Những sự hy sinh đầy xúc động trong các phim siêu anh hùng
Steve Trevor là anh hùng mới nhất hy sinh thân mình cho những cuộc chiến không hồi kết trong vũ trụ siêu anh hùng của Hollywood.
Steve Trevor (Wonder Woman): Cuối phim, nhân vật Steve Trevor đã hy sinh mạng sống của mình để cứu lấy hàng ngàn người vô tội. Điều này đã để lại cho khán giả nhiều tiếc nuối. Nhiều người cho rằng nhân vật của tài tử Chris Pine sẽ sống dậy trong phần hai và thậm chí là sẽ có con cùng với Diana.
Yondu (Guardians Of The Galaxy Vol 2): Trước khi bộ phim này được phát hành, nhà sản xuất tiết lộ rằng tài tử Michael Rooker sẽ có mặt trong Avengers: Infinity War. Vì vậy, ở cuối phim, cái chết của Yondu khiến nhiều khán giả bất ngờ. Đó cũng được xem là khoảnh khắc xúc động nhất của phần hai. Đặc biệt khi ca khúc Father And Son của Cat Stevens vang lên trong đám tang của Yondu cùng với những giọt nước mắt của “con trai” Peter Quill, mọi cảm xúc gần như vỡ oà.
Groot (Guardians of the Galaxy): Nếu như bé Groot ở phần hai đã “hạ gục” khán giả với tạo hình dễ thương, hồn nhiên thì ở phần một, Groot là một anh hùng đích thực. Anh đã hy sinh thân mình để che chắn cho nhóm của mình khi tàu Dark Aster va chạm mặt đất trên hành tinh Xandar. Cũng vì thế, sau đó, Groot chỉ còn lại một nhánh cây và phải lớn lên lại từ đầu, mất hết ký ức, chỉ có thể nói một câu rằng: “Tôi là Groot”.
Superman (Batman v Superman: Dawn Of Justice): Mặc dù ai cũng biết rằng Superman sẽ không thể chết đi vì khả năng tự hồi phục vết thương thần tốc của mình nhưng khi anh, một vị thần nằm xuống sau khi hy sinh bản thân cho để ngừng cuộc chiến cũng đủ làm khán giả xúc động. Thậm chí “Cái chết của Superman” còn được xem là một trong những sự kiện đáng nhớ nhất trong lịch sử truyện tranh của DC.
Loki (Thor: The Dark World): Trong phần hai của phim về Thần Sấm Thor, gã em trai phản diện Loki đã có sự hối hận và cố gắng giúp Thor hạ Dark Elves, trả thù cho cái chết của Frigga. Và khi cứu anh trai, Loki đã chấp nhận hy sinh tính mạng của mình. Phim đã có một kết thúc đầy ý nghĩa, tạo nhiều cảm xúc cho khán giả. Mặc dù vậy, ở các phần phim tiếp theo của Marvel, Loki đã sống dậy và tiếp tục đứng về phe đối đầu với anh trai.
Video đang HOT
Jean Grey (X-Men: The Last Stand): Việc Jean Grey sẽ được hồi sinh và trở thành nhân vật chính trong Dark Phoenix cũng không làm khán giả quên đi sự hy sinh vĩ đại và của cô trong X-Men: The Last Stand. Cô đã cố gắng kiểm soát sự tà ác bên trong sức mạnh phi thường của mình và cuối cùng bị giết bởi chính người thương là Wolverine.
Dr Octavius (Spider-Man 3): Sau khi bại trận dưới tay Spiderman và bị thuyết phục hãy từ bỏ giấc mơ điên rồ để làm những điều tốt hơn. Octavius cuối cùng cũng chế ngự được các xúc tua và nhấn chìm lò phản ứng nhiệt thạch cùng bản thân xuống dòng sông Hudson. Đây được xem là một trong những cái chết của kẻ phản diện mà để lại nhiều trăn trở và cảm xúc cho khán giả nhất.
Quicksilver (Avengers: Age Of Ultron): Không phải ai cũng sống sót sau cuộc tấn công của Ultron và binh đoàn robot của hắn. Mặc dù đây là lần đầu tiên xuất hiện trong “Vũ trụ điện ảnh Marvel”, Quicksilver (Aaron Taylor-Johnson) đã phải chịu hy sinh thân mình để cứu Hawkeye tránh khỏi làn đạn của Ultron. Giám đốc Marvel Studios là Kevin Feige cũng đã chính thức xác nhận Marvel không hề có ý định đưa Quicksilver trở lại trong tương lai gần.
Yinsen (IronMan): Yinsen là người đã giúp Tony Stark tạo nên bộ áo giáp Iron Man đầu tiên trong một cái hầm dưới lòng đất. Dù chỉ lần đầu gặp Iron Man, nhà khoa học này đã chấp nhận hy sinh tính mạng, giúp anh trốn thoát. Cái chết của Yinsen được xem là sự hy sinh trong sáng nhất vũ trụ Marvel vì Yinsen hay bất kỳ người thân nào của anh cũng không hề được lợi gì sau khi cứu Tony Stark.
Jonathan Kent (Man Of Steel): Cha nuôi của Superman chấp nhận để lốc xoáy cuốn đi vì không muốn con trai bị lộ thân phận. Khi Supeman đang có ý định bay ra để cứu ông thì ông đã đưa tay ngăn lại. Sự hy sinh của Jonathan từng khiến nhiều fan bất bình và cho rằng ông không cần phải làm như vậy thì Superman sinh ra vốn dĩ để là người giải cứu nhân loại.
Theo Zing
Những bộ phim làm 'xấu mặt' hãng Marvel
Ngoài phim do Marvel sản xuất, nhiều tác phẩm chuyển thể dở tệ từ truyện tranh do các hãng khác sản xuất cũng khiến khán giả mất lòng tin và thất vọng về vũ trụ điện ảnh của hãng.
Amazing Spider-Man 2: Rise of Electro (2014): Nhân vật Spiderman là một trong những siêu anh hùng mang tính biểu tượng của Marvel Comics. Phim do đạo diễn Marc Webb chỉ đạo và được đồng sản xuất bởi Columbia Pictures và Marvel Entertainment. Bộ phim thứ năm về Người Nhện có doanh thu thấp kỷ lục và cũng là phần bị chê bai nhiều nhất. Nội dung phim thiếu hấp dẫn, không làm khán giả tò mò và kết thúc cũng không mấy bất ngờ. Cốt truyện đã dành quá nhiều thời gian để tạo tiền đề cho những tình tiết cho các phim sau khiến người xem khó chịu. Sau thất bại ê chề, loạt phim này đã bị khai tử trước khi ra mắt phần phim mới có tên Spider-Man: Homecoming (2017).
Thor: The Dark World (2013): Tuy phần phim Thor đầu tiên không phải là cú hit lớn nhất của Marvel vào thời điểm đó nhưng phim vẫn làm hài lòng được lượng fan lớn nhờ tài chỉ đạo của Kenneth Branagh. Sau đó với sự thành công của The Avengers và tất nhiên cả Thor và Loki đều rất được yêu mến. Điều này đã tạo rất nhiều áp lực cho Marvel để phát hành phần phim tiếp theo có thể tiếp tục chinh phục khán giả. Thật không may, vào thời điểm huy hoàng, Marvel đã không dám mạo hiểm. Studio đã áp vào phim một công thức qúa cũ, điều vẫn đảm bảo doanh số bán vé và không có nhiều rủi ro. Đạo diễn Alan Taylor đã bị giới hạn khá nhiều trong sự sáng tạo. Kết quả là một phần phim Thor hoàn chỉnh nhưng chẳng để lại chút ấn tượng nào.
Fantastic Four (2005): Trước khi vũ trụ điện ảnh của Marvel đuợc mở ra, đã có rất nhiều bộ phim siêu anh hùng chuyển thể từ truyện tranh cùng tên của Marvel. Đạo diễn của phim là Tim Story và được phát hành bởi hãng 20th Century Fox. Mặc dù đạt được doanh thu khả quan nhưng bộ phim vẫn bị các nhà phê bình chỉ trích vì cốt truyện thiếu tính độc đáo. Tuy vậy, nó vẫn có một phần tiếp theo mang tên Fantastic Four: Rise of the Silver Surfer, được phát hành vào năm 2007.
Fantastic Four (2015) : 10 năm sau phần phim đầu, hãng 20th Century Fox đã mạo hiểm tái khởi động lại thương hiệu này và đã có nhiều cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên bộ phim vẫn không đáp ứng mong muốn của fan. Sự cường điệu của phim vẫn còn rất lớn, nhiều người đánh giá phim đã chuyển thể từ truyện tranh một cách quá "khô khan, cứng nhắc".
Ghost Rider (2007): Khi phim ra mắt, danh tiếng của tài tử Nicholas Cage cũng bị lao đao vì vai diễn Johnny Blaze quá nhạt và thiếu dấu ấn. Mặc dù thất bại từ phần đầu tiên nhưng phim vẫn ra mắt phần hai và nhận không ít "gạch đá". Sau đó, cũng không còn nhà sản xuất nào "đả động" đến nhân vật siêu anh hùng này.
Incredible Hulk (2008): Trước khi trở thành siêu anh hùng đuợc hâm mộ với phiên bản của Mark Ruffalo trong Avengers, bộ phim về Hulk (Bruce Banner) với sự hoá thân của Edward Norton lại không được công chúng đón nhận. Dù là một phiên bản chuyển thể được xem là hoàn hảo từ truyện tranh nhưng đáng tiếc nó lại không để lại nhiều dấu ấn cho người xem. Cốt truyện lờ mờ và phức tạp quá mức cần thiết cũng là khuyết điểm của phim. Bên cạnh đó, sau năm 2000 là thời đại của kỹ xảo điện ảnh CGI nhưng bộ phim vẫn giống như một trò chơi điện tử.
Spider-Man 3 (2007): Hai phần phim Spider-Man đầu tiên được đánh giá rất cao, là điểm sáng của điện ảnh lúc ấy. Thậm chí Spider-Man 2 được xem là ví dụ hiếm hoi của phần tiếp theo tốt hơn phần một. Tuy nhiên, nó không thể duy trì danh tiếng của thương hiệu và tạo ra bộ ba phim hoàn hảo khi Spider-Man 3 hoàn toàn gây thất vọng. Thậm chí phim còn bị xem là "vết nhơ" nặng nề nhất trong lịch sử chuyển thể truyện tranh.
Daredevil (2003): Dù có sự tham gia của hai ngôi sao nổi tiếng là Ben Affleck và Jennifer Garner nhưng bộ phim vẫn bị chê thảm hại với lối cường điệu khó hiểu. Có quá nhiều nhân vật và tình tiết phụ trong phim. Hãng 20 Century Fox đã nhanh chóng khai tử thương hiệu này vì hoàn toàn không được lòng các fan điện ảnh.
Blade Trinity (2004): Trong thời điểm mà loạt phim X-Men là khởi đầu cho sự bùng nổ về dòng siêu anh hùng hiện đại, một số bộ phim chuyển thể từ truyện tranh Marvel cũng đã xuất hiện. Đáng chú ý nhất trong số đó là Blade Trinity cùng những câu chuyện đen tối, bạo lực về một thợ săn ma cà rồng do Wesley Snipes đóng. Phim còn có sự tham gia của Deadpool - Ryan Reynolds. Sau khi ra mắt ba phần, loạt phim này cũng đành ngậm ngùi "đóng cửa", nhường chỗ cho những thương hiệu siêu anh hùng mới.
X-Men: Apocalypse (2016): Bộ phim là phần tiếp theo của X-Men: Days of Future Past và là phần thứ 9 trong loạt phim về X-Men được chỉ đạo bởi đạo diễn Bryan Singer. Phim do 20th Century Fox sản xuất chính kết hợp với Marvel Entertainment. Không thể phủ nhận suốt 17 năm qua, loạt phim dị nhân có nhiều bước thăng trầm. Nếu khán giả hụt hẫng với X-men: The Last Stand và X-Men Origins: Wolverine gây thất vọng, thì sau thành công của X-Men: First Class và X-Men: Days of Future Past, người hâm mộ đặt nhiều kỳ vọng cho phần phim mới. Tuy nhiên, nội dung của Days of Future Past lại quá nhạt và đối lập với những chi tiết trước đó.
Theo Zing
"Beauty and the Beast" đè bẹp "5 anh em siêu nhân" trên mặt trận phòng vé Dù đã ra rạp một tuần, nhưng quái vật của "Beauty and the Beast" vẫn thu về gấp đôi doanh thu của tân binh 5 anh em siêu nhân "Power Rangers". Top Box Office: Quái vật "đè bẹp" 5 Anh Em Siêu Nhân trên mặt trận phòng vé Beauty and the Beast : 88.3 triệu đô la ~ 1,825 nghìn tỉ VNĐ Power...