lợi thế quá lớn đã giúp Fnatic giành được mười chiến thắng liên tiếp trước đối thủ LDLC.
Sử dụng cách nhảy lên vai nhau để đưa đồng đội tới những khu vực cao mà thông thường không thể với tới, đó là cách mà Fnatic đã đưa thành viên của đội mình tiến đén bug của game. Nhưng cần phải nói thêm rằng các quy định của giải đấu cũng không làm rõ vấn đề này, và việc làm của Fnatic vì thế có vẻ như cũng không phạm luật.
Vì những căn cứ để tước đi thắng lợi của Fnatic là không rõ ràng, các thẩm phán đã đưa ra giải pháp là tổ chức lại trận đấu. Nhưng Fnatic từ chối, và nói rằng trận đấu đã lấy đi quá nhiều thứ của họ, đó là niềm vui và sự phấn khích mà một CS: GO Major nên mang đến cho cộng đồng. Cho dù vì tình yêu đích thực dành cho trò chơi và cộng đồng của CSGO, hay để giữ thể diện sau một trận đấu gây tranh cãi, Fnatic cũng đã từ chối thi đấu lại và tất nhiên điều đó có nghĩa là họ cũng từ bỏ luôn cả cơ hội nhận tiền thưởng.
Hé lộ sự thật đằng sau Half-Life: Alyx khiến fan "đau lòng, thắt ruột" Để ra mắt Half-Life: Alyx, Valve đã phải "hy sinh" 2 dự án lớn là Half-Life 3 và cả Left 4 Dead 3 nữa. Để ra mắt Half-Life: Alyx, Valve đã phải "hy sinh" 2 dự án lớn là Half-Life 3 và cả Left 4 Dead 3 nữa. Đây đều là những cái tên được người hâm mộ trông ngóng trong suốt cả...