Những sứ mệnh vũ trụ hấp dẫn

Theo dõi VGT trên

Những sứ mệnh vũ trụ được lên kế hoạch trong khoảng 5 – 6 năm tới đây có nhiều chi tiết hấp dẫn. Đây vẫn chưa phải là lúc chúng ta nghĩ tới việc đưa người lên sao Hỏa.

Những sứ mệnh vũ trụ hấp dẫn - Hình 1

Tàu vũ trụ Orion.

Tuy nhiên trước thời điểm đó, nhờ máy móc tự động, chúng ta có thể mang được một ít mẫu đất đá sao Hỏa về Trái đất.

Thiên Vấn 1 – Sứ mệnh khám phá sao Hỏa đầu tiên của Trung Quốc

Dự kiến thời gian khởi động: 20 – 25/7/2020.

Sự kiện Trái đất và sao Hỏa đến gần nhau trong tháng 7/2020 được Trung Quốc lợi dụng để phóng tàu quỹ đạo sao Hỏa cùng module đổ bộ và xe tự hành sao Hỏa.

Theo kế hoạch, con tàu sẽ bay vào quỹ đạo sao Hỏa vào tháng 2/2021. Trước đây, vào tháng 11/2011, Trung Quốc hợp tác với Nga để đưa tàu vũ trụ Yinghuo-1 lên quỹ đạo sao Hỏa trong khuôn khổ sứ mệnh Fobos-Grunt. Tuy nhiên do hệ thống động cơ gặp trục trặc, sứ mệnh đã không thành công.

Những sứ mệnh vũ trụ hấp dẫn - Hình 2

Sứ mệnh Thiên Vấn 1.

Sứ mệnh Mars 2020 và xe tự hành Perseverance

Dự kiến thời gian khởi động: 30/7/2020.

Cũng trong tháng Bảy, xe tự hành Perseverance được phóng về hướng sao Hỏa trong khuôn khổ Chương trình Mars Exploration của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA). Nhiệm vụ chủ yếu của xe tự hành Perseverance sau khi đổ bộ xuống hố va chạm Jezero trên sao Hỏa vào ngày 18/2/2021 là nghiên cứu các quá trình địa chất dưới góc độ môi trường thân thiện của sao Hỏa trong quá khứ.

Bên cạnh đó, xe tự hành Perseverance cũng tìm kiếm các dấu vết về sự sống trên sao Hỏa trong quá khứ, dưới dạng nhiên liệu mỏ hay các dấu hiệu có nguồn gốc sinh học. Xe tự hành Perseverance sẽ thu thập 31 mẫu đất đá tại một số vị trí đã chọn trên sao Hỏa.

Sau đó, một con tàu nhỏ do NASA phối hợp với ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu) chế tạo, sẽ thu gom bình chứa các mẫu đất đá và phóng lên quỹ đạo sao Hỏa. Tại đây, bình chứa được chuyển giao cho tàu quỹ đạo sao Hỏa rồi được đưa về Trái đất.

Sứ mệnh Perseverance có ý nghĩa rất thiết thực đối với việc khai thác sao Hỏa trong tương lai. Các dữ liệu thu thập được sẽ giúp các nhà khoa học phát triển các công nghệ đổ bộ và vận chuyển liên hành tinh. Các dữ liệu cũng giúp giải thích khả năng sản xuất oxy, đáp ứng nhu cầu khu định cư sao Hỏa trong tương lai.

Những sứ mệnh vũ trụ hấp dẫn - Hình 3

Xe tự hành Perseverance.

Video đang HOT

Kính viễn vọng không gian James Webb

Dự kiến thời gian khởi động: Tháng 4/2021

Chắc chắn, những người yêu thiên văn đều biết Kính viễn vọng Hubble là gì. Nhờ Kính Hubble, chúng ta có những hình ảnh đặc biệt về các khu vực vũ trụ xa xôi.

Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ là thiết bị công nghệ hoàn hảo hơn, thay thế cho Kính Hubble. Kính James Webb có khối lượng đạt tới 6,5 tấn, nhẹ hơn Kính Hubble gần một nửa.

Nó sử dụng hệ thống gương với tổng diện tích lớn hơn khoảng 6 lần so với hệ thống gương của Hubble. Nhiệm vụ chủ yếu của James Webb là thực hiện các quan sát cận hồng ngoại, tạo điều kiện nhìn sâu vào quá khứ vũ trụ.

Dự đoán, Kính James Webb giúp chúng ta quan sát được các ngôi sao đầu tiên sau Vũ nổ Lớn. Nhờ Kính Hubble, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về các quá trình hình thành thiên hà và các hệ thống sao.

Những sứ mệnh vũ trụ hấp dẫn - Hình 4

Kính viễn vọng không gian James Webb.

Artemis – Sứ mệnh đưa người quay trở lại Mặt trăng

Dự kiến thời gian khởi động: Năm 2021 (Artemis 1), năm 2023 (Artemis 2) và năm 2024 (Artemis 3)

Mục tiêu của Chương trình Artemis là đưa người quay trở lại Mặt trăng. Nếu tất cả diễn ra theo đúng kế hoạch, trong sứ mệnh Artemis 3 (dự kiến khởi động vào năm 2024), sẽ có người phụ nữ đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng.

Artemis là chương trình vũ trụ quốc tế, có sự tham gia của NASA, ESA (châu Âu), JAXA (Nhật Bản), CSA (Canada) và ASA (Australia). Mục tiêu chính của sứ mệnh Artemis là chuẩn bị phi hành đoàn lên sống lâu dài trên Mặt trăng.

Việc khởi động nền kinh tế Mặt trăng cũng là giai đoạn chuẩn bị thiết thực trong khai thác các khu vực xa của Hệ Mặt trời, đặc biệt là sao Hỏa.

Chương trình Artemis không chỉ là việc đưa người quay trở lại Mặt trăng. Chẳng hạn, trong khuôn khổ Artemis, một trạm vũ trụ tương tự Trạm Vũ trụ quốc tế ISS sẽ được xây dựng trên quỹ đạo Mặt trăng (gọi là Lunar Gateway). Những module đầu tiên của Lunar Gateway sẽ hình thành sau năm 2026.

Vào năm 2021, sứ mệnh Artemis 1 sẽ khởi động. Đây là cuộc thử nghiệm không có phi hành đoàn đối với tàu vũ trụ Orion – con tàu sẽ đưa người lên Mặt trăng. Sứ mệnh tiếp theo trong khuôn khổ Chương trình – sứ mệnh Artemis 2, sẽ là sứ mệnh có phi hành đoàn.

Tuy nhiên con tàu không đổ bộ xuống Mặt trăng mà chỉ bay trên quỹ đạo. Năm 2024 sẽ là năm đặc biệt đối với Chương trình Artemis, khi sứ mệnh Artemis 3 được khởi động, đưa phi hành đoàn đổ bộ xuống Mặt trăng.

Dragonfly – Trực thăng trên vệ tinh Titan

Những sứ mệnh vũ trụ hấp dẫn - Hình 5

Drone Dragonfly trên Titan.

Dự kiến thời gian khởi động: Tháng 4/2026.

Mục đích của sứ mệnh Dragonfly là đưa thiết bị bay tự động (drone) có cấu trúc giống trực thăng cùng 8 động cơ lên vệ tinh Titan – vệ tinh lớn nhất của sao Thổ.

Drone này hoạt động nhờ năng lượng từ đồng vị phóng xạ. Đây là điều quan trọng, bởi khí quyển dày đặc của Titan không cho nhiều ánh sáng Mặt trời lọt qua, còn ắc quy hóa học có thời gian hoạt động ngắn, trong khi thời gian dự kiến của sứ mệnh trên Titan kéo dài gần 3 năm.

Nhờ khả năng di động cao, drone Dragonfly có thể nghiên cứu nhiều vị trí trên bề mặt vệ tinh sao Thổ, phát hiện các quá trình hóa học có thể hỗ trợ sự hình thành sự sống đơn giản.

Chúng ta không biết bằng cách nào những dạng sống phức tạp hơn (nếu có) có thể tồn tại trong điều kiện nhiệt độ cực đoan (nhiệt độ bề mặt xuống tới – 179 độ C) với các hồ chứa đầy methane lỏng trên Titan.

Tại sao Titan lại được các nhà thiên văn học đặc biệt quan tâm? Ngoài các đặc điểm thú vị về khí quyển, các hợp chất hóa học… Titan còn khá giống với Trái đất thời kỳ non trẻ. Việc nghiên cứu vệ tinh này có thể trả lời một phần câu hỏi: Sự sống đã hình thành như thế nào.

NASA tính dừng chân ở Sao Kim rồi mới 'bật' tới Sao Hỏa

Các nhà khoa học tin rằng lực hấp dẫn của sao Kim có thể được sử dụng như một chiếc 'súng cao su' đẩy con tàu vũ trụ về phía Hành tinh Đỏ, giảm đáng kể thời gian và nhiên liệu.

NASA tính dừng chân ở Sao Kim rồi mới bật tới Sao Hỏa - Hình 1

Sao Kim và sao Hỏa, hai "người láng giềng" của Trái đất.

Theo tờ Daily Mail, các nhà khoa học Mỹ đã đề xuất rằng con đường duy nhất để loài người đặt chân đến sao Hỏa là tới sao Kim trước.

Họ tin rằng lực hấp dẫn của sao Kim có thể được sử dụng như một chiếc "súng cao su" đẩy con tàu vũ trụ về phía Hành tinh Đỏ, nhờ đó giảm đáng kể thời gian và nhiên liệu.

Ngoài ra, việc thực hiện hành trình bay qua hành tinh trung gian cũng cho phép các phi hành gia thám hiểm được hai loại địa hình khác nhau trong cùng một sứ mạng và có thể mang lại gấp đôi những khám phá chỉ với một lần phóng.

NASA tính dừng chân ở Sao Kim rồi mới bật tới Sao Hỏa - Hình 2

Đồ họa mô phỏng sứ mạng đưa phi hành gia thám hiểm bề mặt sao Hỏa. Ảnh: Universetoday

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đang hướng tới mục tiêu thực hiện chuyến bay có người lái đầu tiên tới sao Hỏa trong thập niên 2030, và các quan chức cho biết sứ mạng này có thể được tiến hành sớm vào năm 2035.

Thực ra, đưa con người tới sao Hỏa đã trở thành một mục tiêu từ thập niên 1950, khi kỹ sư hàng không vũ trụ Wember von Braun thực hiện nghiên cứu kỹ thuật chi tiết đầu tiên về một sứ mạng tới hành tinh này.

Và ngày nay, ý tưởng của Braun sẽ sớm trở thành hiện thực khi NASA đang dồn lực cho một cú phóng tới sao Hỏa.

NASA tính dừng chân ở Sao Kim rồi mới bật tới Sao Hỏa - Hình 3

Minh họa sứ mạng Sao Hỏa đi thẳng từ Trái đất (hình phải) và sứ mạng đi qua sao Kim (hình trái).

Các nhà khoa học tại Phòng Thí nghiệm Vật lý Ứng dụng - Đại học Johns Hopkins, Đại học Bang North Carolina (Mỹ) và NASA đang đề xuất một điều chỉnh cho cho hành trình. "Có lý do để hào hứng với cách tiếp cận '2 hành tinh với mức giá 1 ", nghiên cứu của họ khẳng định.

Sử dụng sao Kim làm điểm dừng chân sẽ cung cấp một số lợi ích cho các sứ mạng lên Sao Hỏa. Các phi hành gia có thể sử dụng lực hấp dẫn của hành tinh này như một khẩu súng cao su để đẩy tàu vũ trụ về phía Hành tinh Đỏ, tiết kiệm thời gian trên hành trình dài.

Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng Sao Kim có thể là một điểm đến an toàn nếu có vấn đề phát sinh trong chuyến đi, vì nó ở gần Trái đất hơn và sẽ cho phép họ trở về nhà nhanh hơn.

Với hành trình đi qua hai hành tinh, phi hành đoàn có thể triển khai máy bay không người lái và xe tự hành để khám phá sao Kim, bằng cách sử dụng thiết bị thực tế ảo và cần điều khiển để điều khiển các thiết bị.

NASA tính dừng chân ở Sao Kim rồi mới bật tới Sao Hỏa - Hình 4

Phi hành đoàn có thể triển khai máy bay không người lái và xe tự hành để thám hiểm sao Kim.

Tờ Daily Mail cho biết, bầu khí quyển của sao Kim bao gồm chủ yếu là carbon dioxide, với những đám mây axit sulfuric. Tầng khí quyển dày giữ nhiệt của Mặt trời, dẫn đến nhiệt độ bề mặt hành tinh này cao trên 470C. Tuy vậy, bầu không khí sao Kim có nhiều lớp với nhiệt độ khác nhau. Cách khoảng 50 km trên bề mặt đất là tầng không khí có khoảng nhiệt độ giống như trên bề mặt Trái Đất.

Trong chương trình thám hiểm sao Hỏa, tháng 12/2019, NASA đã giới thiệu xe tự hành Mars 2020, có nhiệm vụ không chỉ tìm kiếm dấu vết của sự sống cổ xưa trên sao Hỏa mà còn mở đường cho sứ mệnh đưa con người tới đây trong tương lai. Theo kế hoạch ban đầu, chiếc xe sẽ rời Trái đất vào tháng 7-2020 tại Mũi Canaveral, bang Florida và đến "hành tinh Đỏ" 7 tháng sau đó, nhưng kế hoạch đã bị đình lại do đại dịch COVID-19.

Xe tự hành Mars 2020 sẽ là chiếc thứ 5 của Mỹ hạ cánh xuống sao Hỏa. Trong số các công cụ trên xe tự hành có 23 máy ảnh, 2 "tai" giúp xe nghe tiếng gió trên sao Hỏa và tia laser để phân tích hóa học.

NASA tính dừng chân ở Sao Kim rồi mới bật tới Sao Hỏa - Hình 5

Mẫu xe tự hành trên sao Hỏa Mars 2020 của NASA. Ảnh: Space.com

Mars 2020 có kích thước bằng một chiếc ôtô, cũng có 6 bánh như "người tiền nhiệm Curiosity" để có thể vượt qua mọi địa hình trên bề mặt sao Hỏa. Sau khi thu thập các mẫu đất đá, nước và không khí, Mars 2020 sẽ niêm phong các mẫu này và để lại trên bề mặt sao Hỏa. Một sứ mạng khác vào năm 2026 của NASA sẽ đưa các mẫu này về lại Trái đất để các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu.

Để tối đa hóa cơ hội tìm ra dấu vết sự sống cổ xưa, Mars 2020 được lên kế hoạch hạ cánh xuống một miệng núi lửa và trước đó từng là một hồ nước rất sâu. Nơi này thuộc về một mạng lưới các dòng sông chảy cách đây 3,5 đến 3,9 tỉ năm trước.

Ngoài nhiệm vụ tìm kiếm dấu hiệu sự sống cổ xưa, Mars 2020 còn mang theo mình một tham vọng lớn hơn là chuẩn bị sẵn sàng cho sứ mệnh của con người trên hành tinh Đỏ.

Dự tính, Mars 2020 sẽ hoạt động ít nhất một năm trên sao Hỏa, tức khoảng 2 năm trên Trái đất. Tuy nhiên, những robot tự hành khám phá sao Hỏa thường xuyên "sống thọ" hơn độ tuổi mà các nhà khoa học dự tính cho chúng. Điển hình là tàu Curiosity, đáp xuống sao Hỏa năm 2012, hiện vẫn đang di chuyển quanh khu vực núi Sharp.

Cuộc đua vào vũ trụ đang ngày càng nóng lên khi Trung Quốc cũng tham gia thách thức sự thống trị không gian của Mỹ. Cùng tháng 12/2019, Trung Quốc đã phóng một trong những tên lửa mạnh nhất thế giới để chuẩn bị cho nhiệm vụ lên sao Hỏa của riêng nước này.

Hôm 24/5 vừa qua, Tập đoàn khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASC) xác nhận trong tháng 7/2020 quốc gia này sẽ phóng thiết bị thám hiểm, bao gồm đưa một robot được điều khiển từ xa, lên bề mặt "hành tinh Đỏ".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Mẹ chồng tới ở lì cả tuần để ép tôi cho em chồng 1 tỷ mua nhà, khi tôi mang tiền đến, biểu hiện của em dâu khiến tôi sửng sốt
08:31:23 02/11/2024
Vợ chỉ ở nhà ôm con và lướt điện thoại, vậy mà trước ngày ra tòa, tôi phát hiện cô ấy có 2 ngôi nhà cho thuê
08:21:51 02/11/2024
Nóng: Nữ thần đẹp nhất Kpop lao đao vì chồng dính vào phốt lừa đảo của bạn trai Park Min Young, ăn chặn hàng chục tỷ
06:33:55 02/11/2024
Sao Việt 2/11: Jennifer Phạm khoe ảnh hồi đăng quang, Puka báo tin sắp làm mẹ
06:38:30 02/11/2024
Đến nhà chị họ chơi, thấy anh chị thu nhập 50 triệu/tháng mà phải xin khất học phí của con, tôi vội về quê ngay lập tức
09:05:25 02/11/2024
Lần đầu tiên trong lịch sử idol Kpop: Nữ thần tượng 13 tuổi rụng răng sữa ngay trên sóng truyền hình
07:07:52 02/11/2024
Chưa từng có trong showbiz: Nam diễn viên hạng A làm sập MXH lớn nhất nước vì 1 câu nói yêu bạn diễn
10:35:43 02/11/2024
Về quê thăm bố chồng thì có mùi hôi xộc vào mũi, tôi đẩy cửa vào phòng thì phát hiện bí mật động trời
11:29:51 02/11/2024

Tin mới nhất

Khoa học giải thích vì sao chúng ta nhìn thấy ma

12:48:23 30/10/2024
Khoa học hiện tại chưa thể chứng minh được sự tồn tại của ma quỷ, nhưng các yếu tố về tinh thần và môi trường thì có thể.

Lần đầu phát hiện hệ ba hố đen

21:42:11 25/10/2024
Các nhà vật lý học lần đầu tiên phát hiện một hệ ba hố đen, và sự tồn tại của chúng thách thức giả thuyết về sự hình thành hố đen đã được biết đến lâu nay.

4 tiểu hành tinh lướt qua trái đất ngày 25.10, gồm 'sát thủ đô thị'

21:35:31 25/10/2024
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo một số tiểu hành tinh sẽ lướt qua trái đất hôm 25.10, trong số 4 tiểu hành tinh xâm nhập quỹ đạo địa cầu trong chưa đầy 12 giờ.

Khám phá mới về quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất 3 tỷ năm trước

16:05:00 25/10/2024
Theo một nhóm nghiên cứu ở Trường đại học Harvard, Mỹ, tác động to lớn của vụ va chạm này đã tạo ra các chất dinh dưỡng giúp tăng cường một số vi khuẩn có lợi cho sự phát triển sự sống trên hành tinh này.

Khoa học tìm ra cách giúp gà nở ra mà không cần vỏ trứng

07:46:23 22/10/2024
Câu hỏi gà có trước hay quả trứng có trước có lẽ chẳng còn quan trọng nữa, vì các nhà khoa học đã tìm ra cách ấp nở thành công trứng gà mà không cần tới vỏ trứng.

Khách sạn 5 sao dưới đáy biển: Ngủ 1 đêm tốn 4 tỷ đồng, xa xỉ nhất thế giới

22:27:06 21/10/2024
Nằm trên chiếc giường êm ái, ngắm những đàn cá bơi lội tung tăng qua lớp kính trong suốt được cho là một trong những trải nghiệm xa xỉ bậc nhất thế giới tại khách sạn tàu ngầm Lover s Deep.

Lần đầu tiết lộ một phần bản đồ vũ trụ chụp từ kính Euclid

14:29:38 20/10/2024
Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) ngày 15.10 công bố phần đầu tiên của bản đồ vũ trụ được chụp từ kính viễn vọng Euclid, quan sát được hàng triệu ngôi sao và thiên hà.

Sắp có công bố khám phá về nền văn minh ngoài trái đất?

10:25:01 19/10/2024
Nhà làm phim người Anh nhận định BLC-1 được xem là đối tượng đáng hứa hẹn nhất vì có vẻ như xuất phát từ một nguồn đơn lẻ.

Trung Quốc tìm ra cấu trúc magma bí ẩn bên dưới Mặt Trăng

06:30:07 18/10/2024
Mẫu vật thu được từ tàu Hằng Nga 6 (Chang e-6) mang đến những hiểu biết quan trọng về hoạt động địa chất diễn ra bên trong Mặt Trăng.

"Cây thần linh" nghìn năm tuổi ở cổng trời được theo dõi đặc biệt

16:43:16 17/10/2024
Ở cổng trời rừng cấm thuộc tỉnh Lâm Đồng có cây thông hai lá cổ thụ nghìn năm tuổi sừng sững vươn lên khỏi tán rừng.

Siêu trăng lớn nhất của năm sắp xuất hiện vào ngày rằm tháng 9 Âm lịch

19:40:27 15/10/2024
Trăng Thợ săn sẽ mọc vào ngày 17/10 và là siêu trăng ở gần Trái Đất nhất trong năm. Thời điểm nào để xem được siêu trăng này rõ nhất và sáng nhất?

Thế giới của những 'con rết' to cỡ ô tô

21:56:55 11/10/2024
Các nhà khoa học cuối cùng đã tái hiện thành công khuôn mặt của sinh vật giống con rết nhưng kích cỡ tương đương chiếc ô tô, thuộc loài chân đốt có kích thước lớn nhất trong lịch sử địa cầu.

Có thể bạn quan tâm

Lộ 11 USB chứa toàn clip nóng của ông trùm Diddy: 8 sao hạng A xuất hiện, có cả trẻ vị thành niên

Sao âu mỹ

13:26:02 02/11/2024
Theo tờ Page Six, mới đây, trên chương trình Banfield của đài NewsNation, Courtney Burgess cho biết Kim Porter đã đưa cho ông 11 chiếc USB vạch trần lối sống thác loạn, bê bối của Diddy.

Vì sao có tin đồn (S)TRONG Trọng Hiếu và Liên Bỉnh Phát yêu nhau?

Sao việt

13:17:45 02/11/2024
Cặp đôi Anh Tài (S)TRONG Trọng Hiếu và Liên Bỉnh Phát trải lòng về những cảm xúc chân thành dành cho đối phương tại The Hidden Show.

Phát ngôn vạch trần bộ mặt giả dối của Han So Hee khi nói về cảnh nóng với bạn trai Jisoo

Sao châu á

13:00:23 02/11/2024
Han So Hee biết sẽ có cảnh nóng với Ahn Bo Hyun, chỉ là không biết trước về khoảng thời gian diễn ra cảnh quay dẫn đến cách diễn đạt gây hiểu lầm.

Sành điệu và cá tính với áo sơ mi cut out

Thời trang

13:00:22 02/11/2024
Với một chiếc áo sơ mi cut out đã đủ ấn tượng, bạn nên lựa chọn phụ kiện đơn giản như đồng hồ, vòng tay thanh mảnh hoặc một chiếc túi xách tối màu để giữ được sự hài hòa.

Lấy ý kiến người chơi xem có tán đồng game NFT không, Blizzard nhận kết quả muối mặt, hủy dự án ngay tắp lự

Mọt game

12:46:32 02/11/2024
Được kỳ vọng rất nhiều về việc sẽ trở thành công nghệ của tương lai, thế nhưng ở thời điểm hiện tại, game NFT vẫn đang nhận phải rất nhiều những cái nhìn tiêu cực, đặc biệt là từ các game thủ truyền thống.

Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 10: Kiên khiến Linh xao động

Phim việt

12:39:10 02/11/2024
Sự quan tâm, cử chỉ và tình cảm Kiên dành cho Linh khá tinh tế nhưng vẫn đủ khiến cô nàng cảm nhận được và trái tim bắt đầu xao động.

3 loại thực phẩm bổ sung hỗ trợ trị mất ngủ

Sức khỏe

12:31:55 02/11/2024
Mất ngủ rất dễ nhận biết nhưng lại khó giải thích, có thể do nhiều yếu tố gây nên. Một cách đơn giản và có thể thực hiện ngay để giúp cải thiện tình trạng mất ngủ là dùng một số loại thực phẩm bổ sung có nguồn gốc thảo dược dễ tìm.

Người cha nhập viện cấp cứu ngay trong đêm sau khi dạy con gái học bài

Netizen

12:13:20 02/11/2024
Ngày 31/10, tờ 163 của Trung Quốc đưa tin, một ông bố ở Nam Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, đã bị ngất xỉu và phải nhập viện sau khi dạy con gái đang học lớp 1 làm bài tập.

Vĩnh Long: Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT mưu trí bắt kẻ cướp giật dây chuyền

Pháp luật

11:47:56 02/11/2024
Các cá nhân được khen thưởng gồm: đồng chí Nguyễn Hoàng Anh và Nguyễn Văn Tài, thành viên tham tham gia bảo vệ ANTT trên địa bàn thị trấn Vũng Liêm và bà Tạ Thanh Lan ngụ ấp Phong Thới (thị trấn Vũng Liêm).

HLV Ruben Amorim tiết lộ lý do gia nhập Manchester United

Sao thể thao

11:41:23 02/11/2024
Quyết định đến Manchester United là cơ hội duy nhất trong đời , HLV Ruben Amorim đã xác nhận trở thành nhà cầm quân mới của Quỷ đỏ, đồng thời cho rằng đây là khoảnh khắc bây giờ hoặc không bao giờ .

Tìm thấy thi thể thiếu niên 14 tuổi nhảy cầu tắm sông bị đuối nước

Tin nổi bật

11:40:29 02/11/2024
Thiếu niên 14 tuổi ở Vĩnh Long nhảy cầu tắm sông cùng nhóm bạn khi triều cường lên cao và bị đuối nước tử vong.