Những sự kiện quốc tế nổi bật tuần qua (20 26/7)
Hy Lạp thoát khỏi nguy cơ mất khả năng trả nợ; cuộc hội đàm lịch sử giữa Ngoại trưởng Mỹ và Cuba là hai sự kiện quốc tế được chú ý nhiều nhất trong tuần qua.
1. IMF tuyên bố Hy Lạp thoát khỏi nguy cơ mất khả năng trả nợ
Ngày 20/7, IMF thông báo Hy Lạp đã thoát khỏi nguy cơ không có khả năng thanh toán nợ sau khi trả khoản nợ 2 tỷ Euro (2,2 tỷ USD) mà Athens lỡ hẹn trước đó.
Trong tuyên bố của mình, người phát ngôn IMF Gerry Rice xác nhận, Hy Lạp đã thanh toán toàn bộ tiền nợ và do đó, quốc gia này “không còn khất nợ IMF”. Quan chức này cũng khẳng định, IMF sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ Hy Lạp nhằm giúp Xứ sở Thần thoại khôi phục đà tăng trưởng và sự ổn định tài chính.
Trước đó, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua khoản cứu trợ ngắn hạn trị giá 7,16 tỷ euro (7,8 tỷ USD) cho Hy Lạp để giúp nước này trả các khoản vay lớn cho các chủ nợ quốc tế vào đầu tuần này. Ngoài khoản nợ 2 tỷ Euro trả cho IMF, Chính phủ Hy Lạp cũng phải thanh toán khoản nợ trị giá 4,2 tỷ Euro cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong ngày 20/7.
Tuy nhiên, khoản cứu trợ trên sẽ không được dành để trả khoản nợ tiếp theo cho ECB vốn sẽ đến hạn thanh toán vào ngày 20/8. Do vậy, Hy Lạp sẽ chỉ có một tháng để tiến hành đàm phán với các chủ nợ về những điều khoản trong gói cứu trợ mới kéo dài 3 năm có tổng trị giá 86 tỷ Euro, mà Eurozone đã đạt được nhất trí trên nguyên tắc trong cuộc họp thượng đỉnh vào tuần trước.
IMF tuyên bố Hy Lạp thoát khỏi nguy cơ mất khả năng trả nợ
Ngày 20/7, IMF thông báo Hy Lạp đã thoát khỏi nguy cơ không có khả năng thanh toán nợ sau khi trả khoản nợ 2 tỷ Euro (2,2 tỷ USD) mà Athens lỡ hẹn trước đó.
2. Hội đàm lịch sử giữa Ngoại trưởng Mỹ và Cuba
Sau lễ thượng cờ Cuba tại Đại sứ quán Cuba ở Washington, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có cuộc tiếp đón và hội đàm với người đồng cấp Cuba Bruno Rodriguez.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Ngoại trưởng Cuba tới Bộ Ngoại giao Mỹ kể từ năm 1958. Phát biểu trong cuộc họp báo chung sau hội đàm, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã gọi ngày 20/7 là một ngày lịch sử và là ngày để phá bỏ các rào cản, thông qua việc khuyến khích đi lại và tự do trao đổi thông tin, cũng như nối lại hoạt động thương mại và tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc thăm thân nhân cho công dân hai nước.
Về phần mình, Ngoại trưởng Cuba Rodriguez nhấn mạnh, hai bên có thể tiến tới sự kiện ngày 20/7 là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Lãnh tụ Cách mạng Cuba Phidel Castro cũng như sự quyết tâm và bền bỉ của người dân Cuba.
Hội đàm lịch sử giữa Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ – Cuba
Sau lễ thượng cờ Cuba tại Đại sứ quán Cuba ở Washington, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có cuộc tiếp đón và hội đàm với người đồng cấp Cuba Bruno Rodriguez.
Video đang HOT
3. Quốc hội Hy Lạp thông qua Dự luật cải cách thứ 2
Quốc hội Hy Lạp vừa thông qua Dự luật cải cách khắc khổ thứ 2 theo yêu cầu của các chủ nợ quốc tế để đổi lấy gói cứu trợ.
Dự luật cải cách này được thông qua sẽ giúp Hy Lạp nối lại các cuộc đàm phán với “bộ ba” chủ nợ là Liên minh châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế về gói cứu trợ thứ 3 dành cho Athens.
Với 230 phiếu ủng hộ, Quốc hội Hy Lạp đã thông qua Dự luật cải cách khắc khổ thứ 2, trong đó yêu cầu Hy Lạp chỉ bảo đảm cho các khoản tiền gửi dưới 100.000 Euro và áp dụng các quy định mới cho hệ thống tư pháp dân sự của đất nước để cắt giảm chi phí. Đây được coi là thắng lợi đối với Thủ tướng Tsipras và giúp Hy Lạp có thể đàm phán với các chủ nợ về gói cứu trợ thứ 3 trị giá 86 tỷ Euro.
Chính phủ Hy Lạp cho biết, nước này muốn ký thỏa thuận cuối cùng về chương trình cứu trợ với các chủ nợ trước ngày 20/8 tới. Ngày 20/8 cũng là thời hạn chót để Hy Lạp phải trả khoản nợ 3,2 tỷ Euro cho Ngân hàng Trung ương châu Âu, sau đó nước này phải trả thêm khoản nợ 1,5 tỷ Euro cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế vào tháng 9/2015.
Quốc hội Hy Lạp thông qua Dự luật cải cách thứ 2
Quốc hội Hy Lạp vừa thông qua Dự luật cải cách khắc khổ thứ 2 theo yêu cầu của các chủ nợ quốc tế để đổi lấy gói cứu trợ.
4. Chính quyền Ukraine và phe ly khai đạt thỏa thuận sơ bộ rút vũ khí
Chính quyền Ukraine và lực lượng ly khai tại miền Đông Ukraine đã đạt một thỏa thuận sơ bộ về mở rộng quy mô rút vũ khí khỏi miền Đông Ukraine, trong đó có cả xe tăng và những hệ thống vũ khí nhỏ hơn.
Thỏa thuận về rút vũ khí hạng nhẹ này đạt được tại cuộc họp của “Nhóm Tiếp xúc” tại Minsk, Belarus. Chủ tịch Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) Ivica Dacic tuyên bố, thỏa thuận này vẫn cần phải được ký kết chính thức; đồng thời hối thúc tất cả các bên “ngừng hoàn toàn việc tấn công và tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn đầy đủ”.
Theo thỏa thuận ngừng bắn đạt được tại Minsk hồi tháng 2, các vũ khí cỡ nòng lớn hơn 100 mm phải được rút đi vào thời điểm này, song chính quyền Kiev và phe ly khai lại đang cáo buộc lẫu nhau về việc tiếp tục dùng đạn pháo hạng nặng và thương vong vẫn xuất hiện gần như hàng ngày.
Chính quyền Ukraine và phe ly khai đạt thỏa thuận sơ bộ rút vũ khí
Thỏa thuận về rút vũ khí hạng nhẹ đạt được giữa chính quyền Ukraine và lực lượng ly khai tại miền Đông Ukraine tại cuộc họp của “Nhóm Tiếp xúc” tại Minsk, Belarus.
5. Sách Trắng quốc phòng Nhật lên án Trung Quốc cải tạo đảo ở Biển Đông
Ngày 21/7, Chính phủ Nhật Bản đã công bố Sách Trắng quốc phòng 2015. Sách Trắng quốc phòng đã nhấn mạnh đến tình hình căng thẳng ở các vùng biển xung quanh Nhật Bản.
Trong Sách Trắng quốc phòng 2015, Chính phủ Nhật Bản khẳng định môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản đang xấu đi, có nhiều vấn đề mới phát sinh và ngày càng trở nên nghiêm trọng. Nhật Bản kịch liệt phản đối hoạt động cải tạo đảo của Trung Quốc trên Biển Đông cũng như việc nước này xây dựng thêm nhiều giàn khoan thăm dò và khai thác dầu khí trên biển Hoa Đông.
Nhật Bản cho rằng, đây là hành vi nguy hiểm có thể dẫn đến những hậu quả không lường trước và yêu cầu Trung Quốc lập tức ngưng các hành động mang tính đơn phương, có mục đích thay đổi nguyên trạng trên biển.
Trong Sách Trắng, Nhật Bản cho biết, ngân sách quốc phòng tài khóa 2015 ở mức 450 tỷ USD, bằng 1% GDP của Nhật Bản. Ngân sách quốc phòng năm 2015 đã tăng 0,8% so với tài khóa trước, trong đó có sự gia tăng của chi phí nhân sự và mua sắm các trang thiết bị quân sự phục vụ tuần tra và chiến đấu trên biển.
Cũng trong Sách Trắng năm nay, Chính phủ Nhật Bản đã nêu nội dung của dự luật an ninh hiện đang được đệ trình lên Quốc hội và cho rằng, dự luật trên là cần thiết nhằm giúp nước này bảo vệ nền hòa bình và đối phó sớm với các nguy cơ an ninh có ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia của Nhật Bản.
Sách Trắng quốc phòng Nhật lên án Trung Quốc cải tạo đảo ở Biển Đông
Ngày 21/7, Chính phủ Nhật Bản đã công bố Sách Trắng quốc phòng 2015. Sách Trắng quốc phòng đã nhấn mạnh đến tình hình căng thẳng ở các vùng biển xung quanh Nhật Bản.
Theo_VTV
Sách trắng quốc phòng Nhật Bản sẽ lên án Trung Quốc ở Biển Đông?
Sách trắng quốc phòng Nhật Bản sắp được công bố sẽ cáo buộc TQ xây dựng căn cứ quân sự trái phép ở Đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa, chủ quyền của Việt Nam.
Trong bài phân tích của tác giả Paul Kallender-Umezu đăng trên trang mạng Defense News, những hành động cải tạo trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ xuất hiện trong Sách trắng quốc phòng Nhật Bản cuối tháng này. Nội dung này được đặt trên các quan ngại thường thấy về chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
Trong vòng 18 tháng qua, Trung Quốc đã bồi đắp trái phép khoảng 800 hécta trên 7 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa, chủ quyền của Việt Nam. Bắc Kinh cũng bị cáo buộc xây dựng trạm radar quân sự tại Đá Chữ Thập. Tất cả những hành động này đã khiến căng thẳng leo thang ở Biển Đông, nơi mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố cái gọi là "chủ quyền không thể tranh cãi".
Nhật Bản hồi đầu tháng này đã thông qua dự luật cho phép Tokyo tham gia vào các hoạt động tự vệ tập thể (CSD) lần đầu tiên kể từ thời hậu chiến. Dự luật được xây dựng dựa trên sách trắng quốc phòng vào năm ngoái, cáo buộc Trung Quốc cố gắng thay đổi hiện trạng trong khu vực bằng vũ lực.
Những bước đi mới nhất của Nhật Bản đã dẫn đến phản ứng từ Bắc Kinh. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cáo buộc Nhật Bản cố gắng "bôi nhọ Trung Quốc nhằm gây ra căng thẳng trong khu vực".
"Hoạt động xây dựng của Trung Quốc không liên quan đến an ninh quốc phòng Nhật Bản. Tokyo cũng không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Rõ ràng Nhật Bản có chủ ý muốn tham gia vào căng thẳng ở Biển Đông", phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia tại Đại học Giao thông Vận Tải Thượng Hải, Zhuang Jianzhong cho biết.
Ông Zhuang Jianzhong nói thêm: "Nhật Bản không có quyền chỉ trích Trung Quốc. Việc Tokyo triển khai tàu chiến đến tuần tra xung quanh Biển Đông đã cho thấy tham vọng của nước này. Lịch sử sẽ chứng minh Trung Quốc không có ý định gây hấn hay đe dọa đến các quốc gia châu Á mà chỉ bảo vệ cái gọi là chủ quyền hợp pháp".
Trong khi đó, ông Robert Dujarric, giám đốc Viện Nghiên cứu châu Á đương đại tại Đại học Temple (Nhật Bản) cho rằng: "Tình hình Biển Đông rõ ràng có ảnh hưởng đến Nhật Bản".
"Nhật Bản dựa vào Mỹ trong vấn đề quốc phòng. Trung Quốc không những gây hấn trên biển Hoa Đông và còn làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông. Đây là vấn đề giữa Mỹ và Trung Quốc nhưng Nhật Bản nằm trong liên minh với Mỹ, do đó Tokyo không thể đứng ngoài".
Tàu khu trục Nhật Bản lớp Takanami và tàu khu trục Mỹ USS McCampbell lớp Areligh Burke.
Cách tiếp cận trực tiếp của Nhật Bản có thể cho thấy sự thay đổi sấu sắc trong nhận thức, thái độ và lập trường của Nhật Bản ở châu Á. "Đã có một sự thay đổi đáng kể giữa lợi ích của Nhật Bản và các hoạt động ở Biển Đông trong những tháng qua", ông Jeff Smith, giám đốc Chương trình An ninh châu Á tại Hội đồng Chính sách Ngoại giao Mỹ cho biết.
Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF) thời gian quan đã có nhiều hoạt động tích cực trong khu vực. SDF sẽ tham gia tập trận cùng Mỹ và Australia lần đầu tiên vào cuối năm nay. Trong khi, Nhật Bản cũng sẽ tham dự các cuộc tập trận hải quân chung cùng Mỹ và Ấn Độ.
Nhật Bản và Philippines cũng đang đàm phán cho phép SDF gửi binh sĩ đồn trú đến căn cứ quân sự ở Philippines. Tokyo cũng đang cân nhắc tham gia tuần tra Biển Đông cùng Mỹ.
Trong lĩnh vực quốc phòng, Nhật Bản đang đàm phán việc bán các tàu ngầm cho Australia cũng như các máy bay lội nước cho Ấn Độ. "Những bước đi này nhấn mạnh rõ rệt sự thay đổi trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản đối với Trung Quốc", ông Smith cho biết.
"Tokyo ít quan tâm đến việc nâng cao quan hệ với Trung Quốc. Thay vào đó, Nhật Bản muốn tập trung phát triển quan hệ chiến lược cùng Mỹ và các quốc gia khác ở Biển Đông".
Tàu khu trục Aegis lớp Kongo của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
Ông Jeff Smith nhận định: "Việc Nhật Bản muốn ngăn cản tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông có thể nhằm hy vọng thu hút thêm sự ủng hộ trong vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nếu như vụ việc được đưa ra toàn án quốc tế".
Học giả Jun Okumura, đến từ Viện nghiên cứu Meiji về các vấn đề toàn cầu nói rằng, hành động của Nhật Bản là một trong những cách tiếp cận "bình thường" kiểu mới. "Việc Nhật Bản tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến Trung Quốc nhưng điều này sẽ không dẫn tới những hệ quả nghiêm trọng", ông Okumura bình luận.
"Nếu như Nhật Bản quyết định đưa những hành động gây hấn của Trung Quốc vào Sách trắng quốc phòng thì đây rõ ràng là một bước tiến về giọng điệu so với những &'quan ngại' về hoạt động quân sự của Trung Quốc trong quá khứ", giáo sư chính trị quốc tế và nghiên cứu Nhật Bản, Christopher Hughes đến từ trường Đại học Warwick (Anh) nhận định.
Theo giáo sư Hughes: "Xét cho cùng, điều này củng cố mối quan tâm của Nhật Bản đối với vấn đề Biển Đông. Lợi ích an ninh của Nhật Bản đã vươn tới Biển Đông và Tokyo có thể sẽ hỗ trợ Mỹ trong việc duy trì hòa bình và tự do hàng hải cũng như nhằm đảo bảo an ninh quốc gia".
Tình hình Biển Đông mới nhất sẽ được báo điện tử Người đưa tin liên tục cập nhật.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Người Hy Lạp hối hả tới ngân hàng sau 3 tuần đóng cửa Ngay sau khi các ngân hàng Hy Lạp mở cửa trở lại trong sáng 20/7 sau 3 tuần "nghỉ lễ", người Hy Lạp đã đổ xô đi rút tiền. Hạn mức mới rút tiền được nâng lên ở mức 300 euro/ngày, nhưng việc chuyển tiền ra nước ngoài vẫn bị kiểm soát. Hãng tin AFP dẫn lời chủ tịch Hiệp hội ngân hàng...