Những sự thật ít biết về Ngày thứ Sáu đen
Black Friday được biết đến như ngày hội mua sắm lớn nhất ở nền kinh tế lớn nhất thế giới. Song không chỉ mua sắm, nó còn chứa đựng rất nhiều bí mật thú vị.
Thuật ngữ “Black Friday” vốn được dùng cho sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ hồi thế kỷ 19. Lần đầu tiên nó được dùng là vào 24 tháng 9 năm 1869, khi hai nhà đầu cơ là Jay Gould và James Fisk cố gắng lũng đoạn thị trường vàng, dẫn tới sự can thiệp của chính phủ vào thị trường chứng khoán New York. Rất nhiều nhà đầu tư nhanh chóng mất một khoản tiền lớn và họ gọi đó là một “ngày thứ 6 đen tối”.
Vụ diễu hành của ông già Noel là hành động bắt đầu của Black Friday. Theo đó, lễ diễu hành vốn được xem như một phần trong dịp lễ Tạ ơn ở Mỹ và phần nào bị ảnh hưởng bởi người hàng xóm Canada. Ở cuối đoàn diễu hành, khi ông già Noel bước ra thì cũng có nghĩa là kỳ nghỉ lễ bắt đầu và thời gian mua sắm đã đến.
Ngày lễ Tạ ơn được xác định gián tiếp bởi kỳ mua sắm. Đây là một câu chuyện khá thú vị trong lịch sử. Đó là khi tổng thống Abraham Lincoln tuyên bố ngày lễ Tạ ơn là vào thứ 5 cuối cùng của tháng 11 (có thể sẽ là vào tuần thứ 4 hoặc thứ 5). Song đến năm 1939, ngày thứ 5 cuối cùng lại rơi đúng vào ngày cuối tháng, khiến các nhà bán lẻ lo lắng về thời gian dành cho mua sắm quá ít. Họ đã kiến nghị lên chính phủ và tổng thống lúc bấy giờ Franklin Delano Roosevelt quyết định đẩy ngày lễ lên trước một tuần. Chưa dừng lại ở đó, 3 năm tiếp theo, mỗi vùng ở Mỹ lại kỷ niệm ngày lễ Tạ ơn (Thanksgiving day) với thời điểm khác hẳn nhau, dẫn đến người ta gán luôn tên cho ngày lễ này là “Frankgiving day” để chế diễu tổng thống Roosevelt. Câu chuyện chỉ dừng lại khi Quốc hội Mỹ quyết định lấy ngày thứ 5 tuần thứ 4 để bắt đầu dịp lễ, đảm bảo luôn có một tuần mua sắm nữa trước giáng sinh.
Các nhà bán lẻ từng cố đổi tên nó thành “Ngày thứ sáu lớn” (Big Friday). Theo tờ New York Times năm 1975, Black Friday vốn là một từ lóng xuất phát từ cảnh sát Philadelphia, khi họ ngán ngẩm với giao thông hỗn loạn và ùn tắc bởi dòng người đổ đi mua sắm. Điều này khiến các nhà bán lẻ lo lắng vì ảnh hưởng tiêu cực của thuật ngữ này, nên họ đã cố gắng chuyển nó thành “Ngày thứ sáu lớn” như đã đề cập. Tuy nhiên, nỗ lực này không mang lại kết quả.
Video đang HOT
Nó chỉ trở thành thuật ngữ mang tính “toàn quốc” sau thập niên 90. Trước đó, Black Friday vẫn “nằm” lại ở Philadelphia và chỉ tác động một chút đến Trenton, New Jersey. Phải đến giữa thập niên 90, thuật ngữ này mới được sử dụng rộng rãi ở Hoa Kỳ.
Các nhà bán lẻ cố gắng tận dụng mặt tích cực của chữ “black”. Bên cạnh “Big Friday”, giới bán lẻ ở Mỹ còn cố gắng biến từ “black” (đen) trở nên tích cực hơn, khi ám chỉ rằng vào dịp mua sắm này, họ đã “có được lợi nhuận” theo ý nghĩa của từ “in the black”. Trên thực tế, Black Friday luôn chứng kiến lượng bán hàng nhảy vọt. Vào năm ngoái người ta đã chi tới 59,1 tỷ USD trong ngày này, song vẫn chưa rõ ràng lợi nhuận ròng kiếm về – cơ sở cho việc giảm giá – của các cửa hàng là bao nhiêu.
Black Friday trở thành ngày mua sắm lớn nhất năm từ 2001. Phải đến năm này, Ngày thứ 6 đen tối mới thực sự trở thành dịp mua sắm mạnh nhất của người Mỹ. Đó là bởi văn hóa xứ cờ hoa có những điểm độc đáo riêng, họ không yêu sự giảm giá mà yêu sự “chần chừ” – tức là vào thứ 7 trước giáng sinh mới là thời điểm những chiếc ví rỗng nhất.
Black Friday được toàn cầu hóa. Các nhà bán lẻ Canada đã phải nhăn mặt khi khách hàng của họ tìm xuống phương nam (nước Mỹ) để mua sắm trong ngày Black Friday, và do đó, những chiến lược bán hàng tương tự được đưa ra. Không chỉ ở Bắc Mỹ, các quốc gia khác cũng “ăn theo” ngày này, đơn cử như một hãng ở Trung Quốc đã giảm giá và bán được tới 2 triệu chiếc áo ngực chỉ trong một giờ – tức là khi xếp lại, chúng sẽ cao gấp 3 lần đỉnh Everest.
Ngày thứ 6 đen sắp biến mất. Đây là một điều bất ngờ song lại rất có cơ sở. Đó là khi các hãng đã bắt đầu bán hàng ngay từ đêm thứ 5 – vào ngày lễ Tạ ơn. Khởi đầu là Walmart năm 2011 và sau đó các cửa hàng khác cũng học theo nhanh chóng. Theo thống kê, 33 triệu người Mỹ cũng cho biết, họ đã lên kế hoạch mua sắm ngay sau khi thưởng thức món gà tây. Nghĩa là rất có thể trong thời gian tới, người ta sẽ sử dụng thuật ngữ “Ngày thứ 5 xám xịt” (Grey Thursday) thay cho “Ngày thứ 6 đen”.
Theo Vũ Vũ
Người Mỹ xếp hàng đội mưa gió đón Black Friday
Người dân Mỹ đang háo hức xếp hàng chờ đón ngày vàng mua sắm Black Friday bất chấp thời tiết giá lạnh.
Người dân nước Mỹ đang rất háo hức chờ đón ngày hội mua sắm "Black Friday", ngày vàng giảm giá vào thứ Sáu ngay sau lễ Tạ ơn được tổ chức hàng năm với hàng chục ngàn mặt hàng được giảm giá cực lớn. Đây được coi là cơ hội mua sắm tốt nhất trong năm cho người dân Mỹ, mở đầu cho mùa mua sắm chào đón Giáng sinh và năm mới.
Black Friday năm nay diễn ra vào thứ Sáu ngày 29/11 (tức ngày 30/11 ở Việt Nam), tức là chỉ 1 ngày ngay sau lễ Tạ ơn. Và ngay trong ngày lễ Tạ ơn này, nhiều người dân Mỹ đã sẵn sàng bỏ qua những bữa tiệc vui vẻ cùng gia đình để dựng lều ngay bên ngoài các trung tâm mua sắm lớn để được là những người đầu tiên được hưởng những ưu đãi khổng lồ của ngày vàng giảm giá Black Friday.
Nhiều chiếc lều được dựng lên bên ngoài siêu thị Best Buy
Black Friday đã trở thành một truyền thống ở nước Mỹ, và truyền thống này có khởi đầu khá kỳ lạ. Năm 1965, trong một ngày thứ Sáu sau lễ Tạ ơn, hàng trăm ngàn người dân Philadelphia đổ ra đường để mua sắm cho lễ Giáng sinh sắp tới, gây ra cảnh tắc đường nghiêm trọng, và nhiều người phải chờ đợi trong suốt thời gian dài trên phố trong cảnh xe cộ ùn tắc. Ngay lập tức, các cửa hàng hai bên đường đã rầm rộ khuyến mại giảm giá các mặt hàng để thu hút người mua, khởi đầu cho truyền thống Black Friday rất được người dân chào đón.
Năm nay, gần chục người đã tụ tập tại trung tâm mua sắm Best Buy ở bang Virginia ngay từ tối hôm thứ Tư và dựng lều ăn ngủ tại chỗ và chấp nhận dùng bữa Tạ ơn ngay trong lều do người nhà mang tới để "xí chỗ" cho ngày Black Friday.
Đứng trước căn lều của mình, anh Vishal Patel cho biết: "Giờ đây nó giống như một truyền thống. Nhiều người thậm chí coi Black Friday là truyền thống còn quan trọng hơn cả lễ Tạ ơn."
Nhiều người Mỹ coi Black Friday quan trọng hơn cả lễ Tạ ơn
Ở khu mua sắm Chesapeake, dòng người xếp hàng bên ngoài siêu thị Best Buy đã kéo dài ngay từ chiều thứ Năm, một số người còn mang theo gà tây bọc trong giấy bạc theo đúng phong tục của lễ Tạ ơn. Họ vẫn kiên nhẫn chờ đợi, bất chấp tuyết rơi rất dày và nhiệt độ được dự báo là sẽ xuống rất thấp.
Tín đồ Black Friday Joe Rice hóm hỉnh: "Người qua đường nhìn chúng tôi như một lũ điên. Họ nhìn chằm chằm và chỉ trỏ về phía chúng tôi, còn chúng tôi thì vẫy tay và cười với họ."
Những "tín đồ mua sắm" này đã tự trang bị cho mình lều bạt, áo ấm và lò sưởi để chống chọi lại với nhiệt độ lạnh giá với mục đích cuối cùng là kiếm được giá hời với những món đồ mà họ hằng mơ ước.
Người dân co ro xếp hàng trong giá lạnh chờ đón Black Friday
Anh Dave Bonham thổ lộ: "Nếu giờ mới xếp hàng thì bạn sẽ phải chờ đến năm sau mất. Họ có rất nhiều món giảm giá rất hời: laptop chỉ còn 180 USD, tivi màn hình lớn giá 300 USD giờ chỉ còn 180 USD..."
Trong quá trình chờ đợi này, họ chơi game, trò chuyện với nhau hoặc chui vào lều ngủ để giết thời gian. Một số người còn nhìn vào cách bài trí của siêu thị để nắm được vị trí những món hàng mà mình yêu thích sớm nhất.
Siêu thị Best Buy sẽ mở cửa vào 6 giờ chiều ngày lễ Tạ ơn và hoạt động suốt đêm cho đến hết ngày Black Friday. Một số chuỗi siêu thị bán lẻ khác trên khắp nước Mỹ sẽ mở cửa lúc 8 giờ tối.
Theo Wavy
Venezuela: Tổng thống được trao "siêu quyền lực" Theo đạo luật mới này, Tổng thống Maduro sẽ có thể ra các sắc lệnh mà không phải thông qua trước Quốc hội trong thời gian 12 tháng. Ngày 19/11, Quốc hội Venezuela đã thông qua bước cuối cùng phê chuẩn đạo luật trao những quyền lực đặc biệt cho Tổng thống Nicolas Maduro trong "cuộc chiến kinh tế" mới được phát động...