Những sự thật kinh hoàng về phiến quân IS
Với sự tàn bạo của mình, Nhà nước Hồi giáo (IS) đã nhanh chóng gây chấn động trên toàn thế giới và trở thành mối đe dọa của nhiều quốc gia.
Chỉ trong thời gian ngắn, Nhà nước Hồi giáo (IS) đã được cả thế giới biết đến với những hành động tàn độc. Nhà nước Hồi giáo trở thành mối đe dọa không chỉ với các nước trong khu vực Trung Đông mà còn với nước Mỹ và cả thế giới. Vậy IS là ai và tại sao tổ chức này lại phát triển nhanh đến vậy?
Sự ra đời của IS?
Nhà nước Hồi giáo (IS) là một nhóm các chiến binh dòng Sunni, được thành lập vào năm 2006 tại Iraq, bắt nguồn từ tổ chức khủng bố Al Qeada. Tuy nhiên vì tư tưởng cực đoan nên vào đầu năm nay, Al Qeada cũng đã tuyên bố cắt đứt quan hệ với tổ chức này.
Bằng cách nào IS lại lớn mạnh như hiện nay?
IS lớn mạnh nhờ tận dụng sự căng thẳng giữa người Hồi giáo dòng Sunni và Shiite. Bên cạnh đó, việc Mỹ chiếm đóng Iraq và Syria chìm trong cuộc nội chiến kéo dài trong 3 năm qua cũng đã tạo khoảng trống để tổ chức này lớn mạnh. Hiện IS đã trở thành tổ chức vũ trang cực đoan nguy hiểm nhất thế giới.
Thủ lĩnh của IS Abu Bakr al-Baghdadi, được biết tới như hiện thân của Osama bin Laden
Tại sao IS liên tục thay đổi tên?
Video đang HOT
Chỉ trong vòng một thời gian ngắn, Nhà nước Hồi giáo (IS) đã thay đổi với nhiều tên gọi như Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Levant (ISIL), Nhà nước Hồi giáo Iraq và Syria (ISIS). Theo hãng tin AP, tên ISIS và ISIL đã thể hiện đúng mục đích thành lập nhà nước riêng tại các tỉnh dọc biên giới Iraq và Syria của IS. Tuy nhiên nhóm chiến binh này đã tuyên bố đổi tên thành Nhà nước Hồi giáo (IS) sau khi giành những thắng lợi lớn tại Iraq.
Mục tiêu của IS là gì?
IS một lòng tin vào những giáo điều hà khắc của luật Hồi giáo Sharia. Chúng đang theo đuổi mục tiêu thành lập một nhà nước Hồi giáo, quản lý người dân bằng luật Sharia. Theo Liên Hợp Quốc, hiện các thành viên trong Nhà nước Hồi giáo đang “thanh lọc sắc tộc và tôn giáo một cách rộng rãi”, nhằm vào những người theo đạo Cơ-đốc giáo, những người Turkmen, Shabaks và Yazidis.
Lãnh đạo của IS?
Abu Bakr al-Baghdadi là thủ lĩnh của Nhà nước Hồi giáo (IS). Baghdadi có biệt danh Abu Du’a, sinh năm 1971 tại Samarra, Iraq. Y còn được biết đến với tên gọi là hiện thân của Osama bin Laden. Hiện các cơ quan chức năng đang treo giải thưởng trị giá 10 triệu USD cho ai cung cấp thông tin để giết được Baghdadi.
IS kiếm tiền từ đâu?
Các vụ bắt cóc, cướp bóc, từ việc bán dầu mỏ tại thị trường chợ đen đã khiến IS có một nguồn tài chính dồi dào. Không chỉ có vậy, tổ chức này còn kiếm tiền từ những cá nhân giàu có trên thế giới, những người sẵn sàng trả tiền để được bảo vệ tính mạng.
Theo Khampha
Tấn công Gaza, Israel phạm tội ác chiến tranh?
Các hành động quân sự của Israel nhằm vào lực lượng Hamas tại dải Gaza khiến hàng trăm người thiệt mạng trong những ngày qua có thể khiến Israel đối mặt với cáo buộc tội phạm chiến tranh do không bảo vệ được dân thường.
"Hôm nay thế giới phải cảm thấy hổ thẹn"
Đó là câu nói của người đứng đầu cơ quan Công tác và Cứu trợ Liên hợp quốc (UNRWA), phản ứng trước một vụ pháo kích nhằm vào một trường học của tổ chức này ở dải Gaza và cũng là nơi trú ẩn của 3.000 người Palestine vào ngày 30/7. Theo Bộ Y tế Palestine, vụ tấn công đã khiến 20 người thiệt mạng.
Liên hợp quốc đã lên án Israel về hành động tấn công này. Về phần mình Tel Aviv không đưa ra một lời giải thích trực tiếp nào, nhưng Israel khẳng định mục đích của họ là nhằm vào Hamas tại các khu vực dân sự, và quân đội Israel không nhằm vào dân thường.
Tuy nhiên UNRWA cho biết họ đã gửi tín hiệu định vị vệ tinh (GPS) của ngôi trường tới Israel 17 lần, nhằm đảm bảo rằng nơi trú ẩn này của người dân sẽ được an toàn, thế nhưng một cuộc tấn công đẫm máu vẫn xảy ra.
Ngay cả đồng minh thân cận nhất của Israel là Mỹ cũng lên tiếng phản đối cuộc pháo kích nhằm vào ngôi trường này là "hoàn toàn không thể chấp nhận được và không thể bênh vực."
Liệu Israel có phải đối mặt với cáo buộc tội ác chiến tranh?
Ông Geoffrey Nice, một trong những công tố viên nổi tiếng nhất thế giới về tội phạm chiến tranh khẳng định: "Điều này chắc chắn có thể xảy ra. Luôn có cơ hội cho Palestine nếu như họ chuẩn bị vụ việc này đưa ra Tòa án Hình sự Quốc tế".
Một bé gái bị thương sau vụ pháo kích của Israel vào trường học ở dải Gaza
Các cuộc tấn của của Israel nhằm vào dải Gaza hiện là tâm điểm chú ý của dư luận thế giới và bị lên án một cách mạnh mẽ, chính phủ Israel biện minh cho hành động của mình rằng Hamas là một tổ chức khủng bố, chúng đã thực hiện các vụ bắn tên lửa nhằm vào Israel mà không quan tâm cái gì hay ai ở trên mảnh đất ấy.
Tuy nhiên công tố viên Nice cho biết "không có cuộc điều tra rõ ràng" thì sẽ không thể đưa ra một lời buộc tội thích hợp. Ông đồng thời cho biết Israel có quyền tự vệ, họ có thể có những bước đi thích hợp để tránh những thiệt hại quá mức.
Theo Liên hợp quốc, dân thường và những địa điểm như trường học, các khu vực tôn giáo được luật pháp quốc tế như Công ước Geneva bảo vệ. Bất cứ ai tiến hành một cuộc chiến tranh khiến người dân thiệt mạng và phá hủy những địa điểm được quốc tế bảo vệ sẽ luôn "có nguy cơ phạm tội ác chiến tranh".
Từ trước tới nay, nhiều nước lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc... và cả Israel vẫn chưa ký tham gia Tòa án Hình sự Quốc tế, và có vẻ như họ được miễn tố trong các vụ việc. Thế nhưng giờ đây mọi thứ đã thay đổi.
Ông Geoffrey Nice trích dẫn trường hợp tàu Mavi Marmara mang cờ Comoros bị Israel tấn công khi tìm cách tiếp cận Gaza vào năm 2010. Vì được đăng ký tại Comoros, một thành viên của Tòa án Hình sự Quốc tế, cho nên trong vụ này Israel phải chịu bồi thường cho những thiệt hại về người và của mà họ đã gây nên cho con tàu.
Từ ví dụ trên, ông Nice khẳng định trong vụ này "Công tố viên sẽ phải xem xét mở một cuộc điều tra liên quan tới Israel."
Nhưng nếu như Palestine bị đưa ra trong vụ việc này, thì đây "sẽ là cơ hội để nhìn nhận cả hai bên, và quyết định điều gì cần phải làm."
Và thậm chí nó sẽ liên quan tới Mỹ, nơi cung cấp vũ khí cho Israel. Tuần trước, Lầu Năm Góc cho biết, họ đã tái cung cấp vũ khí cho Tel Aviv để quốc gia này có thể tiếp tục chiến dịch tại dải Gaza.
"Nếu cuộc điều tra về hành động có liên quan tới Israel được tiến hành, nó có thể sẽ được mở rộng tới những bên cung cấp vũ khí, một khi họ biết rằng những vũ khí đó sẽ được sử dụng để phạm tội .
Theo Khampha
Tổ chức HRW cảnh báo Ukraine có thể phạm tội ác chiến tranh Ngày 24/7, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) đã hối thúc quân đội Ukraine ngừng sử dụng loại rốckét Grad được cho là đã giết chết ít nhất 16 thường dân trong 4 vụ tấn công gần đây và cảnh báo rằng việc bắn các loại vũ khí như vậy vào các khu vực dân cư có thể là tội ác chiến...