Những sự kiện nổi bật biến Triều Tiên thành tâm điểm năm 2017
Căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên năm nay đạt đến đỉnh điểm và vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un được cho là đã kết thúc năm 2017 tương tự như khi bắt đầu: Tiếp tục thách thức Mỹ và quyết không từ bỏ tham vọng hạt nhân.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thị sát vật thể được cho là đầu đạn hạt nhân. Ảnh: Reuters
Dưới đây là những sự kiện nổi bật nhất biến Triều Tiên thành tâm điểm chú ý trong năm 2017.
Vụ thử tên lửa đầu tiên
Ba tuần sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên thệ, Triều Tiên đã tiến hành vụ thử tên lửa đầu tiên trong năm 2017 của nước này. Tên lửa Triều Tiên đã phóng là Pukguksong-2, một tên lửa đạn đạo tầm xa. Theo truyền thông Triều Tiên, ông Kim Jong-un đã ở bãi phóng, trực tiếp chỉ đạo vụ thử tên lửa này.
Sinh viên Mỹ bị Triều Tiên giam giữ tử vong
Otto Warmbier, một sinh viên 22 tuổi của Đại học Virginia bị Triều Tiên bắt giam được thả vào tháng 6 năm nay sau 17 tháng ngồi tù. Warmbier trước đó bị kết án 15 năm lao động khổ sai vì cố ăn cắp một tấm áp phích tuyên truyền từ một khách sạn ở Bình Nhưỡng.
Động thái thả sinh viên Mỹ của Triều Tiên ban đầu được kỳ vọng là một hành động hòa giải với chính quyền mới của Mỹ. Tuy nhiên, Warmbier lâm vào tình trạng nguy kịch và qua đời sau chưa đầy 1 tuần trở về nước. Chính quyền Mỹ cáo buộc Triều Tiên đã tra tấn Warmbier, dẫn đến cái chết của sinh viên này song Bình Nhưỡng bác bỏ cáo buộc.
Thanh trừng các quan chức cấp cao
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un được cho là đã ra lệnh xử tử ít nhất 5 quan chức chính phủ cấp cao với cáo buộc họ đã làm các báo cáo không chính xác. Kể từ khi lên nắm quyền hồi cuối năm 2011, ông Kim Jong-un được cho là đã tiến hành nhiều đợt thanh trừng các quan chức chính phủ lẫn quân đội để củng cố quyền lực.
Đe dọa tấn công Guam
Chính quyền Kim Jong-un đã đe dọa sẽ phóng tên lửa tấn công đảo Guam, nơi Mỹ đặt các căn cứ không quân và hải quân. Đây được xem là lời đe dọa trực tiếp nhắm vào Mỹ. Tổng thống Donald Trump đã giận dữ tuyên bố sẽ trả đũa Triều Tiên bằng “biển lửa và sự cuồng nộ”. Tuy nhiên, cuối cùng Triều Tiên đã không bắn tên lửa vào lãnh thổ Guam của Mỹ.
Thử thành công bom nhiệt hạch
Video đang HOT
Vào tháng 9 năm nay, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã trực tiếp chỉ đạo Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 6. Đây là một vụ thử bom nhiệt hạch được mô tả là mạnh nhất từ trước đến nay của Triều Tiên. Mặc dù Triều Tiên tuyên bố “vụ thử thành công hoàn hảo và là một bước tiến đầy ý nghĩa để nước này hoàn thành chương trình vũ khí hạt nhân của nước này” nhưng chưa rõ các nhà khoa học Bình Nhưỡng đã làm chủ được công nghệ thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để lắp vào tên lửa đạn đạo liên lục địa hay chưa. Tuy nhiên, chế độ Triều Tiên được cho là đã sở hữu hàng chục quả bom hạt nhân.
Đe dọa bắn máy bay Mỹ
Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho hồi tháng 9 cáo buộc Mỹ đã “tuyên chiến trước” với nước ông và theo đó, Triều Tiên có quyền bắn hạ máy bay quân sự Mỹ bay gần không phận nước này. Mỹ vốn thường xuyên triển khai các máy bay áp sát không phận Triều Tiên để phô trương sức mạnh thời điểm đó khẳng định, sẽ không bị Triều Tiên đe dọa. Lầu Năm góc tuyên bố, các chuyến bay của máy bay Mỹ vẫn sẽ tiếp diễn.
Chế nhạo lẫn nhau
Chính quyền Kim Jong-un đã gọi Tổng thống Trump là “một người yếu đuối” trong cuộc chiến ngôn từ với Mỹ. Đáp trả, ông chủ Nhà Trắng đưa ra hàng loạt những lời phỉ báng bao gồm cả việc chế nhạo nhà lãnh đạo Triều Tiên là “người đàn ông tên lửa nhỏ bé”.
Thủ đô Washington DC nằm trong tầm bắn của tên lửa Triều Tiên
Trong vụ thử tên lửa gần đây nhất của Triều Tiên hồi tháng 11, nước này đã phóng một tên lửa được ước tính có tầm bắn lên tới 13.000 km, đặt thủ đô nước Mỹ là Washington DC vào trong tầm ngắm. Tên lửa này đã bay cao hơn bất cứ tên lửa nào khác mà Triều Tiên đã thử và được xem là bằng chứng cho sự tiến bộ vượt bậc trong công nghệ tên lửa của nước này.
Bắn binh sĩ đào tẩu
Khu vực phi quân sự giữa Triều Tiên và Hàn Quốc được cho là một trong những biên giới được bảo vệ nghiêm ngặt nhất hành tinh. Mọi sự cố tại đây đều có thể dẫn đến nguy cơ chiến tranh, xung đột. Mới tuần này, một binh sĩ Triều Tiên đã liều mình băng qua khu phi quân sự để đào tẩu sang Hàn Quốc.
Quân đội Hàn Quốc đã bắn cảnh cáo nhắm vào binh sĩ Triều Tiên và sau đó tìm kiếm người đào tẩu. Đây là vụ đào tẩu thứ 2 của binh sĩ Triều Tiên trong 2 tháng và là vụ đào tẩu thứ 4 trong năm nay. Ngày 13.11, một binh sĩ Triều Tiên liều mình đào tẩu sang Hàn Quốc đã may mắn sống sót dù bị đồng đội bắn trúng 5 lần.
Theo Danviet
Mỹ sẽ phản ứng thế nào nếu Triều Tiên phóng tiếp tên lửa liên lục địa?
Mỹ có thể cân nhắc tấn công phủ đầu hoặc bắn rơi tên lửa Triều Tiên, hoặc thậm chí "làm ngơ", song mỗi phương án đều có những thách thức và hạn chế riêng.
Vụ thử tên lửa của Triều Tiên qua Nhật Bản hôm 29/8 (Ảnh: Reuters)
Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak Yon ngày 7/9 dự đoán Triều Tiên sẽ phóng tiếp một tên lửa đạn đạo liên lục địa vào ngày mai 9/9 nhân ngày Quốc khánh của nước này.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis trong tuần này cho biết đã trình Tổng thống Donald Trump tất cả các phương án quân sự đối phó với Triều Tiên trong trường hợp cần thiết. Người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng cảnh báo, bất cứ hành động "gây hấn" nào của Triều Tiên nhằm vào Mỹ hay đồng minh của Mỹ cũng sẽ bị đáp trả quân sự quy mô lớn.
Phương án đáp trả phi quân sự của Mỹ nhằm vào Triều Tiên có thể thấy rõ với việc Mỹ đưa ra dự thảo nghị quyết trừng phạt cứng rắn với Triều Tiên. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cũng nói rằng, Washington sẵn sàng đàm phán với Bình Nhưỡng nhưng chỉ khi Triều Tiên sẵn sàng ngừng các vụ thử tên lửa, hạt nhân và dần dần từ bỏ chương trình vũ khí.
Tuy nhiên, một số cố vấn của Tổng thống Trump những ngày gần đây lưu ý rằng, nghị quyết trừng phạt của Liên Hợp Quốc hay các chiến lược đàm phán với Triều Tiên chỉ là giải pháp cho trung hạn. Với một vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa trước mắt liệu Mỹ sẽ đáp trả như thế nào?
Tấn công phủ đầu
Mỹ cảnh báo đáp trả quân sự mạnh mẽ Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân
Tổng thống thống Trump từng nói ông hãnh diện khi ra lệnh không kích vào căn cứ không quân Syria hồi tháng 4. Cuộc không kích diễn ra vào thời điểm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang ở thăm Mỹ, và được coi là thông điệp ngầm về một "lằn ranh đỏ" với Triều Tiên.
Tuy nhiên, không giống Syria, Triều Tiên hoàn toàn có thể đáp trả hành động tấn công phủ đầu của Mỹ bằng việc tấn công các đồng minh của Mỹ trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản.
Việc phá hủy một tên lửa không thấm vào đâu khi Triều Tiên sở hữu một kho tên lửa. Đó là chưa kể đến việc Mỹ phải xem tên lửa đó có thực sự là mối đe dọa không trong khi chưa thể xác định nó nhằm vào đâu.
Tuy nhiên, theo New York Times, giới chức Mỹ có thể đưa ra lý lẽ rằng, truyền thông Triều Tiên đã đăng tải bức ảnh cho thấy nhà lãnh đạo Kim Jong-un bên cạnh bản đồ bắn tên lửa, trong đó có nhằm vào đảo Guam của Mỹ.
Bắn rơi tên lửa
Hàn Quốc tập trận tên lửa hôm 4/9 ngay sau vụ thử hạt nhân của Triều Tiên. (Ảnh: EPA)
Nếu tên lửa Triều Tiên nhằm vào Guam hay vùng biển xung quanh đảo này, thì việc bắn hạ tên lửa cũng có thể là một trong các lựa chọn của Mỹ. Nếu kịch bản xảy ra, các tàu chiến của Mỹ được trang bị các tên lửa Standard, hệ thống phòng thủ thành công nhất của Mỹ, có lẽ sẽ khai hỏa đầu tiên.
Tuy nhiên, để làm được điều này, các tàu chiến phải hoạt động ở đúng vị trí, một số cựu quan chức cấp cao của Mỹ cho biết.
Ngoài ra, Mỹ cũng có thể triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) lắp đặt ở Hàn Quốc.
Nếu tên lửa bay về phía lục địa Mỹ, Mỹ có thể dùng các hệ thống phòng thủ ở Alaska và California. Những hệ thống này từng trải qua các đợt thử nghiệm và bắn rơi mục tiêu giữa hành trình song trong các điều kiện hoàn hảo.
Làm ngơ
Mỹ không bắn hạ tên lửa Triều Tiên phóng qua Nhật Bản hôm 29/8 vì cho rằng đây không phải mối đe dọa. (Ảnh: AFP)
Đây là cách mà Mỹ đang vận dụng hiện nay: Theo dõi đường đi của tên lửa, xác định nhanh chóng liệu đó có phải là mối đe dọa với khu vực dân cư nào không, và để tên lửa tự rơi xuống biển.
Cách phản ứng này được coi là thận trọng nhất và Tổng thống Trump có thể dùng điều đó để gây sức ép với Trung Quốc và Nga ủng hộ các lệnh trừng phạt Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc.
Tuy nhiên, đây cũng không phải là phương án hoàn hảo. Sau những cảnh báo gay gắt, việc làm ngơ như vậy sẽ khiến dư luận cho rằng Tổng thống Trump làm ngơ với chính giới hạn đỏ mà ông đặt ra với Triều Tiên.
Tấn công mạng
Trong thời đại công nghệ, một lựa chọn khác mà Mỹ có thể cân nhắc đó là triển khai các chiến dịch tấn công mạng. Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama năm 2014 từng ra lệnh tăng cường các cuộc tấn công mạng nhằm ngăn chặn các vụ thử tên lửa của Triều Tiên.
Tuy nhiên, từ lâu, một câu hỏi được đặt ra là chiến dịch này có thực sự hiệu quả với Triều Tiên. Một cựu kỹ sư chuyên về an ninh mạng của Mỹ nhận định, Triều Tiên là mục tiêu "khó nhằn" nhất với họ.
Minh Phương
Theo NYTimes
Kim Jong-un có đầu đạn hạt nhân diệt căn cứ Mỹ ở Guam năm tới? Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ có khả năng tiêu diệt các căn cứ không quân và hải quân của Mỹ ở Guam vào năm 2017 sau khi sở hữu đầu đạn hạt nhân có khả năng tấn công lục địa Mỹ trong vòng một năm tới, The Sun dẫn cảnh báo của các chuyên gia an ninh hàng đầu. Ảnh...