Những sự thật ít ai biết về nền văn minh Maya
Nền văn minh Maya là nền văn minh rực rỡ nhất của nhân loại, tuy nhiên, ít ai biết những sự thật bí ẩn về nền văn minh này.
Nền văn minh Maya là nền văn minh cổ đặc sắc được xây dựng bởi người Maya, một bộ tộc thổ dân châu Mỹ từ 2000 năm trước từng sinh sống ở bán đảo Yucatan thuộc khu vực Trung Mỹ. Nền văn minh Maya đã đạt tới trình độ cao không những trong lĩnh vực kiến trúc mà còn phát triển rực rỡ về toán học và thiên văn học. Phần lớn người Maya đã bị diệt vong vào khoảng thế kỷ IX đến thế kỷ X và nhiều công trình kiến trúc và di sản của họ cũng đã biến mất.
Ảnh: Ancient Origins.
Dưới đây là những bí mật thú vị về người Maya và nền văn minh đặc sắc này:
Người Maya chưa biến mất hoàn toàn
Các nhà khoa học cho rằng nền văn minh Maya đã kết thúc và khoảng thế kỉ IX và thế kỉ X, tuy nhiên, sự sụp đổ của nền văn minh Maya không có nghĩa người dân bản địa đã biến mất. Thống kê cho thấy, khoảng 40% dân số của đất nước Guatemala hiện nay là người gốc Maya. Một số khu vực sinh sống chủ yếu hiện nay của người Maya là miền Nam Mexico và bán đảo Yacatan.
Tàn dư của nền văn minh Maya vẫn còn nằm dưới lòng đất
Nhiều công trình kiến trúc của nền văn minh Maya còn nằm dưới lòng đất. (Ảnh: IB Times)
Một số vùng đất lớn của người Maya như thành phố Palenque và Chichen Itza (Mexico) đã được khai quật, mặc dù vậy, vẫn còn rất nhiều thành phố khác thuộc nền văn minh Maya bị chôn vùi dưới lòng đất. Người ta cho rằng, tàn tích của thành phố cổ Tikal tại Guatemala vẫn đang cất giấu những ngồi đền bí mật.
Môn thể thao đẫm máu là truyền thống trong thế giới cổ đại Maya
(Ảnh: Nat Geo Education)
Video đang HOT
Những sân bóng được xây dựng tại nhiều thành phố của người Maya là nơi diễn ra các cuộc thi đấu đẫm máu giữa các vận động viên giỏi nhất. Những người chiến thắng trong cuộc thi này sẽ trở thành vật hiến tế cho thần linh. Người Maya tin rằng, việc chiến đấu và hi sinh tại đây là một vinh dự lớn.
Người Maya không tin vào tận thế
Quyển lịch của người Maya (Ảnh: Pinterest)
Sau khi các nhà khảo cổ tìm thấy quyển lịch của người Maya, mọi người cho rằng người Maya đã đánh dấu ngày 21/12/2012 là thời điểm tận thế của thế giới. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy. Người Maya tin rằng, sự kết thúc của quyển lịch là điểm bắt đầu cho một chu kì 5.125 năm tiếp theo.
Nguyên nhân nền văn minh Maya sụp đổ vẫn còn là một bí ẩn
Bắt đầu từ thế kỉ VIII, các thành phố của nền văn minh Maya dần biến mất. Những công trình kiến trúc tiên tiến và nhiều di sản của người Maya đã nhanh chóng sụp đổ. Các cuộc di dân trở nên phổ biến, nhiều người dân Maya đã chết trong những cuộc di cư này. Tuy nhiên, nguyên nhân của sự sụp đổ nền văn minh Maya vẫn còn là một ẩn số.
Một số nhà khoa học cho rằng, nền văn minh Maya sụp đổ do sự xuất hiện của các cuộc xâm lăng. Một số khác cho rằng, dân số quá cao dẫn đến biến đổi khi hậu và môi trường cạn kiệt. Mặc dù vậy, tất cả những nhận định này vẫn chỉ là giải thuyết.
Theo VTV
Giải mã cột đá "bảo vật độc nhất" trên núi Dạm
Cột đá hình rồng phượng nặng trên 50 tấn được đồn đoán là vật trấn yểm của Cao Biền trên đỉnh núi Dạm (Bắc Ninh) đã thu hút nhiều nhà khoa học.
Những giả thuyết khác nhau được đưa ra, nhưng đến nay cột đá kỳ lạ này vẫn là một bí ẩn khó lý giải nhất.
Cột đá khổng lồ
Ông Lê Viết Nga, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh bật mí về một bảo vật quý hiếm mà ông và các nhà khoa học trên khắp cả nước đang đau đầu nghiên cứu, tìm hiểu để đưa ra một lời giải hợp lý nhất. Đó chính là cột đá khổng lồ ngự trị trên đỉnh núi Dạm, bên cạnh ngôi chùa Dạm cổ kính đất Kinh Bắc thuộc xã Nam Sơn, TP Bắc Ninh.
Khi chúng tôi có mặt dưới chân núi Dạm đã thấy cột đá khổng lồ sừng sững trên đỉnh núi. Càng tiến lại gần, mọi người càng kinh ngạc trước khối đá to lớn ước lượng trên 50 tấn mà người xưa không biết bằng cách nào, đã đưa lên núi Dạm thành công.
Toàn cảnh cột đá trên núi Dạm.
Theo tư liệu còn sót lại, chùa Dạm vốn là ngôi chùa cổ hàng nghìn năm tuổi. Trước đây, ngôi chùa có hàng trăm gian làm bằng gỗ lim nhưng trong thời kỳ chiến tranh đã bị đốt sạch. Quân thực dân Pháp thậm chí còn đánh phá cả phần mái che của cột đá nhưng không dám phá cột đá ấy đi.
Câu chuyện cứ thế chìm vào quên lãng. Chùa Dạm sau bao nhiêu năm cũng trở thành phế tích sau lớp đất đá. Mãi đến năm 2012, Viện Khảo cổ mới tiến hành khảo sát và thực hiện khai quật cho đến ngày nay. Nhiều hiện vật quý và kỳ lạ dần được bóc tách sau những lớp đất sâu của chùa Dạm. Nhưng có thể nói, cột đá khổng lồ vẫn là tâm điểm chú ý và bàn luận. Nhưng cũng là hiện vật có nhiều giả thuyết và khó lý giải nhất.
Hình lưỡng long chầu nguyệt phía trên cột đá.
Những giả thuyết khác nhau
Hoà thượng Thích Thanh Dũng, trụ trì chùa Hàm Long kiêm chùa Dạm cho biết: "Cột đá khổng lồ có rất nhiều giả thuyết khác nhau mà cho đến nay chưa có một kết luận thuyết phục chính xác".
Một trong những giả thuyết ấy cho rằng, đây là cột đá trấn yểm của Cao Biền. Người dân địa phương tin rằng, vùng đất Nam Sơn quanh núi Dạm vốn là đất phát vương, lại có địa thế đẹp tựa rồng cuộn hổ ngồi. Cao Biền vì sợ nước Nam sẽ sinh nhân kiệt nên sai người dùng cột đá ấy trấn yểm triệt tiêu huyệt khí.
Tuy nhiên, số đông các nhà khoa học bác bỏ giả thuyết ấy và cho rằng cột đá là một công trình kiến trúc chứ không liên quan đến việc trấn yểm của người Tàu. TS Lê Đình Phụng, Viện Khảo cổ cho rằng: "Cột đá gần giống với trụ đỡ của một kiến trúc nào đó mà chúng ta có thể liên hệ với chùa Một Cột. Bởi vua Lý Thánh Tông đã xây chùa Một Cột sau giấc mơ hoa sen, và người con của ông là vua Lý Nhân Tông cũng có thể dựng một ngôi chùa theo phiên bản trên núi Dạm".
Giả thuyết của TS Lê Đình Phụng có vẻ hợp lý nhưng câu hỏi đặt ra là "ngôi chùa phiên bản" ấy đâu? Một cột đá không thể chứng minh là cột trụ của ngôi chùa mà vua Lý Nhân Tông muốn xây dựng.
Trong khi đó, giả thuyết tiếp theo được đưa ra về cột đá khổng lồ này là một cái Linga theo văn hoá Chămpa. Nhìn hình dáng bề ngoài thì cột đá này khá giống biểu tượng Linga mà các đền phía Nam hay tôn thờ. Nhưng giả thuyết này cũng bị bác bỏ vì những hình rồng phượng và các lỗ vuông có trên cột đá chứng minh cột đá không phải là Linga.
Bia Hậu Lê ghi lại lịch sử chùa Dạm.
Ai làm ra cột đá?
Ông Lê Viết Nga bày tỏ, rất nhiều giả thuyết khác nhau nhằm chứng minh về cột đá nhưng không thoả đáng. Vậy, cứ tạm thời dẹp sang một bên câu hỏi việc cột đá là gì mà hãy chú ý tới việc cột đá do ai làm và làm thế nào để có thể đưa lên đỉnh núi Dạm.
Theo quan sát của chúng tôi cũng như ước lượng của các nhà nghiên cứu thì cột đá nặng trên 50 tấn. Khối hộp vuông phía dưới cột có tiết diện 1,4m và 1,6m. Phần tròn phá trên thu nhỏ hơn một chút và có đường kính gần 1,3m.
Điểm gây chú ý nhất là phần tròn và cũng là của toàn bộ cột đá này chính là tác phẩm điêu khắc rồng đá theo phong cách thời Lý. Thời Trần, Lê sau này điêu khắc rồng mang tính cách điệu cao hơn nhưng thời Lý hình rồng rất chi tiết, tỉ mỉ. Đôi rồng với vuốt 5 móng sắc nhọn, bờm thành búi, thân giống rắn quấn chặt cột đá, đuôi ngoắc vào nhau, miệng ngậm ngọc, đầu vươn cao tạo thành cặp lưỡng long chầu nguyệt.
Phía trên cột đá có tổng 6 lỗ hình chữ nhật và một số lỗ nhỏ không xác định. Chính những lỗ hình chữ nhật này đã khiến các nhà khoa học tin rằng, đó là các dầm chịu lực để xây dựng chùa một cột.
Ông Nga đặt câu hỏi, hàng ngàn năm trước với công cụ thô sơ thì làm cách nào để người ta đưa cột đá nặng 50 tấn lên tới đỉnh núi Dạm. Chúng tôi có tham vấn ý kiến của nhà nghiên cứu văn hoá Hán Nôm Nguyễn Khắc Bảo, ông Bảo cho rằng: "Chỉ cần xem hoa văn họa tiết thì cũng đủ biết cột đá này không phải do thợ miền Bắc làm. Điều chắc chắn mà tôi dám khẳng định là cột đá này do các tù nhân người Chiêm Thành làm ra".
Theo ông Bảo, loại đá làm cột này không có trong vùng Bắc Ninh, mà phổ biến ở vùng Hải Dương và Quảng Ninh. Người xưa đã vận chuyển cột đá theo đường sông Hồng, rồi đào ngòi Con Tên đến tận chân núi để kéo khối đá lên. Sau đó, họ mở một con đường dẫn lên núi mà độ dốc ở mức tối thiểu. Những khúc gỗ làm dầm chịu lực phải là loại gỗ lim hoặc cứng tương đương và số người thực hiện vận chuyển khối đá này phải lên đến cả nghìn người cùng voi kéo.
Chùa Dạm hiện nay vẫn đang trong thời kỳ khai quật, nhiều bí mật dưới lòng đất núi Dạm đang được hé mở. Cột đá khổng lồ dù chưa đi đến kết luận cuối cùng nhưng dù sao, cho đến nay vẫn là một bảo vật vô giá mà hàng nghìn năm qua đã sừng sững đứng trên đỉnh núi Dạm. Trải qua bao mưa nắng thăng trầm và cả những cuộc chiến tàn khốc, những hoa văn tinh xảo của cột đá vẫn nguyên vẹn xứng đáng là một kỳ quan vùng Kinh Bắc xưa.
"Chùa Dạm được xây dựng vào năm 1086. Sau hơn 10 năm xây dựng, năm 1097 chùa Dạm mới hoàn thành. Vua Lý đã đặt tên chùa là Cảnh Long Đồng Khánh và ban 300 mẫu tự điền. Hiện nay, chùa Dạm còn lại những di tích như nền móng đang khai quật, cột đá, bia rùa ghi lịch sử của chùa".
Hoà thượng Thích Thanh Dũng(trụ trì chùa Dạm)
"Cột đá là một trong những bảo vật quý hiếm mà vừa qua, chúng tôi đã báo cáo đề xuất công nhận bảo vật quốc gia. Dù chưa có kết luận khoa học cuối cùng nhưng có thể khẳng định, đây là cột đá độc nhất vô nhị chỉ có ở Bắc Ninh".
Ông Lê Viết Nga(Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh)
Trần Hòa
Theo Kiến thức
Phát hiện gây sốc về hố bẫy voi ma mút đầu tiên trong lịch sử loài người Ngày 6-11-2019, các nhà nghiên cứu từ Viện Nhân chủng học và Lịch sử Quốc gia Mexico đã phát hiện ra những chiếc bẫy cổ được con người thiết kế để săn voi ma mút, trong 1 cuộc khai quật trên mảnh đất dự kiến sẽ được sử dụng làm bãi rác ở khu phố Tultepec, phía Bắc thành phố Mexico. Theo các...






Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chiêm ngưỡng những hình ảnh về nhật thực đầu tiên của năm 2025

Cảnh kinh ngạc về bắc cực quang

Mặt Trời có thể đạt cực đại kép, chực chờ bùng nổ vào tháng 7?

Phát hiện lăng mộ của vị pharaoh Ai Cập bí ẩn có niên đại 3.600 năm

Phát hiện thành phố ngầm khổng lồ bên dưới kim tự tháp Giza của Ai Cập

Nước cổ đại 2 tỷ năm dưới lòng đất có vị như thế nào?

Người phụ nữ sở hữu tên dài nhất thế giới: Chứa 1.019 chữ cái, không phải ai cũng phát âm được

Siêu trăng non sắp hiện diện, có nơi kèm "sừng quỷ"

Chuyện thật như đùa: 3 anh em sinh ba cùng đỗ vào 1 trường ĐH, cưới vợ cùng 1 ngày và chuyện khó đỡ vào ngày tân hôn

Kho báu chứa 800 vật khác thường lộ ra giữa đồng

Người đàn ông bất ngờ đột tử chỉ vì uống quá nhiều nước

Sự kỳ lạ về loài linh dương cổ dài không cần uống nước
Có thể bạn quan tâm

Bí ẩn về "tháp ma" bỏ hoang gần 30 năm ở Bangkok vẫn đứng vững sau động đất
Thế giới
3 phút trước
Paramaribo - một góc Nam Mỹ
Du lịch
16 phút trước
Chuyển hồ sơ dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 tới Bộ Công an
Tin nổi bật
23 phút trước
MC đám cưới cùng vợ dùng clip nhạy cảm tống tiền nhân tình
Pháp luật
26 phút trước
Quỳnh Lương đăng bài có tên ViruSs, thái độ căng giữa lùm xùm tình ái hot nhất hiện nay
Sao việt
43 phút trước
Bất ngờ với tựa game miễn phí siêu độc lạ trên Steam, ra mắt cùng ngày vẫn được chú ý hơn loạt bom tấn
Mọt game
53 phút trước
"Pam yêu ơi" cho bố ra rìa vì 1 nhân vật, bố con Lê Dương Bảo Lâm xuất hiện độc lạ
Tv show
1 giờ trước
Tác dụng của quả và lá đu đủ với bệnh ung thư
Sức khỏe
1 giờ trước
Cho dù cháo đậu xanh hay đậu đỏ, hãy thêm một bước này trước khi nấu, đảm bảo cháo ngon không thể chê!
Ẩm thực
1 giờ trước
Cặp mẹ chồng - nàng dâu gây tranh cãi nhất hiện nay xuất hiện ở sự kiện, nhìn ảnh không ai dám tin
Hậu trường phim
1 giờ trước