Những sự cố rơi bánh máy bay trên thế giới
Máy bay rơi mất bánh trong lúc cất cánh/hạ cánh không phải là hiện tượng hiếm gặp trong ngành hàng không thế giới.
Dưới đây là một số sự cố như vậy trong vòng hơn một năm qua:
Một chiếc máy bay của hãng hàng không Mỹ US Airways đã bị rụng mất một bánh trong khi chạy trên đường băng để chuẩn bị cất cánh tại sân bay Quốc tế Charlotte Douglas vào trưa ngày 17/4/2013.
Chiếc máy bay mang số hiệu Flight 1992 đi Providence, Đảo Rhode đã buộc phải ngừng hoạt động khẩn cấp ngay khi phi hành đoàn phát hiện ra sự cố.
Các nhà chức trách đã giúp hành khách rời khỏi máy bay và đưa họ trở lại cửa đón khách. Đội bảo dưỡng đã thay lốp mới cho chiếc phi cơ.
Đây là báo cáo thứ hai trong vòng ba ngày về sự cố rơi bánh xe đối với các máy bay của US Airways tại sân bay Charlotte.
Trước đó, hai bánh trước của một máy bay US Airways đã bị rơi trên đường băng khi một chiếc phi cơ khác mang số hiệu Flight 2658 khởi hành từ bờ biển Myrtle đang hạ cánh.
2.
Chiếc Boeing 737-700 mang số hiệu 345 của hãng hàng không Southwest Airlines đã hạ cánh xuống sân bay LaGuardia, New York (Mỹ) vào 5h40 chiều ngày 22/7/2013. Các nhân chứng cho biết chiếc phi cơ đã bị sập càng mũi trong lúc hạ cánh.
Có 150 người trên chuyến bay, trong đó có 5 hành khách và 3 thành viên phi hành đoàn được báo cáo là bị thương khi sự cố xảy ra.
3.
Video đang HOT
Một máy bay của hãng hàng không Liat Airline, Antigua, khởi hành từ sân bay quốc tế Cheddi Jagan đã phải hạ cánh khẩn cấp tại Barbados vào ngày 26/8.
Được biết, một hành khách đã nhấn chuông báo động sau khi nhìn ra ngoài cửa sổ và phát hiện bánh xe đang rơi ra khỏi chiếc máy bay đang trên đường tới St Vincent.
Ngay sau khi sự cố xảy ra, các nhân viên cứu hộ có mặt tại sân bay Cheddi Jagan đã tìm kiếm xung quanh chiếc phi cơ nhưng không thể tìm lại chiếc bánh bị rụng.
4.
Một máy bay chở 80 người đã hạ cánh an toàn mặc dù mất một bánh xe sau khi chạm xuống đường băng tại Vienna.
Hãng hàng không Australia Airlines cho biết chiếc Bombardier đã mất một trong hai bánh ở bên phải trong lúc hạ cánh vào trưa 5/11/2012.
Rất may, không ai trong 76 hành khách và 4 thành viên phi hành đoàn bị thương.
Lịch hạ cánh tại sân bay Vienna đã bị trì hoãn cho tới khi chiếc phi cơ gặp nạn được kéo ra khỏi đường băng.
5.
53 người trên một chiếc máy bay mang số hiệu AI-9760 của hãng hàng không Air India đã thoát nạn một cách kỳ diệu vào hôm 10/6/2012 nhờ tài hạ cánh khéo léo của nữ phi công.
Được biết, chiếc ATR đi Guwahati đã bị mất một bánh trước trong khi cất cánh tại sân bay Kumbhirgram ở Silchar, Ấn Độ.
Cơ trưởng Urmila Yadav đã điều khiển máy bay bay lòng vòng trên sân bay Quốc tế Lokapriya Gopinath Bardoloi trong vòng một giờ và yêu cầu các thành viên phi hành đoàn bỏ bớt đồ trong buồng lái ra phía sau để thuận tiện cho việc hạ cánh.
Nhờ vậy, 48 hành khách và 5 thành viên phi hành đoàn đã được an toàn.
Theo VNN
Khám phá 9 vụ tai nạn máy bay bí ẩn trên thế giới (2)
Trong khi chúng ta đang cố gắng rút ra bài học từ các vụ tai nạn cũng như hoàn thiện các trang thiết bị, máy móc nhằm nâng cao độ an toàn, thì vẫn còn có những vụ tai nạn hàng không khiến giới chức nhức đầu vì không thể tìm ra nguyên nhân vụ việc.
Chuyên cơ Flying Tiger 739
Vào năm 1962, chuyến chuyên cơ vận tải quân sự mang tên Flying Tiger 739 chở hàng hóa và các quân nhân từ California tới Sài Gòn, Việt Nam. Sau khi dừng để tiếp nhiên liệu tại căn cứ không quân ở đảo Guam, chiếc phi cơ Super Constellation L-1049 cất cánh và mất tích ở vùng biển Philipine sau đó. Máy bay bị mất tích trong điều kiện thời tiết hoàn toàn bình thường, không có cuộc gọi khẩn cấp nào được ghi nhận. Sau nỗ lực tìm kiếm không thành của 4 quân binh chủng, 107 người trong phi hành đoàn xem như đã thiệt mạng. Chiếc máy bay không bao giờ được tìm thấy.
Bởi không tìm thấy một bằng chứng nào, các nhà điều tra không thể kết luận nguyên nhân tai nạn của chuyến bay 739. Các giả thiết và dự đoán được đưa ra tràn lan. Nhân chứng chứng thực rằng họ nhìn thấy vệt khói dài và ánh sáng lóe lên ở nơi được cho là vị trí xảy ra tai nạn.
Chuyến bay 427 của hãng hàng không USAir
132 hành khách trên chuyến bay USAir Flight 427 đang trên hành trình từ Chicago đến Pittsburgh. Đáng buồn thay, chỉ 10 phút trước khi hạ cánh, máy bay xảy ra sự cố bất thường và rơi xuống mặt đất với vận tốc khoảng 500km/h. Toàn bộ 132 người trong phi hành đoàn và hành khách đã thiệt mạng. Đó là vụ tai nạn đẫm máu nhất trong lịch sử nước Mỹ đến nỗi nhưng cựu binh chai sạn trong chiến tranh cũng phải rùng mình khi chứng kiến hiện trường.
Thông thường, các nhà điều tra có thể xác định nguyên nhân vụ tai nạn trong một hoặc hai tuần, tuy nhiên vụ việc này mất đến 4 năm đề xác định sự cố dẫn đến thảm họa. Các chuyên gia nghiên cứu mọi giả thiết có thể và xác định rằng sự cố trong hệ thống lái đã khiến các phi công mất kiểm soát.
Trong khi bí ẩn đang được tháo gỡ, một câu hỏi được đặt ra là liệu USAir có phát hiện ra sự cố trong hệ thống lái của các máy bay Boeing 737. Các vụ tai nạn tương tự trong những năm 90 chỉ ra rằng USAir đã có thể ngăn chặn thảm họa của chuyến bay 427 nếu họ điều tra các vụ tai nạn trong quá khứ một cách triệt để. Nhiều nhân thân của người bị nạn đã kiện hãng hàng không USAir và tập đoàn Boeing. Hai hãng này đã đền bù thiệt hại cho gia đình những người bị nạn 50 triệu đô-la mà không cần đến sự can thiệp của tòa án.
Chuyến bay số 800 của hãng TWA
Vào năm 1996, chuyến bay TWA 800 phát nổ và rơi chỉ 12 phút sau khi cất cánh từ sân bay John F. Kennedy lấy đi sinh mạng của 230 người. Sau 4 năm điều tra, cục an toàn vận tải quốc gia kết luận hỏng hóc trong hệ thống điện gây tia lửa làm cháy nhiên liệu là nguyên dân dẫn đến thảm họa. Tuy nhiên, giải thích đó mâu thuẫn với hàng trăm nhân chứng của FBI, bởi họ đã tận mắt trông thấy vệt sáng phía sau máy bay, khiến chiếc phi cơ bùng cháy như quả cầu lửa. Những báo cáo này khiến nhiều người cho rằng máy bay thực chất đã bị tên lửa bắn hạ.
Vậy ai đã bắn rơi một chiếc máy bay dân sự? Một trong những giả thiết thuyết phục nhất đó là quân đội Hoa Kỳ đã bắn nhầm trong cuộc diễn tập Hải quân thường kì diễn ra tại khu vực đảo Long Island. Ngoài ra, còn một số điều bất thường xung quanh vu việc, trong đó có dư lượng thuốc nổ còn sót lại trên máy bay chứng tỏ rằng FBI đã làm giả bằng chứng, thay đổi thông tin trên rada trước khi công bố rộng rãi trước công chúng.
Chuyến bay số 447 của hãng hàng không Air France
Năm 2009, chuyến bay số 447 của hãng hàng không Air France bất ngờ bị rơi và lao xuống Đại Tây Dương, vĩnh viễn mang theo 228 sinh mạng vào đáy biển. Không có tín hiệu cấp cứu nào được ghi nhận, cũng không ai biết máy bay gặp nạn cho tới một tiếng sau, khi cơ quan kiểm soát không lưu không thể liên lạc với phi công. Chiếc phi cơ "tự lái" này là một trong những máy bay an toàn nhất lịch sử hàng không, dường như không có lí do gì khiến nó có thể biến mất.
Rất khó để xác định nguyên nhân vụ tai nạn, mảnh vỡ vương vãi khắp mặt biển. Cuộc tìm kiếm dường như vô vọng khi các hộp đen của máy bay không thể tìm thấy sau 30 ngày, bởi khi đó bộ định vị trong các hộp đen sẽ ngưng truyền tín hiệu. Tuy vậy, cơ quan chức năng Pháp vẫn tiếp tục cuộc tìm kiếm. Đến năm 2011, một đội cứu hộ tư nhân đã được thuê để thực hiện nhiệm vụ, họ đã xác định vị trí các mảnh vỡ của máy bay chỉ trong một tuần. Hải quân Pháp đã khôi phục toàn bộ dữ liệu trong các hộp đen máy bay và tìm thấy thi thể của hơn 100 nạn nhân.
Kết luận điều tra cho thấy sai sót của phi công sau khi ngắt hệ thống "tự lái" đã dẫn đến thảm kịch. Mặc dù bí ẩn đã được làm sáng tỏ, nhiều người vẫn đặt ra nghi vấn tại sao những phi công dày dạn kinh nghiệm (3 người trên buồng lái máy bay) lại có thể mất kiểm soát máy bay trong tình huống thông thường đến vậy.
Chuyến bay số 7 của hãng hàng không Pan Am
Ngày 8-11-1957, chuyến bay số 7 của hãng hàng không Pan Am chỉ vừa mới bắt đầu chuyến hành trình vòng quanh thế giới thì không may lao xuống biển lấy đi sinh mạng của 44 người. Các mảnh vỡ đã được tìm thấy một tuần sau đó, khi tàu sân bay của hải quân Mỹ phát hiện các xác chết trôi dạt ở vùng Đông Bắc đảo Honolulu.
Nhà chức trách không thể xác định nguyên nhân vụ tại nạn, tuy nhiên có vài điều đáng ngờ trong vụ việc này. Thứ nhất, không một cuộc gọi cứu trợ nào được thực hiện thành công, các mảnh vụn nằm ở rất xa đường bay. Đáng nghi ngại nhất, báo cáo về kiểm tra độc tố cho thấy chất độc Cacbon Mônôxít được tìm thấy trong cơ thể của các nạn nhân xấu số.
Hơn 50 năm sau, người ta vẫn truy tìm câu trả lời cho bí ẩn này. Một vài giả thiết cho rằng vụ tai nạn liên quan đến việc thù oán cá nhân của các thành viên trong phi hành đoàn, một vài ý kiến khác cho rằng vụ tai nạn là âm mưu thu lợi từ tiền bảo hiểm hoặc sự cố từ động cơ.
Theo ANTD
Phi cơ Nga đối đầu "Thiên lôi" II: Su-30SM Trổ tài "đội mưa" đối mặt với "Thiên lôi" tại MAKS-2013, ngoài PAK FA còn có Su-30MS với khả năng nhào lộn siêu việt. Máy bay chiến đấu Su-30SM Su-30SM là biến thể là máy bay tiêm kích đa năng của Su-30MKI Tuy nhiên, Su-30SM được chế tạo dành riêng cho quân đội Nga. Vào tháng 3/2012, Bộ Quốc phòng Nga đã ký...